“Truy thu của Sabeco 408 tỷ đồng tiền thuế là đúng”
Kiểm toán Nhà nước cho rằng, qua vụ Sabeco cho thấy đang có lỗ hổng trong quản lý thuế của nhà nước nhưng không phải là hành vi chuyển giá
Trước phản hồi của Sabeco cho rằng doanh nghiệp này “bị oan” khi bị kiến nghị truy thu 408 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt 2013, Kiểm toán Nhà nước đã chính thức lên tiếng.
Tại kết luận của Kiểm toán Nhà nước mới công bố, cơ quan này đã kiến nghị cơ quan chức năng, truy thu Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) 408 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt riêng năm 2013.
Bởi, theo Kiểm toán Nhà nước, Sabeco đã thành lập và bán bia của mình qua Công ty Thương mại Sabeco (công ty con). Sabeco tính, kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo giá bán ra tại công ty con này.
Công ty Thương mại Sabeco lại chưa bán ra cho người tiêu dùng mà bán tiếp qua các công ty thương mại vùng - công ty cổ phần nhưng Sabeco chi phối cũng với mức khá thấp. Từ đây, các công ty khu vực này mới bán tiếp cho đại lý cấp 1 với giá cao hơn. Đại lý cấp 1 sẽ tiếp tục bán bia Sài Gòn cho các đại lý cấp 2, các nhà hàng, người tiêu dùng...
Do đó, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Sabeco phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá bán ra của các công ty thương mại khu vực - đơn vị trực tiếp bán hàng ra khỏi hệ thống của Sabeco.
Theo Sabeco, doanh nghiệp này đã làm theo đúng quy định của Nhà nước tại các nghị định, thông tư, công văn... được hướng dẫn nên không sai luật.
Sabeco cho rằng các công ty thương mại khu vực là công ty liên kết dù Sabeco nắm tới trên 90% cổ phần, nên không thể lấy giá các công ty này làm giá tính thuế.
Đồng thời, Sabeco cũng cho biết, hiện có hàng loạt doanh nghiệp là tổng công ty, tập đoàn khác cũng có mô hình hoạt động, kinh doanh và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương tự như Sabeco, điển hình là Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Thuốc lá, Công ty Liên doanh Nhà máy bia Việt Nam với các loại bia Heineken, Tiger... nhưng không bị truy thu.
Trao đổi với báo giới sáng 10/7, Kiểm toán trưởng Khu vực 4, bà Trương Thị Việt Hương cho rằng, bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào khâu sản xuất, với mô hình của Sabeco, doanh nghiệp này đã thành lập công ty thương mại để tiêu thụ sản phẩm, nhưng mô hình này là 100% vốn của công ty mẹ và là một mô hình khép kín của Sabeco, nên lợi nhuận cuối cùng vẫn được chuyển về cho Sabeco.
Bà Hương cũng khẳng định, lợi nhuận mà Sabeco thu được là trước khi bán cho các đại lý nên quyết định kiến nghị truy thu thuế tiêu thu đặc biệt là hoàn toàn đúng.
Đối với ý kiến tại sao chỉ kiến nghị truy thu mỗi Sabeco, bà Hương cho hay, “chúng tôi chỉ kiểm toán Sabeco nên kiến nghị như thế, đơn vị khác không làm”.
Tuy nhiên, qua kiểm toán tại Sabeco, đại diện Kiểm toán Nhà nước cũng thừa nhận, đây chính là lỗ hổng trong quản lý thuế của nhà nước hiện nay, nhưng không xác định là hành vi chuyển giá vì lợi nhuận ban đầu là của công ty mẹ và sau đó vẫn chuyển về công ty mẹ.
“Các đơn vị và Sabeco có quyền có ý kiến về kiến nghị của kiểm toán nhưng không có quyền từ chối trách nhiệm của mình”, bà Hương khẳng định.
Còn theo Phó tổng kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng, với kiến nghị trên của Kiểm toán Nhà nước, chắc chắn Sabeco sẽ phải thực hiện. Hiện lãnh đạo của Bộ Tài chính cũng đã thống nhất cao với ý kiến và phương pháp của Kiểm toán Nhà nước.
Bất ngờ với 5 chất vấn của 5 cơ quan báo chí cùng một chủ đề “truy thu thuế của Sabeco”, đại diện lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước nói: “Lãnh đạo kinh tế đối với một quốc gia là vấn đề không hề dễ dàng. Chúng ta đừng biến Sabeco thành vấn đề nóng. Chúng ta chỉ từ một cuộc kiểm toán để kiến nghị với cơ quan quản lý để lấp các lỗ hổng, từ đó mang lại lợi ích cho quốc kế dân sinh”.
Đối với thắc mắc “tại sao lại chỉ Sabeco”, ông Khổng cũng khẳng định, về mặt nghiệp vụ kiểm toán, “chỗ nào không làm thì không được suy diễn, phải đánh giá trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ, mắt thấy tai nghe. Còn có bao nhiêu trường hợp như Sabeco chúng tôi không thể nói ra được, có chăng là chỉ cảnh báo với cơ quan quản lý”.
