Trung Quốc từng bị cản độc quyền đất hiếm
Chính phủ Australia từng cự tuyệt cho phép Tập đoàn khai thác kim loại màu Trung Quốc thu mua hãng khai thác đất hiếm Lynas
Nguyên nhân chủ yếu khiến Chính phủ Australia hồi năm 2009 cự tuyệt cho phép Tập đoàn khai thác kim loại màu Trung Quốc thu mua hãng khai thác đất hiếm Lynas, là do lo ngại Trung Quốc sẽ độc quyền hơn trên thị trường đất hiếm toàn cầu.
Thời báo Tài Kinh Quốc tế dẫn một báo cáo của hãng tin Bloomberg cho hay, năm 2009, Chính phủ Australia đã từ chối đơn xin phép của Tập đoàn khai thác kim loại màu Trung Quốc về việc thu mua đa số cổ phần trong tập đoàn Lynas. Đây là tập đoàn chuyên khai thác đất hiếm của Australia. Lý do chính là vì Australia ngại Trung Quốc sẽ nắm thế độc quyền hơn trên thị trường đất hiếm, đe dọa lợi ích của các quốc gia khác.
Năm 2009, tập đoàn Lynas đang khát vốn để khai thác mỏ đất hiếm ở phía Tây Australia, nên đã tiến hành các cuộc thương lượng với phía Trung Quốc. Công ty Trung Quốc đã đề nghị bỏ ra 252 triệu USD thu mua 51,6% cổ phần của Lynas. Tuy nhiên, hôm 23/9/2009, Ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài của Australia đã quyết định phủ quyết thương vụ này.
Biên bản cuộc họp của Ủy ban trên mà Bloomberg có được cho thấy rõ, sự lo ngại của Australia về kế hoạch thu mua của công ty Trung Quốc có thể làm suy yếu năng lực của Australia với tư cách là nhà cung cấp đất hiếm ổn định.
Biên bản viết, nếu thương vụ này thành công, Australia không thể loại bỏ khả năng việc sản xuất của công ty Lynas có thể phương hại đến những quốc gia nhập khẩu khác (không bao gồm Trung Quốc). Và tình huống này "không phù hợp với vai trò của Australia là nhà cung ứng đất hiếm đáng tin cậy với các bạn hàng quan trọng, từ đó gây thiệt hại tới lợi ích quốc gia của Australia".
Quặng đất hiếm chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum. Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.
Ngoài ra, đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Những năm đầu thập niên 1940, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó. Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 1960.
Mặc dù được gọi là đất hiếm, song trên thực tế những nguyên tố trong đất hiếm khá sẵn trong tự nhiên. Mức độ phổ biến của chúng tương đương với mạ kền hay thiếc. Thế nhưng chúng không phải là những thứ dễ khai thác và chiết tách. Các mỏ đất hiếm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ nhận định tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu lên tới 99 triệu tấn.
Trên thực tế, rất nhiều quốc gia đều sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, nhưng bắt đầu tư cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, đất hiếm “giá rẻ có chất lượng” Trung Quốc đã tấn công thị trường thế giới, khiến các quốc gia vốn cung ứng đất hiếm như Mỹ, Canada lần lượt đóng cửa các mỏ đất hiếm của mình.
Chuyên gia nghiên cứu chính sách tài nguyên và môi trường Kenneth P.Green cho rằng, trong thương vụ này, Trung Quốc kiên trì thu mua lại đa số cổ phần, nên khi Australia đề nghị Trung Quốc mua ít hơn 50% cổ phần trong Lynas, phía Trung Quốc đã từ chối thu mua.
Ông Green cho hay: "Chúng ta cần phải hỏi rõ, tại sao khoảng cách giữa con số 51% và 41% lại lớn tới như vậy? Nếu Trung Quốc cho rằng mỏ khoáng sản kia đáng để đầu tư, thì bất kể họ mua được bao nhiêu cổ phần cũng đều bỏ tiền ra đầu tư. Cách thu mua đa số cổ phần cho thấy rõ, Trung Quốc hy vọng duy trì vị trí số một trên thị trường này".
Hãng tin Bloomberg tiết lộ, biên bản của Ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài của Australia còn cho thấy, cơ quan này rất quan tâm tới ý kiến của quốc tế về nguồn cung ứng đất hiếm và trong quá trình xét duyệt đã tham khảo đơn thỉnh cầu từ các thị trường thu mua đất hiếm ngoài Trung Quốc, nhưng chi tiết liên quan này đã bị lược bỏ trong phần gửi cho Bloomberg.
Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc hiện nay chỉ chiếm khoảng 30% toàn cầu, nhưng lượng sản xuất cung ứng lại chiếm tới 95%. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc gần như độc quyền thị trường xuất khẩu đất hiếm và đã sử dụng lá bài kinh tế này để phục vụ chính sách ngoại giao của mình.
Thời báo Tài Kinh Quốc tế dẫn một báo cáo của hãng tin Bloomberg cho hay, năm 2009, Chính phủ Australia đã từ chối đơn xin phép của Tập đoàn khai thác kim loại màu Trung Quốc về việc thu mua đa số cổ phần trong tập đoàn Lynas. Đây là tập đoàn chuyên khai thác đất hiếm của Australia. Lý do chính là vì Australia ngại Trung Quốc sẽ nắm thế độc quyền hơn trên thị trường đất hiếm, đe dọa lợi ích của các quốc gia khác.
Năm 2009, tập đoàn Lynas đang khát vốn để khai thác mỏ đất hiếm ở phía Tây Australia, nên đã tiến hành các cuộc thương lượng với phía Trung Quốc. Công ty Trung Quốc đã đề nghị bỏ ra 252 triệu USD thu mua 51,6% cổ phần của Lynas. Tuy nhiên, hôm 23/9/2009, Ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài của Australia đã quyết định phủ quyết thương vụ này.
Biên bản cuộc họp của Ủy ban trên mà Bloomberg có được cho thấy rõ, sự lo ngại của Australia về kế hoạch thu mua của công ty Trung Quốc có thể làm suy yếu năng lực của Australia với tư cách là nhà cung cấp đất hiếm ổn định.
Biên bản viết, nếu thương vụ này thành công, Australia không thể loại bỏ khả năng việc sản xuất của công ty Lynas có thể phương hại đến những quốc gia nhập khẩu khác (không bao gồm Trung Quốc). Và tình huống này "không phù hợp với vai trò của Australia là nhà cung ứng đất hiếm đáng tin cậy với các bạn hàng quan trọng, từ đó gây thiệt hại tới lợi ích quốc gia của Australia".
Quặng đất hiếm chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum. Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.
Ngoài ra, đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Những năm đầu thập niên 1940, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó. Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 1960.
Mặc dù được gọi là đất hiếm, song trên thực tế những nguyên tố trong đất hiếm khá sẵn trong tự nhiên. Mức độ phổ biến của chúng tương đương với mạ kền hay thiếc. Thế nhưng chúng không phải là những thứ dễ khai thác và chiết tách. Các mỏ đất hiếm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ nhận định tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu lên tới 99 triệu tấn.
Trên thực tế, rất nhiều quốc gia đều sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, nhưng bắt đầu tư cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, đất hiếm “giá rẻ có chất lượng” Trung Quốc đã tấn công thị trường thế giới, khiến các quốc gia vốn cung ứng đất hiếm như Mỹ, Canada lần lượt đóng cửa các mỏ đất hiếm của mình.
Chuyên gia nghiên cứu chính sách tài nguyên và môi trường Kenneth P.Green cho rằng, trong thương vụ này, Trung Quốc kiên trì thu mua lại đa số cổ phần, nên khi Australia đề nghị Trung Quốc mua ít hơn 50% cổ phần trong Lynas, phía Trung Quốc đã từ chối thu mua.
Ông Green cho hay: "Chúng ta cần phải hỏi rõ, tại sao khoảng cách giữa con số 51% và 41% lại lớn tới như vậy? Nếu Trung Quốc cho rằng mỏ khoáng sản kia đáng để đầu tư, thì bất kể họ mua được bao nhiêu cổ phần cũng đều bỏ tiền ra đầu tư. Cách thu mua đa số cổ phần cho thấy rõ, Trung Quốc hy vọng duy trì vị trí số một trên thị trường này".
Hãng tin Bloomberg tiết lộ, biên bản của Ủy ban xét duyệt đầu tư nước ngoài của Australia còn cho thấy, cơ quan này rất quan tâm tới ý kiến của quốc tế về nguồn cung ứng đất hiếm và trong quá trình xét duyệt đã tham khảo đơn thỉnh cầu từ các thị trường thu mua đất hiếm ngoài Trung Quốc, nhưng chi tiết liên quan này đã bị lược bỏ trong phần gửi cho Bloomberg.
Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc hiện nay chỉ chiếm khoảng 30% toàn cầu, nhưng lượng sản xuất cung ứng lại chiếm tới 95%. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc gần như độc quyền thị trường xuất khẩu đất hiếm và đã sử dụng lá bài kinh tế này để phục vụ chính sách ngoại giao của mình.