Trung Quốc tìm cách tăng ảnh hưởng tại “lục địa đen”
Tính đến cuối năm 2006, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 6,64 tỷ USD vào các dự án tại 49 quốc gia Châu Phi
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đang có chuyến thăm chính thức 8 nước Châu Phi từ 30/1 đến 10/2/2007.
Các nhà phân tích cho rằng, đẩy mạnh hợp tác thương mại, năng lượng với Châu Phi và gia tăng ảnh hưởng tại châu lục này, là những mục đích chính trong chuyến thăm “lục địa đen” của ông Hồ lần này.
Theo lịch trình, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lần lượt đi thăm chính thức 8 nước Châu Phi bao gồm: Sudan, Nam Phi Cameroon, Liberia, Zambia, Namibia, Mozambique, Seychelles.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì chuyến thăm này của ông Hồ nhằm cụ thể hoá đề nghị tám điểm nhằm thúc đẩy quan hệ với Châu Phi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế... mà Trung Quốc đã nêu tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Châu Phi, cuối năm ngoái.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương
Trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến thăm Châu Phi, ngày 31/1, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã thăm chính thức Cameroon và có cuộc thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Paul Biya.
Kết thúc hội đàm, hai bên ra thông cáo chung cũng nhấn mạnh sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương, đặc biệt các lĩnh vực hợp tác về nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và viễn thông. Trung Quốc đồng ý xóa nợ cho Cameroon và cho nước này vay ưu đãi hơn 54 triệu USD phục vụ phát triển kinh tế, kỹ thuật, viễn thông, y tế và giáo dục.
Năm 2006, thương mại hai chiều Trung Quốc-Cameroon đạt 338 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2005.
Ngày 2/2, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Sudan, đẩy mạnh hợp tác kinh tế cũng là nội dung hội đàm chính giữa ông Hồ và Tổng thống nước chủ nhà Omar al-Beshir. Hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế song phương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Sudan Ahmed Hassan cho biết, Trung Quốc đã cam kết cho Sudan vay 100 triệu NDT (12,8 triệu USD) không lãi suất và viện trợ không hoàn lại 40 triệu NDT (5,1 triệu USD) cho các dự án khác nhau.
Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư trên thế giới, đang rất cần nguồn dầu mỏ của Sudan và các nước Châu Phi khác. Hiện Trung Quốc nhập khẩu tới 60% sản lượng dầu mỏ của Sudan. Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc nắm cổ phần lớn trong ngành dầu khí Sudan, ngành đang sản xuất khoảng 500.000 thùng dầu/ngày.
Ngày 3/2, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Zambia và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Levy Patrick Mwanawasa. Thúc đẩy hợp tác thương mại song phương đã trở thành một chủ đề trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa hai bên, trong bối cảnh kim ngạch buôn bán song phương tăng nhanh trong những năm gần đây với việc Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 ở Zambia với tổng số vốn đầu tư ở nước này hiện đạt 500 triệu USD, trong đó chủ yếu đầu tư vào khai thác đồng, mặt hàng chiếm tới 60% giá trị hàng xuất khẩu của nước này.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ hợp tác với Zambia trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng thông báo một số biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện với Zambia, như xóa 61 triệu USD tiền nợ cho nước này; thành lập một khu kinh tế và buôn bán ở tỉnh Copperbelt nhằm thu hút thêm vốn đầu tư vào ngành khai thác mỏ của nước Châu Phi này...
Đây là khu kinh tế mậu dịch đầu tiên giữa Trung Quốc và một nước Châu Phi. Các nhà phân tích cho rằng, việc xây dựng khu thương mại này là một bước đi quan trọng trong chiến lược đưa các doanh nghiệp “đi ra nước ngoài” của Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 50 khu kinh tế mậu dịch ở hải ngoại trong 10 năm tới.
Gia tăng ảnh hưởng ở “lục địa đen”
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết, những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc - Châu Phi liên tục phát triển. Kim ngạch mậu dịch hai chiều năm 2006 đã lên tới 55,5 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2005, trong đó, Trung Quốc nhập siêu 2,1 tỷ USD.
Để tăng cường khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước Châu Phi trong thời gian tới, Trung Quốc đã quyết định miễn thuế cho 190 mặt hàng của 28 nước kém phát triển nhất ở Châu Phi. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các doanh nghiệp của nước này tăng cường đầu tư vào các nước Châu Phi.
Tính đến cuối năm 2006, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 6,64 tỷ USD vào các dự án tại 49 quốc gia Châu Phi.
Nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Châu Phi, nhân chuyến thăm lần này, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng dành cho các nước “lục địa đen” một “món quà” ý nghĩa, đó là giảm nợ cho các nước Châu Phi.
Ngày 29/1, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này ký thỏa thuận giảm nợ cho 33 nước Châu Phi vào cuối năm 2007. Cũng theo cơ quan này, Trung Quốc có kế hoạch trong 3 năm tới sẽ tăng gấp đôi mức viện trợ và cho một số nước Châu Phi vay không tính lãi khoảng 3 tỷ USD, để hỗ trợ những nước này thực hiện các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và thành lập các doanh nghiệp sản xuất.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong 50 năm qua, nước này đã đầu tư vào 800 dự án viện trợ ở Châu Phi, trong đó có 137 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 133 dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại 49 nước Châu Phi trong năm 2006 lên tới 6,64 tỷ USD.
