Trung Quốc trải thảm đón “hải quy”
Trung Quốc đã khởi động một nỗ lực nhịp nhàng để hồi hương những tài năng hàng đầu từ Mỹ
Trung Quốc đã khởi động một nỗ lực nhịp nhàng để hồi hương những tài năng hàng đầu từ Mỹ.
Trong gần 15 năm qua, Trung Quốc đã cố gắng thực thi một chiến lược “thu hút chất xám”: lôi kéo các nhà khoa học và công nghệ hàng đầu trong giới người Hoa ở Mỹ về nước, đạt được những kết quả tốt. Điển hình cho sự thành công của chính sách này là sự ra đời Viện Khoa học Sinh vật quốc gia (NIBS) năm 2003.
Các nhà khoa học ở NIBS cho rằng phòng thí nghiệm của mình, được chính phủ đài thọ, hơn hẳn những gì mà họ mong có ở Mỹ. Toàn bộ 23 người của viện này đều được đào tạo ở Mỹ.
Năm 2005, Tiến sĩ Phong Tao (Feng Shao), 37 tuổi, đã rời trường Y khoa Harvard trở về quê hương sau khi nhận một hợp đồng béo bở của NIBS, nơi bây giờ ông tập trung nghiên cứu các mầm vi khuẩn trong một phòng thí nghiệm thuộc loại tân tiến nhất với ngân sách hàng năm 300.000 Đô la Mỹ.
“Nếu ở Mỹ thì tôi chỉ có thể có một phòng thí nghiệm với vài sinh viên và kỹ thuật viên mà thôi, còn ở đây tôi có tới 16 hay 17 người”, ông nói. Theo ông điều quan trọng ở đây là từ năm 2005 đến nay, nhóm của ông đã xuất bản sáu công trình khoa học, nếu ở nơi khác thì con số chỉ là hai.
Ba thập niên trước, khi đưa ra chính sách mở cửa kinh tế, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình biết không thể tránh được nạn chảy máu chất xám. Hệ thống giáo dục chỉ mới được hồi sinh sau cơn hỗn loạn Cách mạng Văn hóa 1966-1976. Đội ngũ giáo viên có trình độ rất thiếu thốn, nhiều trí thức chạy ra nước ngoài.
Từ 1979 đến cuối 2008, có khoảng 1,4 triệu người Trung Quốc đi du học, nhưng chỉ có 390.000 người trở về. Hiện nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo những người giỏi nhất trong số đó về nước.
Những người hồi hương này được gọi là hải quy - rùa biển, một lối chơi chữ từ cụm từ hải ngoại quy lai, nghĩa là “từ hải ngoại trở về”. Henry Vương Huy Diệu (Wang Huiyao), thuộc Hội học giả từ phương Tây trở về cho rằng giới hải quy sẽ trở thành lực đẩy sự sáng tạo, và dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành một trung tâm sáng tạo thực sự một khi có được nhân tài.
Quả thật, Trung Quốc thực sự coi đổi mới sáng tạo là phương thuốc thần để tái cân bằng nền kinh tế quốc gia. Giới hải quy - được đào tạo các kiến thức đẳng cấp quốc tế và thông thạo Anh ngữ, đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực tạo ra các công ty có thể đưa Trung Quốc lên nấc cao hơn trên dây chuyền kinh tế. Các hải quy được săn đón ở mọi cấp, và những hải quy có thành tích đặc biệt - như các nhà khoa học, chuyên gia tài chính và quản trị được đào tạo ở nước ngoài được Chính phủ Trung Quốc bố trí công việc phù hợp và đãi thêm khoản thưởng 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 150.000 Đô la Mỹ).
Tháng 12/2008, Trung Quốc đưa ra “Chương trình một nghìn tài năng” với mục tiêu mời gọi khoảng 2.000 trí thức chủ chốt về nước trong vòng 5-10 năm tới. Ông Vương đánh giá, “chương trình này rất hiệu quả, và tính đến cuối năm nay đã có khoảng 300 người được tuyển dụng”.
