“Trung Quốc có thể đẩy thế giới vào suy thoái”
Nếu dự báo này trở thành hiện thực, thì đó sẽ là cuộc suy thoái toàn cầu đầu tiên mà kinh tế Mỹ không suy thoái trong 50 năm qua
Hãy tạm quên giày dép, đồ chơi và các mặt hàng xuất khẩu khác của Trung Quốc, nước này có thể sớm xuất khẩu một thứ mới: suy thoái kinh tế.
Theo hãng tin Bloomberg, đó là dự báo mà ông Ruchir Sharma, trưởng bộ phận các thị trường mới nổi tại công ty quản lý đầu tư Morgan Stanley Investment Management, vừa đưa ra.
“Rủi ro lớn nhất”
Việc kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong những năm tới có thể kéo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống dưới mức 2%, một ngưỡng mà ông Ruchir Sharma xem là suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nếu dự báo này trở thành hiện thực, thì đó sẽ là cuộc suy thoái toàn cầu đầu tiên mà kinh tế Mỹ không suy thoái trong 50 năm qua.
“Cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo sẽ đến từ Trung Quốc”, ông Sharma, người quản lý lượng tài sản hơn 5 tỷ USD, nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn ở New York. “Trong vòng hai năm tới, Trung Quốc có thể sẽ là nguồn rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu”.
Dù tăng trưởng giảm tốc, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên bởi nước này hiện là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Trung Quốc chiếm 38% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2014, từ mức 23% trong năm 2010, theo Morgan Stanley.
Trung Quốc là nước nhập khẩu đồng, nhôm và bông lớn nhất thế giới, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của hàng loạt quốc gia, từ Brazil tới Nam Phi.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống còn 3,3%, từ mức dự báo 3,5% đưa ra hồi tháng 4, trên cơ sở kinh tế Mỹ tăng trưởng yếu.
IMF giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở 6,8% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy vậy, định chế này đã nói rằng, “những khó khăn lớn hơn” trong quá trình dịch chuyển của Trung Quốc sang một mô hình tăng trưởng mới đặt ra rủi ro đối với sự phục hồi toàn cầu.
Theo ông Sharma, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc bởi nước này gặp thách thức trong việc giảm nợ. Chỉ cần kinh tế Trung Quốc giảm tốc thêm 2 điểm phần trăm nữa là đủ đẩy thế giới rơi vào suy thoái.
Trong vòng 50 năm qua, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã có 5 giai đoạn giảm xuống dưới ngưỡng 2%, gần đây nhất là vào năm 2008-2009. Tất cả những lần suy thoái trước đây của kinh tế thế giới đều diễn ra cùng với sự suy thoái kinh tế Mỹ.
Ông Sharma cho biết, ông tránh thị trường chứng khoán Trung Quốc và các nước có tăng trưởng phụ thuộc vào Trung Quốc như Brazil, Nga và Hàn Quốc. Ông ưa thích cổ phiếu của các công ty ở Đông Âu và các nước châu Á nhỏ hơn khác như Philippines, Việt Nam và Pakistan.
Lung lay niềm tin
Thị trường chứng khoán quy mô 6,8 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã chao đảo trong mấy tuần gần đây. Trong vòng 4 tuần tính đến ngày 8/6, chỉ số Shanghai Composite Index sụt khoảng 30%, khiến bốc hơi khoảng 4 nghìn tỷ giá trị vốn hóa.
Các biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Trung Quốc đã không thể lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư cho tới tận tuần trước khi nhà chức trách cấm cổ đông lớn bán ra cổ phiếu trong 6 tháng và cho phép hơn một nửa số cổ phiếu niêm yết tạm ngừng giao dịch.
Ông Sharma nói, cú sụt mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã làm lung lay niềm tin bấy lâu của giới đầu tư rằng Chính phủ Trung Quốc kiểm soát tốt nền kinh tế và thị trường cũng như luôn đạt được các mục tiêu đề ra.
