Trung Quốc cắt đứt liên lạc với Đài Loan
Diễn biến mới nhất cho thấy căng thẳng gia tăng trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển
Chính phủ Trung Quốc cuối tuần vừa rồi tuyên bố đã cắt đứt cơ chế liên lạc với Đài Loan do chính quyền mới của vùng lãnh thổ này không chịu công nhận quy tắc “một Trung Quốc”. Theo hãng tin Reuters, đây được xem là diễn biến mới nhất cho thấy căng thẳng gia tăng trong mối quan hệ giữa hai bờ eo biển.
Vốn xem Đài Loan là một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh đặc biệt hoài nghi về nhà lãnh đạo mới của Đài Loan Thái Anh Văn, người mới nhậm chức hồi tháng trước. Trung Quốc đại lục nghi ngờ bà Thái sẽ tìm cách giành độc lập chính thức cho Đài Loan.
Khi nhậm chức, bà Thái tuyên bố bà muốn giữ nguyên trạng với Trung Quốc đại lục và cam kết duy trì hòa bình giữa hai bờ eo biển. Tuy nhiên, Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) mà bà Thái đứng đầu là một chính đảng ủng hộ Đài Loan độc lập.
Trung Quốc đòi hỏi nhà lãnh đạo mới của Đài Loan phải công nhận “sự đồng thuận 1992” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đạt được với Quốc dân Đảng vào năm đó, khi Quốc dân Đảng còn nắm quyền ở Đài Loan. Theo sự đồng thuận này, hai bên nhất trí chỉ có một Trung Quốc, nhưng mỗi bên lại có một cách diễn giải khác nhau về ý nghĩa của nguyên tắc này.
Trong một tuyên bố ngắn gọn được Tân Hoa Xã đăng tải, Văn phòng Phụ trách quan hệ với Đài Loan của Trung Quốc đại lục nói từ ngày 20/5, khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền ở Đài Loan, phía Đài Loan đã không có sự xác nhận về sự đồng thuận trên.
“Do phía Đài Loan không thừa nhận sự đồng thuận 1992, cơ sở chính trị chung thể hiện nguyên tắc một Trung Quốc, nên sự liên lạc và cơ chế liên lạc giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã bị dừng”, phát ngôn viên An Fengshan của Văn phòng Phụ trách quan hệ với Đài Loan cho biết.
Thông báo này của phía Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Đài Bắc có phản ứng giận dữ trước việc Campuchia trục xuất sang Trung Quốc 25 người Đài Loan bị truy nã do cáo buộc lừa đảo, bất chấp những nỗ lực của giới chức Đài Loan nhằm đưa những người này về Đài Loan.
Trước đây, Đài Bắc cũng từng cáo buộc Bắc Kinh “bắt cóc” người khi các quốc gia khác như Kenya và Malaysia trục xuất người Đài Loan sang Trung Quốc, cũng trong các vụ án có cáo buộc lừa đảo.
Hội đồng Phụ trách quan hệ với Trung Quốc đại lục của Đài Loan hôm thứ Sáu cho biết đã bày tỏ mối lo ngại với phía đại lục về vụ việc ở Campuchia thông qua cơ chế liên lạc giữa hai bờ eo biển.
Trong một tuyên bố ra ngày thứ Bảy, cơ quan này nói cả Đài Loan và Trung Quốc đại lục cùng có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định. Chính quyền Đài Loan “sẽ tiếp tục để ngỏ cánh cửa liên lạc và đối thoại”, tuyên bố có đoạn viết.
Cơ chế liên lạc thường xuyên giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã phát triển nhanh chóng khi mối quan hệ giữa hai bên ấm lên dưới thời nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, người nhậm chức vào năm 2008 và ký kết một loạt thỏa thuận thương mại và du lịch quan trọng với đại lục.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hiện đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị nhà lãnh đạo Đài Loan, tới thăm Panama và Paraguay, hai quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc.
Vốn xem Đài Loan là một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh đặc biệt hoài nghi về nhà lãnh đạo mới của Đài Loan Thái Anh Văn, người mới nhậm chức hồi tháng trước. Trung Quốc đại lục nghi ngờ bà Thái sẽ tìm cách giành độc lập chính thức cho Đài Loan.
Khi nhậm chức, bà Thái tuyên bố bà muốn giữ nguyên trạng với Trung Quốc đại lục và cam kết duy trì hòa bình giữa hai bờ eo biển. Tuy nhiên, Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) mà bà Thái đứng đầu là một chính đảng ủng hộ Đài Loan độc lập.
Trung Quốc đòi hỏi nhà lãnh đạo mới của Đài Loan phải công nhận “sự đồng thuận 1992” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đạt được với Quốc dân Đảng vào năm đó, khi Quốc dân Đảng còn nắm quyền ở Đài Loan. Theo sự đồng thuận này, hai bên nhất trí chỉ có một Trung Quốc, nhưng mỗi bên lại có một cách diễn giải khác nhau về ý nghĩa của nguyên tắc này.
Trong một tuyên bố ngắn gọn được Tân Hoa Xã đăng tải, Văn phòng Phụ trách quan hệ với Đài Loan của Trung Quốc đại lục nói từ ngày 20/5, khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền ở Đài Loan, phía Đài Loan đã không có sự xác nhận về sự đồng thuận trên.
“Do phía Đài Loan không thừa nhận sự đồng thuận 1992, cơ sở chính trị chung thể hiện nguyên tắc một Trung Quốc, nên sự liên lạc và cơ chế liên lạc giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã bị dừng”, phát ngôn viên An Fengshan của Văn phòng Phụ trách quan hệ với Đài Loan cho biết.
Thông báo này của phía Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Đài Bắc có phản ứng giận dữ trước việc Campuchia trục xuất sang Trung Quốc 25 người Đài Loan bị truy nã do cáo buộc lừa đảo, bất chấp những nỗ lực của giới chức Đài Loan nhằm đưa những người này về Đài Loan.
Trước đây, Đài Bắc cũng từng cáo buộc Bắc Kinh “bắt cóc” người khi các quốc gia khác như Kenya và Malaysia trục xuất người Đài Loan sang Trung Quốc, cũng trong các vụ án có cáo buộc lừa đảo.
Hội đồng Phụ trách quan hệ với Trung Quốc đại lục của Đài Loan hôm thứ Sáu cho biết đã bày tỏ mối lo ngại với phía đại lục về vụ việc ở Campuchia thông qua cơ chế liên lạc giữa hai bờ eo biển.
Trong một tuyên bố ra ngày thứ Bảy, cơ quan này nói cả Đài Loan và Trung Quốc đại lục cùng có trách nhiệm duy trì hòa bình và ổn định. Chính quyền Đài Loan “sẽ tiếp tục để ngỏ cánh cửa liên lạc và đối thoại”, tuyên bố có đoạn viết.
Cơ chế liên lạc thường xuyên giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đã phát triển nhanh chóng khi mối quan hệ giữa hai bên ấm lên dưới thời nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu, người nhậm chức vào năm 2008 và ký kết một loạt thỏa thuận thương mại và du lịch quan trọng với đại lục.
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hiện đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị nhà lãnh đạo Đài Loan, tới thăm Panama và Paraguay, hai quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Bắc.