Trung Quốc: Cứu tinh và khắc tinh của Đức
Người Đức phát bực vì Trung Quốc ngày nay đang coi những thị trường công nghiệp truyền thống của Đức là sân chơi chiến lược của họ
Khi người Mỹ lâm vào tình trạng thất nghiệp cao, và lo ngại về một đợt suy thoái mới, thì người Đức lại đang chăm chỉ làm việc và kinh tế đang tăng trưởng chưa từng thấy.
Có được điều này là do người Đức đã có một chiến lược làm ăn với Trung Quốc, một quan hệ cộng sinh về kinh tế và công nghệ. Nhưng đằng sau sự tăng trưởng đó, nhiều chuyên gia Đức cảnh báo về một hệ quả và sự trả giá không hề rẻ.
Lợi ích trước mắt
Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu nhiều nhất máy móc thiết bị xa xỉ của Đức. Trung Quốc cũng đang mang lại tăng trưởng cho các công ty sản xuất cỡ nhỏ của Đức, được ví như xương sống của nền kinh tế.
Mối quan hệ cộng sinh, một đằng là Trung Quốc xuất khẩu áo thun, giày thể thao, ti vi màn hình phẳng, đầu đọc CD sang Đức, còn chiều ngược lại, Đức xuất khẩu hàng công nghệ cao như xe hơi, máy bay, đường tàu điện, và máy móc... sang Trung Quốc.
Năm ngoái, kim ngạch thương mại của Đức với Trung Quốc là 113 tỉ Đô la Mỹ, ít hơn khối lượng giữa Mỹ và Trung Quốc với 370 tỉ nhưng quy mô dân số và nền kinh tế của Đức nhỏ hơn nhiều so với Mỹ. Đức cũng bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nhưng cũng có lúc thặng dư thương mại của Đức lên đến 1 tỉ Đô la Mỹ, như hồi tháng 2 năm nay.
Điều này một phần là do sự thắt lưng buộc bụng của người Đức, một phần nhờ vào năng lực tiêu thụ nội địa cho phép người Đức có thể mua nhiều sản phẩm vẫn do Đức sản xuất.
Để thâm nhập thị trường Trung Quốc, người Đức lập ra “các trung tâm kinh doanh” để hỗ trợ cho các công ty nhỏ và vừa, dùng tiền nhà nước trợ giúp cho hệ thống các phòng thương mại và thúc đẩy xuất khẩu. Đức cũng sử dụng một phương thức tiếp cận mềm dẻo hơn ở các vấn đề như tỷ giá hối đoái hay xâm phạm bản quyền, thay vì gây căng thẳng thì họ tập trung vào buôn bán.
Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp Đức đang có những ngày tháng tươi đẹp giữa lúc mà kinh tế của các quốc gia Âu Mỹ khác phải thắt lưng buộc bụng. Trung Quốc dường như đang lên cơn khát các sản phẩm từ Đức. Tuy các quốc gia trong Liên minh châu Âu khác tiêu thụ tới hai phần ba trong tổng số 800 tỉ Euro kim ngạch xuất khẩu của Đức, song xuất khẩu sang Trung Quốc tăng tới 60% trong năm nay, và trong quí 2, kinh tế Đức tăng trưởng khoảng 4%.
Nguyên nhân không chỉ là do người Đức được hưởng lợi từ đồng Euro yếu, mà chủ yếu là họ giỏi hơn các nước châu Âu khác trong việc tự điều chỉnh theo hoàn cảnh thị trường toàn cầu. Những giám đốc điều hành của các công ty ở những thành phố như Düsseldorf, Frankfurt hay Stuttgart đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức để trở nên linh hoạt hơn, và thường xuyên tạo ra những sản phẩm mới, trong khi công đoàn cũng hợp tác với doanh nghiệp, đồng ý không yêu cầu tăng lương quá nhiều.
Điều này giúp các doanh nghiệp Đức giảm được chi phí lao động, giữ được chất lượng sản phẩm cao mà giá cả không đắt đỏ, có lợi cho các thương hiệu của họ trên thị trường toàn cầu.
Và thách thức lâu dài
Tuy nhiên việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo nhiều chuyên gia, có thể làm tổn hại đến cho Đức khi mà kinh tế của Trung Quốc đến lúc hạ nhiệt. Và các công ty Đức, cũng giống như các đối thủ Mỹ và Nhật Bản, đang phải đối mặt với những đe dọa vi phạm bản quyền bất hợp pháp từ một đất nước mà dân chợ đen có thể sao chép nguyên cả một chiếc BMW mui trần hay một chiếc Mercedes.
