Từ “vua” tôm sú đến “chúa” đảo tu hài
Ông Tờ là người nuôi thành công tôm sú đầu tiên ở miền Bắc, điều hành “đảo tu hài” duy nhất ở vùng vịnh Bái Tử Long
Là người nuôi thành công tôm sú đầu tiên ở miền Bắc, điều hành “đảo tu hài” duy nhất ở vùng vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh, nhưng ông Tờ không giống với một lão nông tri điền nào.
Dáng cao to, tóc mai dài thượt, diện complê trắng nhưng người ta vẫn nhận ra cái vẻ lãng du phong trần của người ăn sóng nằm gió, ham thích phiêu lưu. Và câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ chuyến phiêu lưu đầu tiên của ông Tờ khi đưa con tôm sú từ miền Trung ra miền Bắc.
Sinh ra ở vùng Yên Hưng nên ngay từ bé ông Tờ chẳng lạ gì với nghề đăng đó, khai thác thủy sản ven bờ biển, hay trong các đầm, phá ven biển. Tàu nhỏ, lưới bé, khai thác thủ công, nuôi trồng thì quảng canh, năng suất thấp... là những ấn tượng đọng lại đối với chàng lính Đỗ Hữu Tờ khi vừa rời quân ngũ năm 1984.
Tuy nhiên, ấn tượng là vậy nhưng để thay đổi, để làm giàu từ biển không phải là chuyện một sớm, một chiều. Ông Tờ được phân công đi học lớp quản lý về kinh tế biển, sau đó tham gia công tác tại địa phương. Thời thế thay đổi khi cơ chế bao cấp bị xóa bỏ, ông Tờ cũng gom góp, vay mượn để sắm một chiếc tàu đi thu gom tôm, cá của ngư dân, bán lại cho các cơ sở chế biến đông lạnh, xuất khẩu.
Từ vùng tôm Quảng Ninh
Những ngày lang thang khắp vùng vịnh Hạ Long, ông Tờ càng trăn trở trước cảnh “lọc nước lấy cá” của người dân. “Có những đầm tôm rộng hàng trăm ha được giao khoán chỉ vài chục triệu/năm thế mà cũng không hoàn thành được. Bởi người nhận thầu chỉ trông vào khai thác nguồn tôm cá tự nhiên chứ không chăn thả quy mô lớn”, ông Tờ nhận xét.
Cũng những ngày dọc ngang với ngư dân, vốn kiến thức về thủy sản đã được tích lũy kha khá, ông Tờ nghĩ đến việc không thể chỉ trông vào com tôm, con cá giời cho. Muốn vậy chỉ còn cách nuôi, nhưng nuôi con gì là câu hỏi không dễ có lời giải chỉ từ thực tế ở Quảng Ninh.
Ông Tờ lại đi, lại nghe ngóng, tìm kiếm các mô hình nuôi thủy sản ở miền Bắc lúc đó. Vật nuôi nổi bật nhất chính là con tôm sú giá trị kinh tế cao, lại có khả năng thâm canh. Thế nhưng “ngặt nỗi’ chưa có mô hình nào nuôi tôm sú thành công ở miền Bắc để ông Tờ học hỏi!
Vậy nên, khi ông Tờ đấu thầu thuê hẳn 350 ha đầm để nuôi tôm sú vào năm 1996 đã trở thành sự kiện trong giới thủy sản ở Quảng Ninh. Người khâm phục “máu làm ăn” của ông cũng có, người bảo ông “hâm” cũng không ít nhưng tất cả đều lo lắng cho cái khoản nợ hàng trăm triệu ở thời điểm đó sẽ đổ xuống đầu ông nếu thất bại.
