Trung Quốc tiêu thụ kim cương nhiều thứ nhì thế giới
“Vàng đã không còn thỏa mãn được nhu cầu thể hiện địa vị của người Trung Quốc nữa, thay vào đó là kim cương”
Trang sức vàng đang được người đầu tư Trung Quốc ưa chuộng như một kênh đầu tư chống lạm phát, nhưng kim cương và đá quý mới được dự báo là mặt hàng “nóng” ở các quầy trang sức của nước này trong thời gian tới, theo hãng tin CNBC.
“Vàng đã không còn thỏa mãn được nhu cầu thể hiện địa vị của người Trung Quốc nữa, thay vào đó là kim cương”, ông Eddie Tam, nhà quản lý quỹ đầu cơ CAI Global, cho biết. Đạt mức lợi nhuận 48% trong năm 2010, quỹ này vừa tăng cường gom mua cổ phiếu của hai hãng trang sức niêm yết tại thị trường Hồng Kông là Look Fuk và Chow Sang Sang. Hai cổ phiếu này có mức tăng giá tương ứng là 261% và 80% trong vòng 1 năm trở lại đây.
Cổ phiếu của Look Fuk và Chow Sang Sang cũng được chuyên gia về lĩnh vực nữ trang của Ngân hàng Bank of China là Edwin Fan đánh giá cao và khuyến nghị mua vào. “Giá vàng và kim cương trên đà tăng, cùng với áp lực lạm phát gia tăng. Đây là cơ sở để dự báo tốt cho tỷ suất lợi nhuận và doanh thu của các hãng chế tác nữ trang Hồng Kông”, ông Fan nói.
Theo số liệu mới đây do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng nữ trang của Trung Quốc tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục 142,9 tấn. Theo ông Fan, các hãng bán lẻ nữ trang đạt mức lợi nhuận 10% đối với trang sức vàng, nhưng có thể hưởng mức lợi nhuận cao gấp 3-5 lần đối với trang sức kim cương, đá quý.
Cho tới thời điểm này, phần lớn doanh thu của các hãng nữ trang vẫn do trang sức vàng đóng góp. Theo thông tin mà phát ngôn viên của Chow Sang Sang cung cấp cho CNBC, 55% doanh thu của hãng này đến từ vàng, 35% đến từ các loại trang sức khác, phần còn lại đến từ các sản phẩm đồng hồ.
Tuy nhiên, chuyên gia Tam dự báo, cơ cấu trên sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới, trong đó, tỷ lệ đóng góp lợi nhuận của các loại trang sức kim cương và đá quý sẽ tăng lên, cùng với việc các chiến dịch quảng cáo thu hút thêm nhiều nam giới Trung Quốc mua nhẫn đính hôn gắn kim cương.
Theo hãng kim cương De Beers, doanh thu của thị trường kim cương Trung Quốc trong năm 2010 đã tăng 25% trong năm 2010, đưa nước này trở thành nước tiêu thụ kim cương lớn thứ hai thế giới, cùng với Nhật Bản. Mỹ hiện là nước dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mặt hàng này.
Ông Tam nhận định, nhu cầu kim cương của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, với tốc độ tăng 2 con số, thậm chí là 3 con số nhờ tăng trưởng thu nhập của người dân.
Mặc dù đưa ra những dự báo khả quan về thị trường kim cương Trung Quốc, ngân hàng Bank of China vẫn cảnh báo giới đầu tư mua cổ phiếu ngành này về việc doanh thu của các hãng bán lẻ nữ trang có thể giảm mạnh nếu thị trường bất động sản nước này lao dốc.
“Vàng đã không còn thỏa mãn được nhu cầu thể hiện địa vị của người Trung Quốc nữa, thay vào đó là kim cương”, ông Eddie Tam, nhà quản lý quỹ đầu cơ CAI Global, cho biết. Đạt mức lợi nhuận 48% trong năm 2010, quỹ này vừa tăng cường gom mua cổ phiếu của hai hãng trang sức niêm yết tại thị trường Hồng Kông là Look Fuk và Chow Sang Sang. Hai cổ phiếu này có mức tăng giá tương ứng là 261% và 80% trong vòng 1 năm trở lại đây.
Cổ phiếu của Look Fuk và Chow Sang Sang cũng được chuyên gia về lĩnh vực nữ trang của Ngân hàng Bank of China là Edwin Fan đánh giá cao và khuyến nghị mua vào. “Giá vàng và kim cương trên đà tăng, cùng với áp lực lạm phát gia tăng. Đây là cơ sở để dự báo tốt cho tỷ suất lợi nhuận và doanh thu của các hãng chế tác nữ trang Hồng Kông”, ông Fan nói.
Theo số liệu mới đây do Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng nữ trang của Trung Quốc tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức kỷ lục 142,9 tấn. Theo ông Fan, các hãng bán lẻ nữ trang đạt mức lợi nhuận 10% đối với trang sức vàng, nhưng có thể hưởng mức lợi nhuận cao gấp 3-5 lần đối với trang sức kim cương, đá quý.
Cho tới thời điểm này, phần lớn doanh thu của các hãng nữ trang vẫn do trang sức vàng đóng góp. Theo thông tin mà phát ngôn viên của Chow Sang Sang cung cấp cho CNBC, 55% doanh thu của hãng này đến từ vàng, 35% đến từ các loại trang sức khác, phần còn lại đến từ các sản phẩm đồng hồ.
Tuy nhiên, chuyên gia Tam dự báo, cơ cấu trên sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới, trong đó, tỷ lệ đóng góp lợi nhuận của các loại trang sức kim cương và đá quý sẽ tăng lên, cùng với việc các chiến dịch quảng cáo thu hút thêm nhiều nam giới Trung Quốc mua nhẫn đính hôn gắn kim cương.
Theo hãng kim cương De Beers, doanh thu của thị trường kim cương Trung Quốc trong năm 2010 đã tăng 25% trong năm 2010, đưa nước này trở thành nước tiêu thụ kim cương lớn thứ hai thế giới, cùng với Nhật Bản. Mỹ hiện là nước dẫn đầu thế giới về tiêu thụ mặt hàng này.
Ông Tam nhận định, nhu cầu kim cương của Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, với tốc độ tăng 2 con số, thậm chí là 3 con số nhờ tăng trưởng thu nhập của người dân.
Mặc dù đưa ra những dự báo khả quan về thị trường kim cương Trung Quốc, ngân hàng Bank of China vẫn cảnh báo giới đầu tư mua cổ phiếu ngành này về việc doanh thu của các hãng bán lẻ nữ trang có thể giảm mạnh nếu thị trường bất động sản nước này lao dốc.