Từ việc “gắn sao” cho trường phổ thông
Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM bị yêu cầu ngừng ngay chủ trương bình chọn trường THPT đạt chuẩn "sao"
Chỉ trong khoảng 14 ngày sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM công bố kế hoạch bình chọn trường THPT đạt chuẩn “sao” năm học 2007- 2008, UBND Tp.HCM đã có công văn yêu cầu Sở ngừng ngay chủ trương này.
Các tiêu chuẩn bình chọn trường “sao” được đưa ra gồm: hiệu suất đào tạo của trường; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng trong 3 năm 2005, 2006, 2007; phương thức tổ chức giáo dục hiện đại; không bị phụ huynh học sinh than phiền về vấn đề dạy thêm-học thêm và thu tiền.
Tất cả các trường THPT trong thành phố, không phân biệt loại hình công lập hay dân lập, tư thục đều có thể được tham gia để bình chọn “sao”. Xem xét các tiêu chuẩn đưa ra để bình chọn của Sở thì đều thấy đó là những tiêu chuẩn khá lý tưởng để tạo nên được một môi trường “trong sạch” nhất của bậc học này.
Theo ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM, mục đích của việc bình chọn trường “sao” như sau:
Thứ nhất, để tôn vinh những trường tốt, việc này có giá trị kích thích các trường phấn đấu vươn lên để được tôn vinh. Thứ hai, cung cấp thông tin để phụ huynh biết nhằm chọn lựa trường phù hợp cho con em.
Thứ ba, đánh giá một cách khách quan ở khía cạnh xã hội, vì thực tế có trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiên tiến, xuất sắc nhưng phụ huynh không biết, không tin tưởng để gửi con em. Hiện nay giá trị xã hội và giá trị bên trong nhà trường chưa gặp nhau. Việc tổ chức bình chọn trường “sao” là cơ hội giải quyết sự thống nhất chuẩn giá trị.
Tuy nhiên, trong dư luận đã có nhiều ý kiến phản ứng về ý tưởng “gắn sao”. Nhiều phụ huynh cho rằng trường nào ra sao thì phụ huynh cũng đã tự biết, hơn nữa, nếu “gắn sao” thì càng tăng thêm tệ nạn “chạy trường” mà từ trước đến nay vốn đã rất nóng trên địa bàn này...
Mặt khác, toàn thành phố đang có đủ các loại hình như trường công lập, bán công, tư thục, dân lập, trường chuyên, năng khiếu, quốc tế, tự chủ tài chính, tự chủ tài chính chất lượng cao, tăng cường tiếng Anh... nếu “gắn sao” thì có thể sự bất bình đẳng trong đầu tư cơ sở vật chất cho từng trường càng trở nên bất bình đẳng và con em họ cũng sẽ phải học trong một môi trường bất bình đẳng...
Theo ý kiến của PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM với chủ trương (đề án) “gắn sao” cho các trường THPT, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo muốn hướng đến mục đích tích cực là giúp phụ huynh chọn trường phù hợp cho con em mình.
Nhưng đáng tiếc, “mặt tích cực” này lại có tính “phản giáo dục”, vì như vậy, học sinh giỏi sẽ tập trung vào những trường “5 sao”, tạo sự phân hóa rất rõ ràng ở chất lượng học sinh. Sự phân hóa đó sẽ gây thêm khó khăn cho ngành giáo dục thành phố, khó khăn cho nhà trường, đặc biệt cho giáo viên, để nâng cao chất lượng học sinh. Cũng có thể, sau khi “gắn sao” cho các trường, Sở sẽ tập trung nâng chất lượng cho các trường “không sao”, “1 - 2 sao”, nhưng sự nâng chất lượng đó sẽ gặp rất nhiều rào cản, rất khó đạt mục tiêu.