“Mình cũng lo chứ, nhưng cũng đã tham quan hết các mô hình nuôi tôm sú thất bại ở miền Bắc nên cũng rút ra được kinh nghiệm để mà làm”, ông Tờ tâm sự. Trời không phụ lòng người, 350 ha tôm sú nuôi theo lối quảng canh với gần 20 vạn tôm giống đã đem lại tiền tỷ cho ông Tờ ngay từ vụ đầu tiên và cả vùng ven biển Quảng Ninh chuyển mình theo hướng nuôi tôm sú.
Con tôm sú trở thành một trong những vật nuôi chiến lược để xóa đói giảm nghèo ở địa phương này. Giá đất, giá thuê đầm, thầu đầm tôm tăng vùn vụt. Nhiều vùng đầm phá được chia nhỏ ra, nhiều vùng đầm mới ven biển được hình thành trên “nền của những vạt rừng sú vẹt”, bản thân ông Tờ cũng giúp hàng tỷ đồng vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều người cùng giàu lên như mình.
6-7 vụ tôm liên tiếp, dân Quảng Ninh đã có nhiều người trở thành tỷ phú đầm tôm nhưng đó cũng là lúc ông Tờ rút lui lặng lẽ. Nhiều người ngỡ ngàng, nhưng ông Tờ có cái lý riêng của mình. “Nuôi tôm sinh thái theo phương thức quảng canh chính là đảm bảo môi trường bền vững vì vậy phải đầm lớn mới phát triển được nhưng trước lợi nhuận, nhiều đầm tôm quảng canh ở Quảng Ninh lúc đó bị cắt nhỏ để thâm canh trong khi đó nguồn nước nuôi tôm lại bị ô nhiễm ngày càng nhiều, tất yếu sẽ dẫn đến dịch bệnh cho tôm”, ông Tờ giải thích.
“Thủy sản là chim trời cá nước, năm được năm mất, quan trọng là sau khi mất tìm ra được cái gì”. Đó là những gì ông Tờ rút ra từ sau những vụ tôm thành công.
Lại một “đề toán” được đưa ra, không chỉ là chuyện làm giàu mà đó còn là chuyện làm giàu bền vững. Cũng giống như cái lần vay mượn tiền để mua tàu thu gom hải sản, thế chấp nhà cửa để nuôi tôm sú... ông Tờ lại đi tìm điều ông muốn từ cuộc sống.
Đến “đảo Tu hài”
“Thực ra đó cũng là cái duyên bởi mình “quen” tu hài là trong quán nhậu khi còn “làm” tôm. Cái giống “vòi voi” này ăn ngon mà đắt ra phết, mỗi lần chỉ ăn vài con cũng trả khối tiền, nhưng ở nước ta chưa có ai nuôi được, chỉ bắt tự nhiên về.” ông Tờ nhớ lại.
Ông Tờ dành gần 1 năm để nghiên cứu cách nuôi, nguồn giống tu hài cũng như tìm chọn địa điểm để thả lồng nuôi trên vùng vịnh Bái Tử Long. “Giống này chúng tự lớn nhưng quan trọng là nước phải sạch, dinh dưỡng cao, nhiệt độ không xuống quá thấp, ông Tờ nói. Sau bao chuyến thuê tàu khảo sát từng hòn đảo, từng ngấn nước thủy triều lên xuống ở vịnh Bái Tử Long, năm 2004, ông Tờ “chấm” được đảo Bánh Sữa với hàm lượng dinh dưỡng trong nước biển cao, có cát và rặng san hô ngầm, nhiệt độ nước biển ổn định ở mức trung bình....
Từng viên ngói, hòn gạch, bao xi măng từ đất liền được ra xây dựng nhà, trại ngoài đảo, hàng ngàn mét khối vỏ trai, sò được hút từ vịnh Bái Tử Long vào đổ thành bãi nuôi Tu hài, chi phí ban đầu cho cơ sở vật chất đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Tiếp đó, ông Tờ hăm hở mua mấy chục vạn tu hài giống trị giá trên 300 triệu từ Trung Quốc về nuôi.