Trong khi đó, chính quyền của 7 tỉnh cũng tìm cách thu hút lực lượng hải quy về địa phương mình. “Họ biết 2.000 người là không đủ cho cả Trung Quốc nên mỗi tỉnh đều tìm cách thu hút khoảng 1.000 người trong năm năm tới”, ông Vương nói.
Tất nhiên đổ nhiều tài lực và chất xám vào “vấn đề sáng tạo” chưa hẳn sẽ dẫn tới thành công. Về bản chất, tính sáng tạo không thể bị áp đặt từ trên xuống. Và mặc dù phương Tây lo ngại hiện tượng Trung Quốc sản xuất hàng loạt các cử nhân khoa học và công nghệ, nhiều trở ngại mang tính hệ thống vẫn đang làm khô cứng tư tưởng sáng tạo trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và học thuật chính thống của nước này.
Hiện nay Trung Quốc công bố nhiều bài báo khoa học hơn cả ba nước Nhật Bản, Đức và Anh gộp lại, và lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm nhiều hơn cả Mỹ và Ấn Độ cộng lại, thế nhưng tiêu chuẩn chất lượng của cả hai thứ này vẫn còn là một dấu hỏi.
Gốc rễ Nho giáo trọng tôn ti trật tự trong nền văn hóa Trung Quốc thật sự củng cố lối suy nghĩ theo khuôn phép, đòi hỏi sinh viên chỉ lắng nghe các bài giảng của giáo viên mà không được thắc mắc; thách thức người lớn được coi là dấu hiệu nổi loạn nguy hiểm. Nạn đạo văn, quan liêu, học vẹt đầy rẫy trong các trường đại học. Các ý tưởng hiếm khi được tài trợ để đưa ra thị trường, trong khi nạn vi phạm thô bạo bản quyền trí tuệ vẫn xảy ra.
Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gary Locke tham dự một diễn đàn ở tỉnh Quảng Đông về vấn đề đổi mới và sở hữu trí tuệ. Ông nói rằng giới hải quy vẫn còn cân nhắc vấn đề hồi hương để tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, ít nhất thì cũng là tại thời điểm này. “Không thể bắt các đầu óc sáng láng phát minh ra điều gì nếu họ sợ những ý tưởng ấy bị ăn cắp hoặc bị sao chép bất hợp pháp. Muốn nghiên cứu và phát triển, muốn công nghệ cao thì phải kiên quyết thực thi quyền sở hữu trí tuệ”, ông Gary Locke nói.
Trung Quốc hy vọng chính những người trở về sẽ giúp tạo ra môi trường cho sáng tạo phát triển; ông Vương Tiểu Đông (Wang Xiaodong), một nhà khoa học hóa sinh nổi tiếng tại Đại học Texas Mỹ và là người đồng sáng lập NIBS, cũng suy nghĩ như vậy. Còn theo ông Vương Huy Diệu thì, “họ biết sở hữu trí tuệ cần phải được bảo vệ, cũng như phải thạo luật chơi quốc tế. Giới hải quy sẽ làm gương và đề xuất những chính sách mà các nhà lãnh đạo sẽ quan tâm”.
Bản thân ông Vương Huy Diệu cũng được đào tạo tại Mỹ và đã lập ra một “bể tư duy của hải quy” (sea-turtle think tank) - cơ quan thường thảo ra các tài liệu gửi tới các nhà hoạch định chính sách cấp cao.
Trong lúc không ai có thể cải tạo hệ thống nghiên cứu và học thuật trì trệ của Trung Quốc trong ngày một ngày hai, chính quyền hứa để cho giới hải quy được độc lập và cấp kinh phí để họ áp dụng quy trình đề bạt dựa trên năng lực ở các khoa trong các trường đại học, các phòng thí nghiệm và công ty do họ phụ trách. Điều này trái với truyền thống của các cơ quan nước này vốn thường chỉ được cấp kinh phí nhỏ giọt dựa trên quan hệ thân thuộc hay quan hệ cá nhân.