Tờ Washington Post cảnh báo rằng hy vọng của Đức duy trì nhịp độ tăng trưởng như thời gian qua là rất khó, vì các dấu hiệu hạ nhiệt ở Trung Quốc và nền kinh tế bất ổn tại các thị trường chính của Đức ở châu Âu và Mỹ.
Nhiều nhà công nghiệp Đức đang tự hỏi mối quan hệ cộng sinh sẽ kéo dài trong bao lâu, khi mà Bắc Kinh cũng nuôi khát vọng trở thành một nền kinh tế công nghệ cao. Và tương lai nào sẽ đến nếu bức tranh tăng trưởng của Trung Quốc hiện nay chỉ là bong bóng sau mấy thập niên tăng trưởng ấn tượng?
Tờ Tấm gương của Đức nhấn mạnh kinh tế nước Đức ngày nay phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia công nghiệp phương Tây nào khác. Quan hệ thương mại với Bắc Kinh là động lực lớn nhất đằng sau đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Đức.
Thế nhưng, tờ báo này cũng lên tiếng rằng người Đức đang lo lắng khi Trung Quốc tìm cách xác lập luật chơi riêng của mình, và các công ty Đức nay đã bắt đầu cảm thấy được hậu quả từ luật chơi này. Chẳng hạn chuyện Trung Quốc ngày càng có những đòi hỏi rõ ràng về việc cung cấp bí quyết công nghệ để đánh đổi lấy quyền làm ăn ở Trung Quốc. Họ cũng lo ngại vì người Trung Quốc kiểm soát rất chặt các nguồn nguyên liệu thô trên lãnh thổ của mình, trong khi tìm cách giành quyền kiểm soát những mỏ dự trữ năng lượng quan trọng ở cả châu Á và châu Phi.
Và người Đức cũng phát bực vì Trung Quốc ngày nay đang coi những thị trường công nghiệp truyền thống của Đức là sân chơi chiến lược của họ. Một Trung Quốc “khắc tinh” của Đức đang xuất hiện khi những lĩnh vực công nghệ cao mà người Đức thành thạo như xe lửa cao tốc, xe hơi, thiết bị năng lượng sạch, thiết bị y tế… đang bị sản phẩm Trung Quốc lấn lướt nhờ giá rẻ hơn và sự trợ cấp hiệu quả của chính phủ.
Việc làm ăn với Trung Quốc cũng đem đến thay đổi sâu sắc trong cơ cấu các doanh nghiệp Đức. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đức ngày nay có tới hơn một nửa thị phần là ở Đông Á, và số lượng các công ty liên doanh giữa Đức và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gia tăng. Các giám đốc người Trung Quốc ngày nay đã len vào hàng nhân sự cao cấp trong một số công ty Đức.
Tuy kinh tế Trung Quốc dự kiến vẫn sẽ tăng trưởng ở mức 10% trong năm nay, ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng đang suy yếu. Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc cắt giảm mạnh tay tín dụng cho vay từ nhiều tháng nay. Trong nhiều nhà máy, công nhân được chấp nhận cho tăng lương đáng kể sau nhiều cuộc đình công và phản đối trong các tháng vừa qua.
Các chuyên gia cảnh báo về một sự bắt đầu đổ vỡ, sẽ dẫn đến vỡ nợ dây chuyền của nền kinh tế. Ví dụ như Volkswagen, hiện nay bán được một phần tư số xe hơi trên toàn cầu của mình ở Trung Quốc, nhưng nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm mạnh, Volkswagen sẽ thua lỗ trên toàn cầu.
Nước Đức giờ đây đang có ý định điều chỉnh lại quan hệ với Trung Quốc, dẫu con đường phía trước còn rất gian nan. Sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường châu Á này khiến Đức trong tương lai sẽ gặp những thách thức ở Trung Quốc, và họ đã nhận thấy rằng đôi lúc lắc đầu sẽ mang lại lợi ích tốt nhất.
Nước Đức đã cảnh báo, từ doanh nghiệp cho đến các trường, viện nghiên cứu cần phải nỗ lực tự bảo vệ. Hiện tại, Đức đang có lợi thế hơn, nhưng tương lai vấn đề này sẽ là một bài toán nan giải của giới hoạch định chính sách công nghiệp Đức.