Xuống giống rồi, mấy tháng sau lũ tu hài dở chứng chết sạch không còn một con chỉ trong một tuần. Ông Tờ choáng váng, cả tỷ bạc đã tan theo sóng biển. Nghe tin Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 nhân giống thành công tu hài, Đỗ Tờ tìm đến mua được 10 vạn giống về nuôi. Có giống nội địa, ông còn áp dụng tài liệu hướng dẫn nuôi tu hài của hợp phần Suma (Phần Lan) nhưng tu hài... vẫn chết.
Rà soát lại toàn bộ các giai đoạn nuôi, đúc rút kinh nghiệm Đỗ Hữu Tờ nhận thấy từng giai đoạn phát triển tu hài phù hợp với từng độ mịn của các loại cát khác nhau, mật độ nuôi của từng thời kỳ cũng khác và ngay cả quy trình nuôi tu hài theo “giáo trình” Suma cũng có vấn đề.
Thay vì làm theo hướng dẫn nuôi tu hài trong giàn treo trên bè, vừa tốt kém do nhiều phao, nhiều cọc cắm lại bị hà bám, cạnh tranh thức ăn với tu hài... ông Tờ bỏ tu hài trong lồng có chứa vụn san hô, vỏ nhuyễn thể có lưới chụp xung quanh, thả sát đáy bãi cát, tu hài lớn rất nhanh và không suy tổn. “Suma chỉ hướng dẫn nuôi bãi bằng cách căng lưới mặt nhưng tôi còn căng lưới lót đáy nữa nên xuống giống đều hơn, thu hoạch róc hơn và an toàn tuyệt đối”, ông Tờ nói.
Anh Vũ Hoàng Năm, người trực tiếp điều hành sản xuất công việc trên “đảo Tu hài” vừa chỉ cho tôi xem hệ thống lồng tu hài xếp ngan ngát dưới mặt nước vừa cho biết quy trình nuôi tu hài: “Mỗi lồng gieo 1.000 con giống, sau khoảng 3 tháng lọc lại 35 con thì chuyển sang lồng thương phẩm cùng với cát san hô nhuyễn, đặt vị trí cố định cách mặt nước 5m.
Cứ như vậy 10 - 12 tháng là có thể thu hoạch. Trong suốt quá trình này không phải chăm sóc giống hay cho ăn, chúng sẽ tự ăn các phù du tự nhiên trong nước biển... Tháng giêng và tháng hai âm lịch thường là chính vụ, “xuống giống” tu hài ồ ạt.
Áp dụng cách nuôi ngược, tu hài ở đảo Bánh sữa nuôi rất nhanh lớn, bình quân chỉ 12-14 tháng là được thu. Ngày ngày, từ hòn đảo này xuất đi trung bình 80-100 kg tu hài thịt, giá bán 170.000 đồng/kg đi Hà Nội, Hải Phòng hay vào tận Tp.HCM. Tính ra với sản lượng cỡ 40 tấn/năm, doanh thu không dưới 10 tỷ đồng. Nếu tính gộp cả sản lượng của khoảng 200 hộ nuôi khác tại sáu xã Bản Sen, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi và Hạ Long thì lượng tu hài thịt ở Vân Đồn cung cấp cho thịt trường vào khoảng 100 tấn/năm.
Không những nuôi, ông Tờ còn nung nấu việc ươm giống tu hài với suy nghĩ chỉ có thể phát triển ổn định nếu chủ động được nguồn giống. Nghĩ là làm, ông bỏ trên 2 tỷ đồng để xây trại ươm, tham khảo quy trình sinh sản tu hài của Viện thủy sản, kéo kỹ sư thủy sản về làm. Anh Võ Đình Quế, phụ trách chính tại trại giống cho biết: “Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào quá trình tạo giống. Phải chọn được con bố mẹ khỏe, vàng vỏ, giờ sinh sản đều.
