Trung ương bàn sửa Hiến pháp, chính sách đất đai, tiền lương
Nhiều nội dung quan trọng sẽ được bàn tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương, khai mạc sáng 7/5
Nhiều nội dung quan trọng sẽ được bàn tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương, khai mạc sáng nay (7/5).
Đó là: tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí"; Xem xét, quyết định một số vấn đề về chính sách xã hội, tiền lương giai đoạn 2012 - 2020...
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt hệ trọng.
Tại hội nghị lần này, Trung ương sẽ xem xét, cho ý kiến đối với Báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Đảng đoàn Quốc hội trình, làm cơ sở cho việc tiếp tục tu chỉnh các báo cáo và tiến hành xây dựng bản dự thảo Hiến pháp (bổ sung, sửa đổi) ở các bước tiếp sau.
Tổng bí thư yêu cầu hội nghị tập trung đánh giá, khẳng định những kết quả nổi bật của Hiến pháp năm 1992 với vai trò là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới. Chỉ rõ những kết quả, mặt tích cực đã đạt được; những hạn chế, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân. Chỉ ra những nội dung quy định của Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp cần được bổ sung, sửa đổi; những nội dung quy định đúng, nhưng do tổ chức thực hiện chưa tốt cần chấn chỉnh trong khâu tổ chức thực hiện.
"Chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, được thực tiễn chứng minh là đúng, đã chín muồi, có đủ cơ sở và được sự thống nhất cao', Tổng bí thư phát biểu.
Chú ý các vấn đề vướng mắc trong pháp luật đất đai
Với chính sách pháp luật về đất đai, Tổng bí thư nhấn mạnh, đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, hết sức phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau.
Tổng bí thư yêu cầu khi đánh giá tình hình cần nêu rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Tập trung làm rõ vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp, tệ tham nhũng liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi ? Vì sao gần 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai ?...
Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong nghị quyết và Luật Đất đai năm 2003, đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn; và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?... Tổng bí thư gợi ý các vấn đề cần thảo luận.
Đề xuất định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện luật pháp, chính sách đất đai, theo Tổng bí thư cần chú ý các vấn đề hiện đang vướng mắc hoặc gây bức xúc trong xã hội và những nội dung còn có ý kiến khác nhau.
Chẳng hạn như: chế độ và hình thức sở hữu đất đai; chính sách giao đất nông nghiệp; thời hạn sử dụng đất nông nghiệp; hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là trong việc quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi; giải quyết khiếu kiện về đất đai và điều tiết giá cả, lợi ích của các bên tham gia thị trường bất động sản.
Chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất đai để phát triển đất nước; bảo đảm cho thị trường bất động sản (trong đó có quyền sử dụng đất) phát triển lành mạnh; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tham nhũng, sử dụng lãng phí đất đai, Tổng bí thư phát biểu.
Nhức nhối tham nhũng, lãng phí
Phòng chống tham nhũng lãng phí được Tổng bí thư đánh giá là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân và gắn trực tiếp với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng.
Để trả lời cho câu hỏi vì sao đã có nhiều quyết sách, tiến hành nhiều biện pháp liên tục nhưng đến nay công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, theo Tổng bí thư cần nhìn thẳng vào sự thật, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, sâu sắc tình hình tham nhũng, lãng phí và kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nhận dạng cho đúng những biểu hiện nổi bật của tham nhũng, lãng phí trong một số lĩnh vực chủ yếu như: đất đai, tài nguyên, đầu tư xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách, mua sắm tài sản công, quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước, nhất là tại các doanh nghiệp nhà nước, hoạt động tín dụng, ngân hàng, công tác tổ chức, cán bộ...
Tổng bí thư yêu cầu trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân gốc rễ, nguyên nhân chủ quan gây ra tệ tham nhũng, lãng phí và dẫn đến những hạn chế, yếu kém, đề ra những chủ trương, giải pháp quyết liệt, có tính đột phá, khả thi cao, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực này, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian tới.