“Chúng tôi hoặc từ bỏ, hoặc phải tuân theo điều kiện của Trung Quốc, không còn con đường thứ ba”, một nhà sản xuất ôtô Đức nói.
Phi Tuấn (TBKTSG)
Có được điều này là do người Đức đã có một chiến lược làm ăn với Trung Quốc, một quan hệ cộng sinh về kinh tế và công nghệ. Nhưng đằng sau sự tăng trưởng đó, nhiều chuyên gia Đức cảnh báo về một hệ quả và sự trả giá không hề rẻ.
Lợi ích trước mắt
Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu nhiều nhất máy móc thiết bị xa xỉ của Đức. Trung Quốc cũng đang mang lại tăng trưởng cho các công ty sản xuất cỡ nhỏ của Đức, được ví như xương sống của nền kinh tế.
Mối quan hệ cộng sinh, một đằng là Trung Quốc xuất khẩu áo thun, giày thể thao, ti vi màn hình phẳng, đầu đọc CD sang Đức, còn chiều ngược lại, Đức xuất khẩu hàng công nghệ cao như xe hơi, máy bay, đường tàu điện, và máy móc... sang Trung Quốc.
Năm ngoái, kim ngạch thương mại của Đức với Trung Quốc là 113 tỉ Đô la Mỹ, ít hơn khối lượng giữa Mỹ và Trung Quốc với 370 tỉ nhưng quy mô dân số và nền kinh tế của Đức nhỏ hơn nhiều so với Mỹ. Đức cũng bị thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nhưng cũng có lúc thặng dư thương mại của Đức lên đến 1 tỉ Đô la Mỹ, như hồi tháng 2 năm nay.
Điều này một phần là do sự thắt lưng buộc bụng của người Đức, một phần nhờ vào năng lực tiêu thụ nội địa cho phép người Đức có thể mua nhiều sản phẩm vẫn do Đức sản xuất.
Để thâm nhập thị trường Trung Quốc, người Đức lập ra “các trung tâm kinh doanh” để hỗ trợ cho các công ty nhỏ và vừa, dùng tiền nhà nước trợ giúp cho hệ thống các phòng thương mại và thúc đẩy xuất khẩu. Đức cũng sử dụng một phương thức tiếp cận mềm dẻo hơn ở các vấn đề như tỷ giá hối đoái hay xâm phạm bản quyền, thay vì gây căng thẳng thì họ tập trung vào buôn bán.
Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp Đức đang có những ngày tháng tươi đẹp giữa lúc mà kinh tế của các quốc gia Âu Mỹ khác phải thắt lưng buộc bụng. Trung Quốc dường như đang lên cơn khát các sản phẩm từ Đức. Tuy các quốc gia trong Liên minh châu Âu khác tiêu thụ tới hai phần ba trong tổng số 800 tỉ Euro kim ngạch xuất khẩu của Đức, song xuất khẩu sang Trung Quốc tăng tới 60% trong năm nay, và trong quí 2, kinh tế Đức tăng trưởng khoảng 4%.
Nguyên nhân không chỉ là do người Đức được hưởng lợi từ đồng Euro yếu, mà chủ yếu là họ giỏi hơn các nước châu Âu khác trong việc tự điều chỉnh theo hoàn cảnh thị trường toàn cầu. Những giám đốc điều hành của các công ty ở những thành phố như Düsseldorf, Frankfurt hay Stuttgart đã điều chỉnh cơ cấu tổ chức để trở nên linh hoạt hơn, và thường xuyên tạo ra những sản phẩm mới, trong khi công đoàn cũng hợp tác với doanh nghiệp, đồng ý không yêu cầu tăng lương quá nhiều.
Điều này giúp các doanh nghiệp Đức giảm được chi phí lao động, giữ được chất lượng sản phẩm cao mà giá cả không đắt đỏ, có lợi cho các thương hiệu của họ trên thị trường toàn cầu.
Và thách thức lâu dài
Tuy nhiên việc quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo nhiều chuyên gia, có thể làm tổn hại đến cho Đức khi mà kinh tế của Trung Quốc đến lúc hạ nhiệt. Và các công ty Đức, cũng giống như các đối thủ Mỹ và Nhật Bản, đang phải đối mặt với những đe dọa vi phạm bản quyền bất hợp pháp từ một đất nước mà dân chợ đen có thể sao chép nguyên cả một chiếc BMW mui trần hay một chiếc Mercedes.