Các nhà phân tích cho rằng, đẩy mạnh hợp tác thương mại, năng lượng với Châu Phi và gia tăng ảnh hưởng tại châu lục này, là những mục đích chính trong chuyến thăm “lục địa đen” của ông Hồ lần này.
Theo lịch trình, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lần lượt đi thăm chính thức 8 nước Châu Phi bao gồm: Sudan, Nam Phi Cameroon, Liberia, Zambia, Namibia, Mozambique, Seychelles.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì chuyến thăm này của ông Hồ nhằm cụ thể hoá đề nghị tám điểm nhằm thúc đẩy quan hệ với Châu Phi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế... mà Trung Quốc đã nêu tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Châu Phi, cuối năm ngoái.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế song phương
Trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến thăm Châu Phi, ngày 31/1, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã thăm chính thức Cameroon và có cuộc thảo luận với Tổng thống nước chủ nhà Paul Biya.
Kết thúc hội đàm, hai bên ra thông cáo chung cũng nhấn mạnh sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ song phương, đặc biệt các lĩnh vực hợp tác về nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng và viễn thông. Trung Quốc đồng ý xóa nợ cho Cameroon và cho nước này vay ưu đãi hơn 54 triệu USD phục vụ phát triển kinh tế, kỹ thuật, viễn thông, y tế và giáo dục.
Năm 2006, thương mại hai chiều Trung Quốc-Cameroon đạt 338 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2005.
Ngày 2/2, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Sudan, đẩy mạnh hợp tác kinh tế cũng là nội dung hội đàm chính giữa ông Hồ và Tổng thống nước chủ nhà Omar al-Beshir. Hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế song phương.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Sudan Ahmed Hassan cho biết, Trung Quốc đã cam kết cho Sudan vay 100 triệu NDT (12,8 triệu USD) không lãi suất và viện trợ không hoàn lại 40 triệu NDT (5,1 triệu USD) cho các dự án khác nhau.
Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư trên thế giới, đang rất cần nguồn dầu mỏ của Sudan và các nước Châu Phi khác. Hiện Trung Quốc nhập khẩu tới 60% sản lượng dầu mỏ của Sudan. Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc nắm cổ phần lớn trong ngành dầu khí Sudan, ngành đang sản xuất khoảng 500.000 thùng dầu/ngày.
Ngày 3/2, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Zambia và hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Levy Patrick Mwanawasa. Thúc đẩy hợp tác thương mại song phương đã trở thành một chủ đề trọng tâm trong cuộc hội đàm giữa hai bên, trong bối cảnh kim ngạch buôn bán song phương tăng nhanh trong những năm gần đây với việc Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 ở Zambia với tổng số vốn đầu tư ở nước này hiện đạt 500 triệu USD, trong đó chủ yếu đầu tư vào khai thác đồng, mặt hàng chiếm tới 60% giá trị hàng xuất khẩu của nước này.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ hợp tác với Zambia trong các vấn đề quốc tế quan trọng. Nhân dịp này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng thông báo một số biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác toàn diện với Zambia, như xóa 61 triệu USD tiền nợ cho nước này; thành lập một khu kinh tế và buôn bán ở tỉnh Copperbelt nhằm thu hút thêm vốn đầu tư vào ngành khai thác mỏ của nước Châu Phi này...
Đây là khu kinh tế mậu dịch đầu tiên giữa Trung Quốc và một nước Châu Phi. Các nhà phân tích cho rằng, việc xây dựng khu thương mại này là một bước đi quan trọng trong chiến lược đưa các doanh nghiệp “đi ra nước ngoài” của Trung Quốc. Bộ Thương mại Trung Quốc có kế hoạch xây dựng 50 khu kinh tế mậu dịch ở hải ngoại trong 10 năm tới.
Gia tăng ảnh hưởng ở “lục địa đen”
Hãng tin Tân Hoa Xã của Trung Quốc cho biết, những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc - Châu Phi liên tục phát triển. Kim ngạch mậu dịch hai chiều năm 2006 đã lên tới 55,5 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2005, trong đó, Trung Quốc nhập siêu 2,1 tỷ USD.
Để tăng cường khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nước Châu Phi trong thời gian tới, Trung Quốc đã quyết định miễn thuế cho 190 mặt hàng của 28 nước kém phát triển nhất ở Châu Phi. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn khuyến khích các doanh nghiệp của nước này tăng cường đầu tư vào các nước Châu Phi.
Tính đến cuối năm 2006, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 6,64 tỷ USD vào các dự án tại 49 quốc gia Châu Phi.
Nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Châu Phi, nhân chuyến thăm lần này, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng dành cho các nước “lục địa đen” một “món quà” ý nghĩa, đó là giảm nợ cho các nước Châu Phi.
Ngày 29/1, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này ký thỏa thuận giảm nợ cho 33 nước Châu Phi vào cuối năm 2007. Cũng theo cơ quan này, Trung Quốc có kế hoạch trong 3 năm tới sẽ tăng gấp đôi mức viện trợ và cho một số nước Châu Phi vay không tính lãi khoảng 3 tỷ USD, để hỗ trợ những nước này thực hiện các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và thành lập các doanh nghiệp sản xuất.
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong 50 năm qua, nước này đã đầu tư vào 800 dự án viện trợ ở Châu Phi, trong đó có 137 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 133 dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại 49 nước Châu Phi trong năm 2006 lên tới 6,64 tỷ USD.