Cải cách tiền lương thực chất hơn
Một nội dung quan trọng khác được Trung ương cho ý kiến là một số chính sách xã hội và tiền lương giai đoạn 2012 - 2020.
Trong quá trình chỉ đạo xây dựng Đề án một số vấn đề về an sinh xã hội và Đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2012 - 2020, Bộ Chính trị nhận thấy cần xác định lại cách đặt vấn đề, phạm vi của hai đề án này cho phù hợp hơn với tính chất, tầm quan trọng của các nội dung và tình hình chuẩn bị các đề án có liên quan khác, Tổng bí thư nói.
Ông nhấn mạnh: sẽ có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội hết sức to lớn nếu như tại hội nghị lần này, Trung ương bàn và ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số chính sách xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2020, mà trọng tâm là chính sách ưu đãi đối với người có công và bảo đảm an sinh xã hội, với những nội dung chủ yếu là: bảo đảm việc làm, thu nhập, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở, trợ giúp xã hội và bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.
Đối với Đề án một số vấn đề về tiền lương, Tổng bí thư đề nghị cho ý kiến về một số vấn đề cấp bách cần và có thể điều chỉnh ngay trong năm 2012, 2013. Như, điều chỉnh tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước; khắc phục những bất hợp lý về tiền lương và thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công, lương hưu và bảo hiểm xã hội; xem xét trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội...
Phải chăng cần gắn cải cách tiền lương thực chất và đồng bộ hơn với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế; tái cấu trúc nền tài chính quốc gia, đơn vị sự nghiệp công, doanh nghiệp nhà nước?...Tổng bí thư nêu vấn đề.
Theo chương trình, hội nghị sẽ diễn ra hết ngày 15/5.
Đó là: tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"; sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí"; Xem xét, quyết định một số vấn đề về chính sách xã hội, tiền lương giai đoạn 2012 - 2020...
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là công việc đặc biệt hệ trọng.
Tại hội nghị lần này, Trung ương sẽ xem xét, cho ý kiến đối với Báo cáo tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cơ bản cần sửa đổi, bổ sung do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Đảng đoàn Quốc hội trình, làm cơ sở cho việc tiếp tục tu chỉnh các báo cáo và tiến hành xây dựng bản dự thảo Hiến pháp (bổ sung, sửa đổi) ở các bước tiếp sau.
Tổng bí thư yêu cầu hội nghị tập trung đánh giá, khẳng định những kết quả nổi bật của Hiến pháp năm 1992 với vai trò là Hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới. Chỉ rõ những kết quả, mặt tích cực đã đạt được; những hạn chế, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân. Chỉ ra những nội dung quy định của Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp cần được bổ sung, sửa đổi; những nội dung quy định đúng, nhưng do tổ chức thực hiện chưa tốt cần chấn chỉnh trong khâu tổ chức thực hiện.
"Chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, được thực tiễn chứng minh là đúng, đã chín muồi, có đủ cơ sở và được sự thống nhất cao', Tổng bí thư phát biểu.
Chú ý các vấn đề vướng mắc trong pháp luật đất đai
Với chính sách pháp luật về đất đai, Tổng bí thư nhấn mạnh, đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn sống của nhân dân và nguồn lực to lớn của đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, hết sức phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau.
Tổng bí thư yêu cầu khi đánh giá tình hình cần nêu rõ những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Tập trung làm rõ vì sao nguồn lực đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nước? Vì sao ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp, tệ tham nhũng liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi ? Vì sao gần 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai ?...
Đâu là nguyên nhân thuộc về quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong nghị quyết và Luật Đất đai năm 2003, đâu là do các quy định dưới luật còn bất cập; có quá nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn; và đâu là do việc tổ chức thực hiện yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước; do nhận thức chưa đầy đủ và ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm?... Tổng bí thư gợi ý các vấn đề cần thảo luận.
