“Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong nhập hàng Việt Nam”
Ngân hàng HSBC nói đến năm 2030, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ ở vị trí khách hàng lớn nhất của Việt Nam
Báo cáo mới nhất của ngân hàng HSBC về kết nối giao thương, được công bố hôm 28/3, đã đưa ra những nhận định đáng chú ý về thương mại Việt Nam, đặc biệt là dự báo Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ ở vị trí khách hàng lớn nhất.
Báo cáo nhận định rằng năm vừa qua, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu "một cách xuất sắc" khi kuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 20% trong năm 2012.
Trái ngược với hầu hết các nước láng giềng ở châu Á mới nổi, năm ngoái Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng xuất khẩu hai con số, bất chấp tình hình suy thoái toàn cầu. Giá trị xuất khẩu tính theo USD tăng khoảng 20% trong năm 2012 nhờ vào ngành viễn thông, nhựa, quần áo và may mặc.
"Tốc độ tăng trưởng GDP trên mức 5%/năm sẽ được duy trì bền vững trong trung hạn khi thị trường nội địa đang khởi sắc thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; khi du lịch và xuất khẩu nông sản hỗ trợ cải thiện ngành công nghiệp và và khi những nhà máy năng lượng mới chấm dứt tình trạng thiếu hụt năng lượng tồn tại lâu năm. Sự mở rộng các các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp, lượng dự trữ cao hơn và một thị trường nội địa lớn hơn cũng có thể làm giảm tình trạng biến động của tăng trưởng", báo cáo viết.
Theo HSBC, đáng chú ý là đến năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu nội vùng (trừ Nhật Bản) đến năm 2020 được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 15%/năm. Ngoài Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia sẽ trở thành những đối tác xuất khẩu ngày càng lớn của Việt Nam.
Về trung hạn, kế hoạch mở rộng Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Agreement) hướng tới thuế suất bằng 0 đối với tất cả hàng hóa vào năm 2015 cũng sẽ là một nhân tố khác hỗ trợ thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trong khu vực.
Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản sẽ vẫn là nguồn nhu cầu quan trọng đối với Việt Nam và sẽ vẫn nằm trong số ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào năm 2030. Kể từ khi ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2000 và gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) năm 2007, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, cho thị trường Mỹ về các mặt hàng quần áo và giày dép.
Cùng với tăng trưởng xuất khẩu mạnh, Việt Nam cũng sẽ ngày càng trở thành một nước nhập khẩu lớn; vừa nhập tư liệu sản xuất để đáp ứng nhu cầu hạ tầng cơ sở lớn của mình vừa nhập khẩu hàng tiêu dùng để đáp ứng một thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng nhanh. Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangladesh sẽ là các đối tác nhập khẩu hàng hoá tăng trưởng nhanh nhất trong thập niên này cho đến 2030.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã có thể tăng trưởng lĩnh vực dệt may nhanh chóng nhờ vào mức lương cạnh tranh. Thực tế, ngành quần áo và may mặc sẽ góp phần khoảng 1/5 tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ 2013 đến 2015. Nhưng Việt Nam cũng đang phát triển mạnh lĩnh vực viễn thông và ngành này sẽ đóng góp khoảng 10% tăng trưởng xuất khẩu trong 20 năm tới.
Tuy Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng vào năm 2030 Mỹ và Nhật Bản vẫn sẽ vẫn nằm trong danh sách ba đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, phản ánh sự đa dạng chủng loại các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
"Việt Nam có vị trí thuận lợi để tận dụng được lợi thế không thể tranh cãi của khu vực châu Á đang nổi: khu vực giao thương năng động nhất trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Bangladesh và Hàn Quốc sẽ nằm trong số mười thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong hai mươi năm tới", báo cáo viết.
Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu sang các nước châu Âu (trừ Nga) dự kiến sẽ đạt mức trung bình gần 10%/năm từ năm 2013 đến 2020. Tăng trưởng xuất khẩu đến Úc, New Zealand và châu Đại Dương sẽ hồi phục mạnh trong dài hạn và sẽ đạt mức trung bình 10%/năm từ năm 2016 đến 2020. Xuất khẩu sang châu Mỹ Latin sẽ tăng trưởng trung bình hơn 10% từ năm 2013 đến 2020 và Brazil sẽ là đối tác xuất khẩu năng động nhất của Việt Nam trong khu vực này.
Vùng châu Phi cận Sahara cung cấp một thị trường nội địa lớn với nhu cầu nhập khẩu lớn về tư liệu sản xuấtcho sự phát triển cơ sở hạ tầng và về các sản phẩm tiêu dùng cho thị trường trong nước. Châu Phi cận Sahara cung cấp các triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong 20 năm tới, mặc dù từ một nền tảng tương đối thấp. Tăng trưởng xuất khẩu sang khu vực này dự báo sẽ phục hồi từ mức 8,8%/năm từ năm 2013-2015 đến trung bình hơn 12%/năm từ năm 2016-2020.