Kỳ công nhất là chăm sóc ấu trùng, bởi phải đảm bảo chất lượng thức ăn tảo biển và điều chỉnh nhiệt độ, độ mặn của nước sao cho phù hợp”. Hiện tại một trại sản xuất giống tu hài cho sản lượng 5 triệu con giống/năm, vừa đảm bảo giống nuôi cho đảo vừa cung cấp cho các hộ nuôi khác.
Giờ đây, tu hài Đỗ Hữu Tờ không chỉ dừng lại ở trong nước mà mới đây có một đoàn thương gia Nhật tìm đến đảo Bánh sữa để tận mắt xem xét điều kiện tự nhiên, khu nhân giống, khu nuôi trồng, tận miệng thưởng thức các món chế biến từ tu hài. Sau nhưng cái gật đầu tấm tắc khen ngon, ông Tờ đã có trong tay bản ghi nhớ để xuất khẩu tu hài sang thị trường Nhật Bản với giá 10 USD/kg.
“Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành làm các thủ tục chứng nhận về xuất xứ vùng nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu những lô tu hài thịt đầu tiên sang Nhật Bản trong năm 2008”, ông Tờ cho biết. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, thời gian tới, quy mô nuôi trồng tu hài ở vùng Vân Đồn phải tăng gấp nhiều lần hiện nay nhằm đạt sản lượng 1.000 tấn trở lên.
“Trại giống Tu hài cũng sẽ được nâng công suất từ 5 triệu lên 20 triệu con giống/năm, hệ thống các trại nuôi quy mô hộ gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của công ty, đảm bảo cung cấp 500-700 tấn tu hài thịt/năm cho công ty”, ông Tờ nói.
Tôi hỏi ông, sau tu hài, đến loại nhuyễn thể nào sẽ được chọn để phát triển ở biển Vân Đồn giàu tiềm năng? “Tôi chọn bào ngư không chỉ vì nó là loại hải sản vừa bổ vừa quý mà loài này còn có khả năng làm sạch môi trường nước biển. Nhưng khó nhất vẫn là khâu nhân giống. Vì vậy, sắp tới tôi sẽ tuyển thêm kỹ sư thủy sản về làm với mức lương có thể lên đến hàng chục triệu đồng/tháng”, ông Tờ trả lời.
Xin chúc ông sẽ thành công với những dự án nuôi nhuyễn thể của mình để người dân vùng biển Vân Đồn không còn cảnh “lọc nước lấy cá”, mà có thêm nhiều “chúa đảo” như ông Đỗ Tờ.
Dáng cao to, tóc mai dài thượt, diện complê trắng nhưng người ta vẫn nhận ra cái vẻ lãng du phong trần của người ăn sóng nằm gió, ham thích phiêu lưu. Và câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ chuyến phiêu lưu đầu tiên của ông Tờ khi đưa con tôm sú từ miền Trung ra miền Bắc.
Sinh ra ở vùng Yên Hưng nên ngay từ bé ông Tờ chẳng lạ gì với nghề đăng đó, khai thác thủy sản ven bờ biển, hay trong các đầm, phá ven biển. Tàu nhỏ, lưới bé, khai thác thủ công, nuôi trồng thì quảng canh, năng suất thấp... là những ấn tượng đọng lại đối với chàng lính Đỗ Hữu Tờ khi vừa rời quân ngũ năm 1984.
Tuy nhiên, ấn tượng là vậy nhưng để thay đổi, để làm giàu từ biển không phải là chuyện một sớm, một chiều. Ông Tờ được phân công đi học lớp quản lý về kinh tế biển, sau đó tham gia công tác tại địa phương. Thời thế thay đổi khi cơ chế bao cấp bị xóa bỏ, ông Tờ cũng gom góp, vay mượn để sắm một chiếc tàu đi thu gom tôm, cá của ngư dân, bán lại cho các cơ sở chế biến đông lạnh, xuất khẩu.