Phân tích về nguyên nhân những phản đối của dư luận Tp.HCM với ý tưởng “gắn sao” trường THPT, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho rằng để đầu tư cho giáo dục, những người giàu hơn thì chi trả nhiều hơn, những người thu nhập thấp thì chi trả ít hơn, những người nghèo thì được Nhà nước bao cấp. Nhưng, chúng ta không thể nào áp đặt, với một sự phân biệt đối xử như trên trong việc chi trả cho giáo dục mà không gây bất bình trong xã hội.
Việc “gắn sao” sẽ không bị phản đối và nó sẽ được xem là một cách làm đổi mới và rất cần thiết nếu nó được đặt trong hoàn cảnh như sau:
Bạn đã bao giờ trả tiền đắt hơn cho một chiếc cốc chỉ vì nó được vẽ thêm một vài ngôi sao chưa? Rất nhiều những người khá giả đã làm như vậy. Thế thì tại sao không áp dụng điều tương tự đối với giáo dục? Thêm một vài ngôi sao để thu hút những người giàu là điều nên và có thể làm.
Chỉ có điều, các “ngôi sao” phải thêm cho trường dân lập hoặc tư thục để các trường này có thể thu hút được những người giàu. Các trường công không làm được điều này vì không thể phân biệt đối xử và thu học phí cao.
Người Việt Nam chúng ta ai mà không muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập? Nếu trường ngoài công lập có điều kiện tốt hơn, những người giàu sẽ gửi con đến các trường này và chịu toàn bộ các chi phí (nếu họ không thích thì cứ gửi con đến trường công, không ai cấm đoán cả). Kết quả của sự lựa chọn này là Nhà nước sẽ có thêm điều kiện để chăm lo cho con em của những người nghèo. Nhờ đó, công bằng xã hội sẽ được đảm bảo nhiều hơn.
Điều gì còn đọng lại đằng sau một câu chuyện “sao” rơi? Cũng theo TS. Dũng thì dư luận phản ứng việc “gắn sao” vì: công bằng xã hội trong giáo dục càng giảm sút khi việc “gắn sao” phần lớn chỉ được gắn cho những trường công. Mà như vậy thì những gia đình khá giả hơn sẽ tìm mọi cách để đưa con em mình vào các trường này. Và chúng ta có thể tin chắc rằng họ có nhiều cách hơn những người nghèo để làm như vậy.
Các tiêu chuẩn bình chọn trường “sao” được đưa ra gồm: hiệu suất đào tạo của trường; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng trong 3 năm 2005, 2006, 2007; phương thức tổ chức giáo dục hiện đại; không bị phụ huynh học sinh than phiền về vấn đề dạy thêm-học thêm và thu tiền.
Tất cả các trường THPT trong thành phố, không phân biệt loại hình công lập hay dân lập, tư thục đều có thể được tham gia để bình chọn “sao”. Xem xét các tiêu chuẩn đưa ra để bình chọn của Sở thì đều thấy đó là những tiêu chuẩn khá lý tưởng để tạo nên được một môi trường “trong sạch” nhất của bậc học này.
Theo ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp.HCM, mục đích của việc bình chọn trường “sao” như sau:
Thứ nhất, để tôn vinh những trường tốt, việc này có giá trị kích thích các trường phấn đấu vươn lên để được tôn vinh. Thứ hai, cung cấp thông tin để phụ huynh biết nhằm chọn lựa trường phù hợp cho con em.
Thứ ba, đánh giá một cách khách quan ở khía cạnh xã hội, vì thực tế có trường đạt chuẩn quốc gia, trường tiên tiến, xuất sắc nhưng phụ huynh không biết, không tin tưởng để gửi con em. Hiện nay giá trị xã hội và giá trị bên trong nhà trường chưa gặp nhau. Việc tổ chức bình chọn trường “sao” là cơ hội giải quyết sự thống nhất chuẩn giá trị.
Tuy nhiên, trong dư luận đã có nhiều ý kiến phản ứng về ý tưởng “gắn sao”. Nhiều phụ huynh cho rằng trường nào ra sao thì phụ huynh cũng đã tự biết, hơn nữa, nếu “gắn sao” thì càng tăng thêm tệ nạn “chạy trường” mà từ trước đến nay vốn đã rất nóng trên địa bàn này...