Đề xuất định hướng tiếp tục đổi mới, hoàn thiện luật pháp, chính sách đất đai, theo Tổng bí thư cần chú ý các vấn đề hiện đang vướng mắc hoặc gây bức xúc trong xã hội và những nội dung còn có ý kiến khác nhau.
Chẳng hạn như: chế độ và hình thức sở hữu đất đai; chính sách giao đất nông nghiệp; thời hạn sử dụng đất nông nghiệp; hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp, nhất là trong việc quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người có đất bị thu hồi; giải quyết khiếu kiện về đất đai và điều tiết giá cả, lợi ích của các bên tham gia thị trường bất động sản.
Chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất đai để phát triển đất nước; bảo đảm cho thị trường bất động sản (trong đó có quyền sử dụng đất) phát triển lành mạnh; ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tham nhũng, sử dụng lãng phí đất đai, Tổng bí thư phát biểu.
Nhức nhối tham nhũng, lãng phí
Phòng chống tham nhũng lãng phí được Tổng bí thư đánh giá là vấn đề nhức nhối, gây bức xúc trong nhân dân và gắn trực tiếp với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng.
Để trả lời cho câu hỏi vì sao đã có nhiều quyết sách, tiến hành nhiều biện pháp liên tục nhưng đến nay công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, theo Tổng bí thư cần nhìn thẳng vào sự thật, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, sâu sắc tình hình tham nhũng, lãng phí và kết quả của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Nhận dạng cho đúng những biểu hiện nổi bật của tham nhũng, lãng phí trong một số lĩnh vực chủ yếu như: đất đai, tài nguyên, đầu tư xây dựng cơ bản, thu chi ngân sách, mua sắm tài sản công, quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước, nhất là tại các doanh nghiệp nhà nước, hoạt động tín dụng, ngân hàng, công tác tổ chức, cán bộ...
Tổng bí thư yêu cầu trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân gốc rễ, nguyên nhân chủ quan gây ra tệ tham nhũng, lãng phí và dẫn đến những hạn chế, yếu kém, đề ra những chủ trương, giải pháp quyết liệt, có tính đột phá, khả thi cao, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực này, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong thời gian tới.
Cải cách tiền lương thực chất hơn
Một nội dung quan trọng khác được Trung ương cho ý kiến là một số chính sách xã hội và tiền lương giai đoạn 2012 - 2020.
Trong quá trình chỉ đạo xây dựng Đề án một số vấn đề về an sinh xã hội và Đề án cải cách chính sách tiền lương giai đoạn 2012 - 2020, Bộ Chính trị nhận thấy cần xác định lại cách đặt vấn đề, phạm vi của hai đề án này cho phù hợp hơn với tính chất, tầm quan trọng của các nội dung và tình hình chuẩn bị các đề án có liên quan khác, Tổng bí thư nói.
Ông nhấn mạnh: sẽ có ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội hết sức to lớn nếu như tại hội nghị lần này, Trung ương bàn và ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số chính sách xã hội giai đoạn từ nay đến năm 2020, mà trọng tâm là chính sách ưu đãi đối với người có công và bảo đảm an sinh xã hội, với những nội dung chủ yếu là: bảo đảm việc làm, thu nhập, giảm nghèo, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà ở, trợ giúp xã hội và bảo đảm một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.
Đối với Đề án một số vấn đề về tiền lương, Tổng bí thư đề nghị cho ý kiến về một số vấn đề cấp bách cần và có thể điều chỉnh ngay trong năm 2012, 2013. Như, điều chỉnh tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước; khắc phục những bất hợp lý về tiền lương và thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước; điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công, lương hưu và bảo hiểm xã hội; xem xét trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội...
Phải chăng cần gắn cải cách tiền lương thực chất và đồng bộ hơn với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, biên chế; tái cấu trúc nền tài chính quốc gia, đơn vị sự nghiệp công, doanh nghiệp nhà nước?...Tổng bí thư nêu vấn đề.
Theo chương trình, hội nghị sẽ diễn ra hết ngày 15/5.