Như các cơ sở nghiên cứu mới do giới hải quy lập nên tại NIBS và các học viện danh tiếng khác như Đại học Thanh Hoa cho thấy, các công trình nghiên cứu đang nở rộ trong các lĩnh vực khoa học mũi nhọn như vi sinh, miễn dịch học, và gen. Dẫu khó định lượng, nhưng mức đóng góp của giới hải quy trong sự tăng trưởng này là rất quan trọng.
Giáo sư Lý Thắng Thiên (Li Shengtian), Trường Khoa học Đời sống và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, nói rằng 90% các nhà khoa học của trường này là hải quy, và họ đang “đi đầu trong nghiên cứu đổi mới sáng tạo.” Phó giám đốc NIBS, Cương Chí (Gang Zhi), nói rằng trong năm năm qua “NIBS đã xuất bản nhiều công trình khoa học hàng đầu hơn bất kỳ đại học nào ở Trung Quốc”.
Không chỉ vượt trội trong học thuật và kinh doanh, giới hải quy cũng bắt đầu xâm nhập vào bộ máy công quyền. Đã có hai hải quy giữ chức bộ trưởng của Trung Quốc - Vương Cương (Wang Gang), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Trần Trúc (Chen Zhu), Bộ trưởng Bộ Y tế - cùng với nhiều người giữ các chức vụ khác ở địa phương như thị trưởng thành phố Thành Đô.
Năm ngoái Bộ trưởng Trần Trúc là người có công đưa ra công luận vụ chất độc trong các sản phẩm sữa mà Công ty Sữa Tam Lộc (Sanlu) đã ỉm đi trong nhiều tuần. Ông nói rằng: “Vấn đề mấu chốt là minh bạch”. Bên cạnh đổi mới sáng tạo, các trí thức hồi hương đang thay đổi diện mạo văn hóa của chính Trung Quốc.
Phi Tuấn (TBKTSG)
Trong gần 15 năm qua, Trung Quốc đã cố gắng thực thi một chiến lược “thu hút chất xám”: lôi kéo các nhà khoa học và công nghệ hàng đầu trong giới người Hoa ở Mỹ về nước, đạt được những kết quả tốt. Điển hình cho sự thành công của chính sách này là sự ra đời Viện Khoa học Sinh vật quốc gia (NIBS) năm 2003.
Các nhà khoa học ở NIBS cho rằng phòng thí nghiệm của mình, được chính phủ đài thọ, hơn hẳn những gì mà họ mong có ở Mỹ. Toàn bộ 23 người của viện này đều được đào tạo ở Mỹ.
Năm 2005, Tiến sĩ Phong Tao (Feng Shao), 37 tuổi, đã rời trường Y khoa Harvard trở về quê hương sau khi nhận một hợp đồng béo bở của NIBS, nơi bây giờ ông tập trung nghiên cứu các mầm vi khuẩn trong một phòng thí nghiệm thuộc loại tân tiến nhất với ngân sách hàng năm 300.000 Đô la Mỹ.
“Nếu ở Mỹ thì tôi chỉ có thể có một phòng thí nghiệm với vài sinh viên và kỹ thuật viên mà thôi, còn ở đây tôi có tới 16 hay 17 người”, ông nói. Theo ông điều quan trọng ở đây là từ năm 2005 đến nay, nhóm của ông đã xuất bản sáu công trình khoa học, nếu ở nơi khác thì con số chỉ là hai.
Ba thập niên trước, khi đưa ra chính sách mở cửa kinh tế, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình biết không thể tránh được nạn chảy máu chất xám. Hệ thống giáo dục chỉ mới được hồi sinh sau cơn hỗn loạn Cách mạng Văn hóa 1966-1976. Đội ngũ giáo viên có trình độ rất thiếu thốn, nhiều trí thức chạy ra nước ngoài.