Tờ Washington Post cảnh báo rằng hy vọng của Đức duy trì nhịp độ tăng trưởng như thời gian qua là rất khó, vì các dấu hiệu hạ nhiệt ở Trung Quốc và nền kinh tế bất ổn tại các thị trường chính của Đức ở châu Âu và Mỹ.
Nhiều nhà công nghiệp Đức đang tự hỏi mối quan hệ cộng sinh sẽ kéo dài trong bao lâu, khi mà Bắc Kinh cũng nuôi khát vọng trở thành một nền kinh tế công nghệ cao. Và tương lai nào sẽ đến nếu bức tranh tăng trưởng của Trung Quốc hiện nay chỉ là bong bóng sau mấy thập niên tăng trưởng ấn tượng?
Tờ Tấm gương của Đức nhấn mạnh kinh tế nước Đức ngày nay phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ quốc gia công nghiệp phương Tây nào khác. Quan hệ thương mại với Bắc Kinh là động lực lớn nhất đằng sau đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Đức.
Thế nhưng, tờ báo này cũng lên tiếng rằng người Đức đang lo lắng khi Trung Quốc tìm cách xác lập luật chơi riêng của mình, và các công ty Đức nay đã bắt đầu cảm thấy được hậu quả từ luật chơi này. Chẳng hạn chuyện Trung Quốc ngày càng có những đòi hỏi rõ ràng về việc cung cấp bí quyết công nghệ để đánh đổi lấy quyền làm ăn ở Trung Quốc. Họ cũng lo ngại vì người Trung Quốc kiểm soát rất chặt các nguồn nguyên liệu thô trên lãnh thổ của mình, trong khi tìm cách giành quyền kiểm soát những mỏ dự trữ năng lượng quan trọng ở cả châu Á và châu Phi.
Và người Đức cũng phát bực vì Trung Quốc ngày nay đang coi những thị trường công nghiệp truyền thống của Đức là sân chơi chiến lược của họ. Một Trung Quốc “khắc tinh” của Đức đang xuất hiện khi những lĩnh vực công nghệ cao mà người Đức thành thạo như xe lửa cao tốc, xe hơi, thiết bị năng lượng sạch, thiết bị y tế… đang bị sản phẩm Trung Quốc lấn lướt nhờ giá rẻ hơn và sự trợ cấp hiệu quả của chính phủ.
Việc làm ăn với Trung Quốc cũng đem đến thay đổi sâu sắc trong cơ cấu các doanh nghiệp Đức. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đức ngày nay có tới hơn một nửa thị phần là ở Đông Á, và số lượng các công ty liên doanh giữa Đức và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gia tăng. Các giám đốc người Trung Quốc ngày nay đã len vào hàng nhân sự cao cấp trong một số công ty Đức.
Tuy kinh tế Trung Quốc dự kiến vẫn sẽ tăng trưởng ở mức 10% trong năm nay, ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng đang suy yếu. Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc cắt giảm mạnh tay tín dụng cho vay từ nhiều tháng nay. Trong nhiều nhà máy, công nhân được chấp nhận cho tăng lương đáng kể sau nhiều cuộc đình công và phản đối trong các tháng vừa qua.
Các chuyên gia cảnh báo về một sự bắt đầu đổ vỡ, sẽ dẫn đến vỡ nợ dây chuyền của nền kinh tế. Ví dụ như Volkswagen, hiện nay bán được một phần tư số xe hơi trên toàn cầu của mình ở Trung Quốc, nhưng nếu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm mạnh, Volkswagen sẽ thua lỗ trên toàn cầu.
Nước Đức giờ đây đang có ý định điều chỉnh lại quan hệ với Trung Quốc, dẫu con đường phía trước còn rất gian nan. Sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường châu Á này khiến Đức trong tương lai sẽ gặp những thách thức ở Trung Quốc, và họ đã nhận thấy rằng đôi lúc lắc đầu sẽ mang lại lợi ích tốt nhất.
Nước Đức đã cảnh báo, từ doanh nghiệp cho đến các trường, viện nghiên cứu cần phải nỗ lực tự bảo vệ. Hiện tại, Đức đang có lợi thế hơn, nhưng tương lai vấn đề này sẽ là một bài toán nan giải của giới hoạch định chính sách công nghiệp Đức.
“Chúng tôi hoặc từ bỏ, hoặc phải tuân theo điều kiện của Trung Quốc, không còn con đường thứ ba”, một nhà sản xuất ôtô Đức nói.
Phi Tuấn (TBKTSG)