Mặt khác, toàn thành phố đang có đủ các loại hình như trường công lập, bán công, tư thục, dân lập, trường chuyên, năng khiếu, quốc tế, tự chủ tài chính, tự chủ tài chính chất lượng cao, tăng cường tiếng Anh... nếu “gắn sao” thì có thể sự bất bình đẳng trong đầu tư cơ sở vật chất cho từng trường càng trở nên bất bình đẳng và con em họ cũng sẽ phải học trong một môi trường bất bình đẳng...
Theo ý kiến của PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM với chủ trương (đề án) “gắn sao” cho các trường THPT, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo muốn hướng đến mục đích tích cực là giúp phụ huynh chọn trường phù hợp cho con em mình.
Nhưng đáng tiếc, “mặt tích cực” này lại có tính “phản giáo dục”, vì như vậy, học sinh giỏi sẽ tập trung vào những trường “5 sao”, tạo sự phân hóa rất rõ ràng ở chất lượng học sinh. Sự phân hóa đó sẽ gây thêm khó khăn cho ngành giáo dục thành phố, khó khăn cho nhà trường, đặc biệt cho giáo viên, để nâng cao chất lượng học sinh. Cũng có thể, sau khi “gắn sao” cho các trường, Sở sẽ tập trung nâng chất lượng cho các trường “không sao”, “1 - 2 sao”, nhưng sự nâng chất lượng đó sẽ gặp rất nhiều rào cản, rất khó đạt mục tiêu.
Phân tích về nguyên nhân những phản đối của dư luận Tp.HCM với ý tưởng “gắn sao” trường THPT, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho rằng để đầu tư cho giáo dục, những người giàu hơn thì chi trả nhiều hơn, những người thu nhập thấp thì chi trả ít hơn, những người nghèo thì được Nhà nước bao cấp. Nhưng, chúng ta không thể nào áp đặt, với một sự phân biệt đối xử như trên trong việc chi trả cho giáo dục mà không gây bất bình trong xã hội.
Việc “gắn sao” sẽ không bị phản đối và nó sẽ được xem là một cách làm đổi mới và rất cần thiết nếu nó được đặt trong hoàn cảnh như sau:
Bạn đã bao giờ trả tiền đắt hơn cho một chiếc cốc chỉ vì nó được vẽ thêm một vài ngôi sao chưa? Rất nhiều những người khá giả đã làm như vậy. Thế thì tại sao không áp dụng điều tương tự đối với giáo dục? Thêm một vài ngôi sao để thu hút những người giàu là điều nên và có thể làm.
Chỉ có điều, các “ngôi sao” phải thêm cho trường dân lập hoặc tư thục để các trường này có thể thu hút được những người giàu. Các trường công không làm được điều này vì không thể phân biệt đối xử và thu học phí cao.
Người Việt Nam chúng ta ai mà không muốn tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập? Nếu trường ngoài công lập có điều kiện tốt hơn, những người giàu sẽ gửi con đến các trường này và chịu toàn bộ các chi phí (nếu họ không thích thì cứ gửi con đến trường công, không ai cấm đoán cả). Kết quả của sự lựa chọn này là Nhà nước sẽ có thêm điều kiện để chăm lo cho con em của những người nghèo. Nhờ đó, công bằng xã hội sẽ được đảm bảo nhiều hơn.
Điều gì còn đọng lại đằng sau một câu chuyện “sao” rơi? Cũng theo TS. Dũng thì dư luận phản ứng việc “gắn sao” vì: công bằng xã hội trong giáo dục càng giảm sút khi việc “gắn sao” phần lớn chỉ được gắn cho những trường công. Mà như vậy thì những gia đình khá giả hơn sẽ tìm mọi cách để đưa con em mình vào các trường này. Và chúng ta có thể tin chắc rằng họ có nhiều cách hơn những người nghèo để làm như vậy.