Từ vùng tôm Quảng Ninh
Những ngày lang thang khắp vùng vịnh Hạ Long, ông Tờ càng trăn trở trước cảnh “lọc nước lấy cá” của người dân. “Có những đầm tôm rộng hàng trăm ha được giao khoán chỉ vài chục triệu/năm thế mà cũng không hoàn thành được. Bởi người nhận thầu chỉ trông vào khai thác nguồn tôm cá tự nhiên chứ không chăn thả quy mô lớn”, ông Tờ nhận xét.
Cũng những ngày dọc ngang với ngư dân, vốn kiến thức về thủy sản đã được tích lũy kha khá, ông Tờ nghĩ đến việc không thể chỉ trông vào com tôm, con cá giời cho. Muốn vậy chỉ còn cách nuôi, nhưng nuôi con gì là câu hỏi không dễ có lời giải chỉ từ thực tế ở Quảng Ninh.
Ông Tờ lại đi, lại nghe ngóng, tìm kiếm các mô hình nuôi thủy sản ở miền Bắc lúc đó. Vật nuôi nổi bật nhất chính là con tôm sú giá trị kinh tế cao, lại có khả năng thâm canh. Thế nhưng “ngặt nỗi’ chưa có mô hình nào nuôi tôm sú thành công ở miền Bắc để ông Tờ học hỏi!
Vậy nên, khi ông Tờ đấu thầu thuê hẳn 350 ha đầm để nuôi tôm sú vào năm 1996 đã trở thành sự kiện trong giới thủy sản ở Quảng Ninh. Người khâm phục “máu làm ăn” của ông cũng có, người bảo ông “hâm” cũng không ít nhưng tất cả đều lo lắng cho cái khoản nợ hàng trăm triệu ở thời điểm đó sẽ đổ xuống đầu ông nếu thất bại.
“Mình cũng lo chứ, nhưng cũng đã tham quan hết các mô hình nuôi tôm sú thất bại ở miền Bắc nên cũng rút ra được kinh nghiệm để mà làm”, ông Tờ tâm sự. Trời không phụ lòng người, 350 ha tôm sú nuôi theo lối quảng canh với gần 20 vạn tôm giống đã đem lại tiền tỷ cho ông Tờ ngay từ vụ đầu tiên và cả vùng ven biển Quảng Ninh chuyển mình theo hướng nuôi tôm sú.
Con tôm sú trở thành một trong những vật nuôi chiến lược để xóa đói giảm nghèo ở địa phương này. Giá đất, giá thuê đầm, thầu đầm tôm tăng vùn vụt. Nhiều vùng đầm phá được chia nhỏ ra, nhiều vùng đầm mới ven biển được hình thành trên “nền của những vạt rừng sú vẹt”, bản thân ông Tờ cũng giúp hàng tỷ đồng vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều người cùng giàu lên như mình.
6-7 vụ tôm liên tiếp, dân Quảng Ninh đã có nhiều người trở thành tỷ phú đầm tôm nhưng đó cũng là lúc ông Tờ rút lui lặng lẽ. Nhiều người ngỡ ngàng, nhưng ông Tờ có cái lý riêng của mình. “Nuôi tôm sinh thái theo phương thức quảng canh chính là đảm bảo môi trường bền vững vì vậy phải đầm lớn mới phát triển được nhưng trước lợi nhuận, nhiều đầm tôm quảng canh ở Quảng Ninh lúc đó bị cắt nhỏ để thâm canh trong khi đó nguồn nước nuôi tôm lại bị ô nhiễm ngày càng nhiều, tất yếu sẽ dẫn đến dịch bệnh cho tôm”, ông Tờ giải thích.
“Thủy sản là chim trời cá nước, năm được năm mất, quan trọng là sau khi mất tìm ra được cái gì”. Đó là những gì ông Tờ rút ra từ sau những vụ tôm thành công.
