Trưởng đại diện IMF: “Phải điều chỉnh từ từ!”
Báo giới vừa có cuộc trao đổi cùng ông Il Houng Lee, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam
Báo giới vừa có cuộc trao đổi cùng ông Il Houng Lee, Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam.
Tình trạng quá nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có bất thường?
Cũng không phải bất thường lắm. Điều tương tự từng xảy ra ở các nước khác khi thị trường chứng khoán mới phát triển đã tăng trưởng rất nhanh và giá chứng khoán leo thang từng ngày.
Điều mà tôi lo ngại ở Việt Nam là có sự không chắc chắn ở một mức độ nào đó. Mặc dù rất khó để định giá một doanh nghiệp nhưng theo tôi, đã có tình trạng giá chứng khoán vượt quá giá trị thực của các doanh nghiệp.
Chính phủ vừa quyết định chưa kiểm soát ngoại hối đối với vốn ngoại vào chứng khoán. Ông nhận định thế nào về quyết định này?
Quyết định chưa vội kiểm soát luồng vốn nước ngoài là quyết định đúng đắn. Tôi cũng tin rằng chính sách mà Chính phủ Việt Nam theo đuổi trong lĩnh vực chứng khoán sẽ tiếp tục là những chính sách khôn ngoan và cẩn trọng.
Không riêng Việt Nam mà ở nước nào cũng vậy, khi thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nhanh luôn ẩn chứa yếu tố phóng đại và “bong bóng”, sẽ dẫn đến điều chỉnh. Mặc dù điều này là tự nhiên nhưng Chính phủ cần bảo đảm tình trạng giá chứng khoán “bong bóng” không kéo dài quá lâu và quá trình điều chỉnh sẽ diễn ra dần dần.
Mọi người cần phải làm quen với đặc điểm của thị trường là Chính phủ sẽ đóng vai trò điều chỉnh, tuy nhiên đó phải là sự điều chỉnh thường xuyên và từ từ chứ không phải là sự can thiệp quá thô bạo, đột ngột.
Việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang sốt với chứng khoán, ông nhìn nhận hiện trạng này thế nào?
Tích lũy vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tổng GDP.
Theo tôi, qui mô của thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng bất kể giá chứng khoán có leo cao đến mức dễ tổn thương ra sao. Trong khi khu vực tài chính ngân hàng của Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, các khu vực tài chính phi ngân hàng như thị trường chứng khoán, bảo hiểm sẽ còn tiếp tục được mở rộng.
Việc người dân sử dụng tiền để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán cho thấy xu hướng chuyển các luồng vốn từ thị trường phi chính thức sang thị trường chính thức. Chúng ta sẽ còn chứng kiến việc chuyển tiền vào kinh doanh chứng khoán.
Xu hướng này cho thấy lòng tin vào khu vực ngân hàng và khu vực tài chính của người dân đang gia tăng và đây là một điều tích cực.
Tình trạng quá nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có bất thường?
Cũng không phải bất thường lắm. Điều tương tự từng xảy ra ở các nước khác khi thị trường chứng khoán mới phát triển đã tăng trưởng rất nhanh và giá chứng khoán leo thang từng ngày.
Điều mà tôi lo ngại ở Việt Nam là có sự không chắc chắn ở một mức độ nào đó. Mặc dù rất khó để định giá một doanh nghiệp nhưng theo tôi, đã có tình trạng giá chứng khoán vượt quá giá trị thực của các doanh nghiệp.
Chính phủ vừa quyết định chưa kiểm soát ngoại hối đối với vốn ngoại vào chứng khoán. Ông nhận định thế nào về quyết định này?
Quyết định chưa vội kiểm soát luồng vốn nước ngoài là quyết định đúng đắn. Tôi cũng tin rằng chính sách mà Chính phủ Việt Nam theo đuổi trong lĩnh vực chứng khoán sẽ tiếp tục là những chính sách khôn ngoan và cẩn trọng.
Không riêng Việt Nam mà ở nước nào cũng vậy, khi thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nhanh luôn ẩn chứa yếu tố phóng đại và “bong bóng”, sẽ dẫn đến điều chỉnh. Mặc dù điều này là tự nhiên nhưng Chính phủ cần bảo đảm tình trạng giá chứng khoán “bong bóng” không kéo dài quá lâu và quá trình điều chỉnh sẽ diễn ra dần dần.
Mọi người cần phải làm quen với đặc điểm của thị trường là Chính phủ sẽ đóng vai trò điều chỉnh, tuy nhiên đó phải là sự điều chỉnh thường xuyên và từ từ chứ không phải là sự can thiệp quá thô bạo, đột ngột.
Việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang sốt với chứng khoán, ông nhìn nhận hiện trạng này thế nào?
Tích lũy vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang chiếm một tỉ lệ nhỏ so với tổng GDP.
Theo tôi, qui mô của thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng bất kể giá chứng khoán có leo cao đến mức dễ tổn thương ra sao. Trong khi khu vực tài chính ngân hàng của Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, các khu vực tài chính phi ngân hàng như thị trường chứng khoán, bảo hiểm sẽ còn tiếp tục được mở rộng.
Việc người dân sử dụng tiền để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán cho thấy xu hướng chuyển các luồng vốn từ thị trường phi chính thức sang thị trường chính thức. Chúng ta sẽ còn chứng kiến việc chuyển tiền vào kinh doanh chứng khoán.
Xu hướng này cho thấy lòng tin vào khu vực ngân hàng và khu vực tài chính của người dân đang gia tăng và đây là một điều tích cực.