Báo cáo nhận định rằng năm vừa qua, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu "một cách xuất sắc" khi kuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 20% trong năm 2012.
Trái ngược với hầu hết các nước láng giềng ở châu Á mới nổi, năm ngoái Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng xuất khẩu hai con số, bất chấp tình hình suy thoái toàn cầu. Giá trị xuất khẩu tính theo USD tăng khoảng 20% trong năm 2012 nhờ vào ngành viễn thông, nhựa, quần áo và may mặc.
"Tốc độ tăng trưởng GDP trên mức 5%/năm sẽ được duy trì bền vững trong trung hạn khi thị trường nội địa đang khởi sắc thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI; khi du lịch và xuất khẩu nông sản hỗ trợ cải thiện ngành công nghiệp và và khi những nhà máy năng lượng mới chấm dứt tình trạng thiếu hụt năng lượng tồn tại lâu năm. Sự mở rộng các các mặt hàng xuất khẩu công nghiệp, lượng dự trữ cao hơn và một thị trường nội địa lớn hơn cũng có thể làm giảm tình trạng biến động của tăng trưởng", báo cáo viết.
Theo HSBC, đáng chú ý là đến năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Xuất khẩu nội vùng (trừ Nhật Bản) đến năm 2020 được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 15%/năm. Ngoài Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia sẽ trở thành những đối tác xuất khẩu ngày càng lớn của Việt Nam.
Về trung hạn, kế hoạch mở rộng Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Agreement) hướng tới thuế suất bằng 0 đối với tất cả hàng hóa vào năm 2015 cũng sẽ là một nhân tố khác hỗ trợ thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam với các nền kinh tế khác trong khu vực.
Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản sẽ vẫn là nguồn nhu cầu quan trọng đối với Việt Nam và sẽ vẫn nằm trong số ba thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào năm 2030. Kể từ khi ký hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2000 và gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) năm 2007, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, cho thị trường Mỹ về các mặt hàng quần áo và giày dép.
Cùng với tăng trưởng xuất khẩu mạnh, Việt Nam cũng sẽ ngày càng trở thành một nước nhập khẩu lớn; vừa nhập tư liệu sản xuất để đáp ứng nhu cầu hạ tầng cơ sở lớn của mình vừa nhập khẩu hàng tiêu dùng để đáp ứng một thị trường tiêu dùng đang tăng trưởng nhanh. Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Bangladesh sẽ là các đối tác nhập khẩu hàng hoá tăng trưởng nhanh nhất trong thập niên này cho đến 2030.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã có thể tăng trưởng lĩnh vực dệt may nhanh chóng nhờ vào mức lương cạnh tranh. Thực tế, ngành quần áo và may mặc sẽ góp phần khoảng 1/5 tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ 2013 đến 2015. Nhưng Việt Nam cũng đang phát triển mạnh lĩnh vực viễn thông và ngành này sẽ đóng góp khoảng 10% tăng trưởng xuất khẩu trong 20 năm tới.
Tuy Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng vào năm 2030 Mỹ và Nhật Bản vẫn sẽ vẫn nằm trong danh sách ba đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, phản ánh sự đa dạng chủng loại các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
"Việt Nam có vị trí thuận lợi để tận dụng được lợi thế không thể tranh cãi của khu vực châu Á đang nổi: khu vực giao thương năng động nhất trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Bangladesh và Hàn Quốc sẽ nằm trong số mười thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong hai mươi năm tới", báo cáo viết.
Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu sang các nước châu Âu (trừ Nga) dự kiến sẽ đạt mức trung bình gần 10%/năm từ năm 2013 đến 2020. Tăng trưởng xuất khẩu đến Úc, New Zealand và châu Đại Dương sẽ hồi phục mạnh trong dài hạn và sẽ đạt mức trung bình 10%/năm từ năm 2016 đến 2020. Xuất khẩu sang châu Mỹ Latin sẽ tăng trưởng trung bình hơn 10% từ năm 2013 đến 2020 và Brazil sẽ là đối tác xuất khẩu năng động nhất của Việt Nam trong khu vực này.
Vùng châu Phi cận Sahara cung cấp một thị trường nội địa lớn với nhu cầu nhập khẩu lớn về tư liệu sản xuấtcho sự phát triển cơ sở hạ tầng và về các sản phẩm tiêu dùng cho thị trường trong nước. Châu Phi cận Sahara cung cấp các triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong 20 năm tới, mặc dù từ một nền tảng tương đối thấp. Tăng trưởng xuất khẩu sang khu vực này dự báo sẽ phục hồi từ mức 8,8%/năm từ năm 2013-2015 đến trung bình hơn 12%/năm từ năm 2016-2020.