Lại một “đề toán” được đưa ra, không chỉ là chuyện làm giàu mà đó còn là chuyện làm giàu bền vững. Cũng giống như cái lần vay mượn tiền để mua tàu thu gom hải sản, thế chấp nhà cửa để nuôi tôm sú... ông Tờ lại đi tìm điều ông muốn từ cuộc sống.
Đến “đảo Tu hài”
“Thực ra đó cũng là cái duyên bởi mình “quen” tu hài là trong quán nhậu khi còn “làm” tôm. Cái giống “vòi voi” này ăn ngon mà đắt ra phết, mỗi lần chỉ ăn vài con cũng trả khối tiền, nhưng ở nước ta chưa có ai nuôi được, chỉ bắt tự nhiên về.” ông Tờ nhớ lại.
Ông Tờ dành gần 1 năm để nghiên cứu cách nuôi, nguồn giống tu hài cũng như tìm chọn địa điểm để thả lồng nuôi trên vùng vịnh Bái Tử Long. “Giống này chúng tự lớn nhưng quan trọng là nước phải sạch, dinh dưỡng cao, nhiệt độ không xuống quá thấp, ông Tờ nói. Sau bao chuyến thuê tàu khảo sát từng hòn đảo, từng ngấn nước thủy triều lên xuống ở vịnh Bái Tử Long, năm 2004, ông Tờ “chấm” được đảo Bánh Sữa với hàm lượng dinh dưỡng trong nước biển cao, có cát và rặng san hô ngầm, nhiệt độ nước biển ổn định ở mức trung bình....
Từng viên ngói, hòn gạch, bao xi măng từ đất liền được ra xây dựng nhà, trại ngoài đảo, hàng ngàn mét khối vỏ trai, sò được hút từ vịnh Bái Tử Long vào đổ thành bãi nuôi Tu hài, chi phí ban đầu cho cơ sở vật chất đã lên đến hàng trăm triệu đồng. Tiếp đó, ông Tờ hăm hở mua mấy chục vạn tu hài giống trị giá trên 300 triệu từ Trung Quốc về nuôi.
Xuống giống rồi, mấy tháng sau lũ tu hài dở chứng chết sạch không còn một con chỉ trong một tuần. Ông Tờ choáng váng, cả tỷ bạc đã tan theo sóng biển. Nghe tin Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 nhân giống thành công tu hài, Đỗ Tờ tìm đến mua được 10 vạn giống về nuôi. Có giống nội địa, ông còn áp dụng tài liệu hướng dẫn nuôi tu hài của hợp phần Suma (Phần Lan) nhưng tu hài... vẫn chết.
Rà soát lại toàn bộ các giai đoạn nuôi, đúc rút kinh nghiệm Đỗ Hữu Tờ nhận thấy từng giai đoạn phát triển tu hài phù hợp với từng độ mịn của các loại cát khác nhau, mật độ nuôi của từng thời kỳ cũng khác và ngay cả quy trình nuôi tu hài theo “giáo trình” Suma cũng có vấn đề.
Thay vì làm theo hướng dẫn nuôi tu hài trong giàn treo trên bè, vừa tốt kém do nhiều phao, nhiều cọc cắm lại bị hà bám, cạnh tranh thức ăn với tu hài... ông Tờ bỏ tu hài trong lồng có chứa vụn san hô, vỏ nhuyễn thể có lưới chụp xung quanh, thả sát đáy bãi cát, tu hài lớn rất nhanh và không suy tổn. “Suma chỉ hướng dẫn nuôi bãi bằng cách căng lưới mặt nhưng tôi còn căng lưới lót đáy nữa nên xuống giống đều hơn, thu hoạch róc hơn và an toàn tuyệt đối”, ông Tờ nói.