Tại kết luận của Kiểm toán Nhà nước mới công bố, cơ quan này đã kiến nghị cơ quan chức năng, truy thu Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) 408 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt riêng năm 2013.
Bởi, theo Kiểm toán Nhà nước, Sabeco đã thành lập và bán bia của mình qua Công ty Thương mại Sabeco (công ty con). Sabeco tính, kê khai và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo giá bán ra tại công ty con này.
Công ty Thương mại Sabeco lại chưa bán ra cho người tiêu dùng mà bán tiếp qua các công ty thương mại vùng - công ty cổ phần nhưng Sabeco chi phối cũng với mức khá thấp. Từ đây, các công ty khu vực này mới bán tiếp cho đại lý cấp 1 với giá cao hơn. Đại lý cấp 1 sẽ tiếp tục bán bia Sài Gòn cho các đại lý cấp 2, các nhà hàng, người tiêu dùng...
Do đó, Kiểm toán Nhà nước yêu cầu Sabeco phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên giá bán ra của các công ty thương mại khu vực - đơn vị trực tiếp bán hàng ra khỏi hệ thống của Sabeco.
Theo Sabeco, doanh nghiệp này đã làm theo đúng quy định của Nhà nước tại các nghị định, thông tư, công văn... được hướng dẫn nên không sai luật.
Sabeco cho rằng các công ty thương mại khu vực là công ty liên kết dù Sabeco nắm tới trên 90% cổ phần, nên không thể lấy giá các công ty này làm giá tính thuế.
Đồng thời, Sabeco cũng cho biết, hiện có hàng loạt doanh nghiệp là tổng công ty, tập đoàn khác cũng có mô hình hoạt động, kinh doanh và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tương tự như Sabeco, điển hình là Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Thuốc lá, Công ty Liên doanh Nhà máy bia Việt Nam với các loại bia Heineken, Tiger... nhưng không bị truy thu.
Trao đổi với báo giới sáng 10/7, Kiểm toán trưởng Khu vực 4, bà Trương Thị Việt Hương cho rằng, bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là đánh vào khâu sản xuất, với mô hình của Sabeco, doanh nghiệp này đã thành lập công ty thương mại để tiêu thụ sản phẩm, nhưng mô hình này là 100% vốn của công ty mẹ và là một mô hình khép kín của Sabeco, nên lợi nhuận cuối cùng vẫn được chuyển về cho Sabeco.
Bà Hương cũng khẳng định, lợi nhuận mà Sabeco thu được là trước khi bán cho các đại lý nên quyết định kiến nghị truy thu thuế tiêu thu đặc biệt là hoàn toàn đúng.
Đối với ý kiến tại sao chỉ kiến nghị truy thu mỗi Sabeco, bà Hương cho hay, “chúng tôi chỉ kiểm toán Sabeco nên kiến nghị như thế, đơn vị khác không làm”.
Tuy nhiên, qua kiểm toán tại Sabeco, đại diện Kiểm toán Nhà nước cũng thừa nhận, đây chính là lỗ hổng trong quản lý thuế của nhà nước hiện nay, nhưng không xác định là hành vi chuyển giá vì lợi nhuận ban đầu là của công ty mẹ và sau đó vẫn chuyển về công ty mẹ.
“Các đơn vị và Sabeco có quyền có ý kiến về kiến nghị của kiểm toán nhưng không có quyền từ chối trách nhiệm của mình”, bà Hương khẳng định.
Còn theo Phó tổng kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng, với kiến nghị trên của Kiểm toán Nhà nước, chắc chắn Sabeco sẽ phải thực hiện. Hiện lãnh đạo của Bộ Tài chính cũng đã thống nhất cao với ý kiến và phương pháp của Kiểm toán Nhà nước.
Bất ngờ với 5 chất vấn của 5 cơ quan báo chí cùng một chủ đề “truy thu thuế của Sabeco”, đại diện lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước nói: “Lãnh đạo kinh tế đối với một quốc gia là vấn đề không hề dễ dàng. Chúng ta đừng biến Sabeco thành vấn đề nóng. Chúng ta chỉ từ một cuộc kiểm toán để kiến nghị với cơ quan quản lý để lấp các lỗ hổng, từ đó mang lại lợi ích cho quốc kế dân sinh”.
Đối với thắc mắc “tại sao lại chỉ Sabeco”, ông Khổng cũng khẳng định, về mặt nghiệp vụ kiểm toán, “chỗ nào không làm thì không được suy diễn, phải đánh giá trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ, mắt thấy tai nghe. Còn có bao nhiêu trường hợp như Sabeco chúng tôi không thể nói ra được, có chăng là chỉ cảnh báo với cơ quan quản lý”.