Từ 1979 đến cuối 2008, có khoảng 1,4 triệu người Trung Quốc đi du học, nhưng chỉ có 390.000 người trở về. Hiện nay, giới lãnh đạo Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo những người giỏi nhất trong số đó về nước.
Những người hồi hương này được gọi là hải quy - rùa biển, một lối chơi chữ từ cụm từ hải ngoại quy lai, nghĩa là “từ hải ngoại trở về”. Henry Vương Huy Diệu (Wang Huiyao), thuộc Hội học giả từ phương Tây trở về cho rằng giới hải quy sẽ trở thành lực đẩy sự sáng tạo, và dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành một trung tâm sáng tạo thực sự một khi có được nhân tài.
Quả thật, Trung Quốc thực sự coi đổi mới sáng tạo là phương thuốc thần để tái cân bằng nền kinh tế quốc gia. Giới hải quy - được đào tạo các kiến thức đẳng cấp quốc tế và thông thạo Anh ngữ, đóng vai trò chủ chốt trong nỗ lực tạo ra các công ty có thể đưa Trung Quốc lên nấc cao hơn trên dây chuyền kinh tế. Các hải quy được săn đón ở mọi cấp, và những hải quy có thành tích đặc biệt - như các nhà khoa học, chuyên gia tài chính và quản trị được đào tạo ở nước ngoài được Chính phủ Trung Quốc bố trí công việc phù hợp và đãi thêm khoản thưởng 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 150.000 Đô la Mỹ).
Tháng 12/2008, Trung Quốc đưa ra “Chương trình một nghìn tài năng” với mục tiêu mời gọi khoảng 2.000 trí thức chủ chốt về nước trong vòng 5-10 năm tới. Ông Vương đánh giá, “chương trình này rất hiệu quả, và tính đến cuối năm nay đã có khoảng 300 người được tuyển dụng”.
Trong khi đó, chính quyền của 7 tỉnh cũng tìm cách thu hút lực lượng hải quy về địa phương mình. “Họ biết 2.000 người là không đủ cho cả Trung Quốc nên mỗi tỉnh đều tìm cách thu hút khoảng 1.000 người trong năm năm tới”, ông Vương nói.
Tất nhiên đổ nhiều tài lực và chất xám vào “vấn đề sáng tạo” chưa hẳn sẽ dẫn tới thành công. Về bản chất, tính sáng tạo không thể bị áp đặt từ trên xuống. Và mặc dù phương Tây lo ngại hiện tượng Trung Quốc sản xuất hàng loạt các cử nhân khoa học và công nghệ, nhiều trở ngại mang tính hệ thống vẫn đang làm khô cứng tư tưởng sáng tạo trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và học thuật chính thống của nước này.
Hiện nay Trung Quốc công bố nhiều bài báo khoa học hơn cả ba nước Nhật Bản, Đức và Anh gộp lại, và lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm nhiều hơn cả Mỹ và Ấn Độ cộng lại, thế nhưng tiêu chuẩn chất lượng của cả hai thứ này vẫn còn là một dấu hỏi.
Gốc rễ Nho giáo trọng tôn ti trật tự trong nền văn hóa Trung Quốc thật sự củng cố lối suy nghĩ theo khuôn phép, đòi hỏi sinh viên chỉ lắng nghe các bài giảng của giáo viên mà không được thắc mắc; thách thức người lớn được coi là dấu hiệu nổi loạn nguy hiểm. Nạn đạo văn, quan liêu, học vẹt đầy rẫy trong các trường đại học. Các ý tưởng hiếm khi được tài trợ để đưa ra thị trường, trong khi nạn vi phạm thô bạo bản quyền trí tuệ vẫn xảy ra.
Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gary Locke tham dự một diễn đàn ở tỉnh Quảng Đông về vấn đề đổi mới và sở hữu trí tuệ. Ông nói rằng giới hải quy vẫn còn cân nhắc vấn đề hồi hương để tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, ít nhất thì cũng là tại thời điểm này. “Không thể bắt các đầu óc sáng láng phát minh ra điều gì nếu họ sợ những ý tưởng ấy bị ăn cắp hoặc bị sao chép bất hợp pháp. Muốn nghiên cứu và phát triển, muốn công nghệ cao thì phải kiên quyết thực thi quyền sở hữu trí tuệ”, ông Gary Locke nói.
Trung Quốc hy vọng chính những người trở về sẽ giúp tạo ra môi trường cho sáng tạo phát triển; ông Vương Tiểu Đông (Wang Xiaodong), một nhà khoa học hóa sinh nổi tiếng tại Đại học Texas Mỹ và là người đồng sáng lập NIBS, cũng suy nghĩ như vậy. Còn theo ông Vương Huy Diệu thì, “họ biết sở hữu trí tuệ cần phải được bảo vệ, cũng như phải thạo luật chơi quốc tế. Giới hải quy sẽ làm gương và đề xuất những chính sách mà các nhà lãnh đạo sẽ quan tâm”.
Bản thân ông Vương Huy Diệu cũng được đào tạo tại Mỹ và đã lập ra một “bể tư duy của hải quy” (sea-turtle think tank) - cơ quan thường thảo ra các tài liệu gửi tới các nhà hoạch định chính sách cấp cao.
Trong lúc không ai có thể cải tạo hệ thống nghiên cứu và học thuật trì trệ của Trung Quốc trong ngày một ngày hai, chính quyền hứa để cho giới hải quy được độc lập và cấp kinh phí để họ áp dụng quy trình đề bạt dựa trên năng lực ở các khoa trong các trường đại học, các phòng thí nghiệm và công ty do họ phụ trách. Điều này trái với truyền thống của các cơ quan nước này vốn thường chỉ được cấp kinh phí nhỏ giọt dựa trên quan hệ thân thuộc hay quan hệ cá nhân.
Như các cơ sở nghiên cứu mới do giới hải quy lập nên tại NIBS và các học viện danh tiếng khác như Đại học Thanh Hoa cho thấy, các công trình nghiên cứu đang nở rộ trong các lĩnh vực khoa học mũi nhọn như vi sinh, miễn dịch học, và gen. Dẫu khó định lượng, nhưng mức đóng góp của giới hải quy trong sự tăng trưởng này là rất quan trọng.
Giáo sư Lý Thắng Thiên (Li Shengtian), Trường Khoa học Đời sống và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, nói rằng 90% các nhà khoa học của trường này là hải quy, và họ đang “đi đầu trong nghiên cứu đổi mới sáng tạo.” Phó giám đốc NIBS, Cương Chí (Gang Zhi), nói rằng trong năm năm qua “NIBS đã xuất bản nhiều công trình khoa học hàng đầu hơn bất kỳ đại học nào ở Trung Quốc”.
Không chỉ vượt trội trong học thuật và kinh doanh, giới hải quy cũng bắt đầu xâm nhập vào bộ máy công quyền. Đã có hai hải quy giữ chức bộ trưởng của Trung Quốc - Vương Cương (Wang Gang), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Trần Trúc (Chen Zhu), Bộ trưởng Bộ Y tế - cùng với nhiều người giữ các chức vụ khác ở địa phương như thị trưởng thành phố Thành Đô.
Năm ngoái Bộ trưởng Trần Trúc là người có công đưa ra công luận vụ chất độc trong các sản phẩm sữa mà Công ty Sữa Tam Lộc (Sanlu) đã ỉm đi trong nhiều tuần. Ông nói rằng: “Vấn đề mấu chốt là minh bạch”. Bên cạnh đổi mới sáng tạo, các trí thức hồi hương đang thay đổi diện mạo văn hóa của chính Trung Quốc.
Phi Tuấn (TBKTSG)