“Những gì xảy ra ở Trung Quốc trong tuần trước là tín hiệu đầu tiên cho thấy điều gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát. Sứt mẻ niềm tin sẽ còn kéo dài trong một thời gian”, ông Sharma nhận định.
Theo hãng tin Bloomberg, đó là dự báo mà ông Ruchir Sharma, trưởng bộ phận các thị trường mới nổi tại công ty quản lý đầu tư Morgan Stanley Investment Management, vừa đưa ra.
“Rủi ro lớn nhất”
Việc kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc trong những năm tới có thể kéo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống dưới mức 2%, một ngưỡng mà ông Ruchir Sharma xem là suy thoái kinh tế toàn cầu.
Nếu dự báo này trở thành hiện thực, thì đó sẽ là cuộc suy thoái toàn cầu đầu tiên mà kinh tế Mỹ không suy thoái trong 50 năm qua.
“Cuộc suy thoái toàn cầu tiếp theo sẽ đến từ Trung Quốc”, ông Sharma, người quản lý lượng tài sản hơn 5 tỷ USD, nhận định trong một cuộc trả lời phỏng vấn ở New York. “Trong vòng hai năm tới, Trung Quốc có thể sẽ là nguồn rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế toàn cầu”.
Dù tăng trưởng giảm tốc, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên bởi nước này hiện là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Trung Quốc chiếm 38% tăng trưởng toàn cầu trong năm 2014, từ mức 23% trong năm 2010, theo Morgan Stanley.
Trung Quốc là nước nhập khẩu đồng, nhôm và bông lớn nhất thế giới, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất của hàng loạt quốc gia, từ Brazil tới Nam Phi.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống còn 3,3%, từ mức dự báo 3,5% đưa ra hồi tháng 4, trên cơ sở kinh tế Mỹ tăng trưởng yếu.
IMF giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ở 6,8% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy vậy, định chế này đã nói rằng, “những khó khăn lớn hơn” trong quá trình dịch chuyển của Trung Quốc sang một mô hình tăng trưởng mới đặt ra rủi ro đối với sự phục hồi toàn cầu.
Theo ông Sharma, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc bởi nước này gặp thách thức trong việc giảm nợ. Chỉ cần kinh tế Trung Quốc giảm tốc thêm 2 điểm phần trăm nữa là đủ đẩy thế giới rơi vào suy thoái.
Trong vòng 50 năm qua, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã có 5 giai đoạn giảm xuống dưới ngưỡng 2%, gần đây nhất là vào năm 2008-2009. Tất cả những lần suy thoái trước đây của kinh tế thế giới đều diễn ra cùng với sự suy thoái kinh tế Mỹ.
Ông Sharma cho biết, ông tránh thị trường chứng khoán Trung Quốc và các nước có tăng trưởng phụ thuộc vào Trung Quốc như Brazil, Nga và Hàn Quốc. Ông ưa thích cổ phiếu của các công ty ở Đông Âu và các nước châu Á nhỏ hơn khác như Philippines, Việt Nam và Pakistan.
Lung lay niềm tin
Thị trường chứng khoán quy mô 6,8 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã chao đảo trong mấy tuần gần đây. Trong vòng 4 tuần tính đến ngày 8/6, chỉ số Shanghai Composite Index sụt khoảng 30%, khiến bốc hơi khoảng 4 nghìn tỷ giá trị vốn hóa.
Các biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Trung Quốc đã không thể lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư cho tới tận tuần trước khi nhà chức trách cấm cổ đông lớn bán ra cổ phiếu trong 6 tháng và cho phép hơn một nửa số cổ phiếu niêm yết tạm ngừng giao dịch.
Ông Sharma nói, cú sụt mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã làm lung lay niềm tin bấy lâu của giới đầu tư rằng Chính phủ Trung Quốc kiểm soát tốt nền kinh tế và thị trường cũng như luôn đạt được các mục tiêu đề ra.
“Những gì xảy ra ở Trung Quốc trong tuần trước là tín hiệu đầu tiên cho thấy điều gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát. Sứt mẻ niềm tin sẽ còn kéo dài trong một thời gian”, ông Sharma nhận định.