Anh Vũ Hoàng Năm, người trực tiếp điều hành sản xuất công việc trên “đảo Tu hài” vừa chỉ cho tôi xem hệ thống lồng tu hài xếp ngan ngát dưới mặt nước vừa cho biết quy trình nuôi tu hài: “Mỗi lồng gieo 1.000 con giống, sau khoảng 3 tháng lọc lại 35 con thì chuyển sang lồng thương phẩm cùng với cát san hô nhuyễn, đặt vị trí cố định cách mặt nước 5m.
Cứ như vậy 10 - 12 tháng là có thể thu hoạch. Trong suốt quá trình này không phải chăm sóc giống hay cho ăn, chúng sẽ tự ăn các phù du tự nhiên trong nước biển... Tháng giêng và tháng hai âm lịch thường là chính vụ, “xuống giống” tu hài ồ ạt.
Áp dụng cách nuôi ngược, tu hài ở đảo Bánh sữa nuôi rất nhanh lớn, bình quân chỉ 12-14 tháng là được thu. Ngày ngày, từ hòn đảo này xuất đi trung bình 80-100 kg tu hài thịt, giá bán 170.000 đồng/kg đi Hà Nội, Hải Phòng hay vào tận Tp.HCM. Tính ra với sản lượng cỡ 40 tấn/năm, doanh thu không dưới 10 tỷ đồng. Nếu tính gộp cả sản lượng của khoảng 200 hộ nuôi khác tại sáu xã Bản Sen, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi và Hạ Long thì lượng tu hài thịt ở Vân Đồn cung cấp cho thịt trường vào khoảng 100 tấn/năm.
Không những nuôi, ông Tờ còn nung nấu việc ươm giống tu hài với suy nghĩ chỉ có thể phát triển ổn định nếu chủ động được nguồn giống. Nghĩ là làm, ông bỏ trên 2 tỷ đồng để xây trại ươm, tham khảo quy trình sinh sản tu hài của Viện thủy sản, kéo kỹ sư thủy sản về làm. Anh Võ Đình Quế, phụ trách chính tại trại giống cho biết: “Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào quá trình tạo giống. Phải chọn được con bố mẹ khỏe, vàng vỏ, giờ sinh sản đều.
Kỳ công nhất là chăm sóc ấu trùng, bởi phải đảm bảo chất lượng thức ăn tảo biển và điều chỉnh nhiệt độ, độ mặn của nước sao cho phù hợp”. Hiện tại một trại sản xuất giống tu hài cho sản lượng 5 triệu con giống/năm, vừa đảm bảo giống nuôi cho đảo vừa cung cấp cho các hộ nuôi khác.
Giờ đây, tu hài Đỗ Hữu Tờ không chỉ dừng lại ở trong nước mà mới đây có một đoàn thương gia Nhật tìm đến đảo Bánh sữa để tận mắt xem xét điều kiện tự nhiên, khu nhân giống, khu nuôi trồng, tận miệng thưởng thức các món chế biến từ tu hài. Sau nhưng cái gật đầu tấm tắc khen ngon, ông Tờ đã có trong tay bản ghi nhớ để xuất khẩu tu hài sang thị trường Nhật Bản với giá 10 USD/kg.
“Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành làm các thủ tục chứng nhận về xuất xứ vùng nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu những lô tu hài thịt đầu tiên sang Nhật Bản trong năm 2008”, ông Tờ cho biết. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, thời gian tới, quy mô nuôi trồng tu hài ở vùng Vân Đồn phải tăng gấp nhiều lần hiện nay nhằm đạt sản lượng 1.000 tấn trở lên.
“Trại giống Tu hài cũng sẽ được nâng công suất từ 5 triệu lên 20 triệu con giống/năm, hệ thống các trại nuôi quy mô hộ gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất của công ty, đảm bảo cung cấp 500-700 tấn tu hài thịt/năm cho công ty”, ông Tờ nói.
Tôi hỏi ông, sau tu hài, đến loại nhuyễn thể nào sẽ được chọn để phát triển ở biển Vân Đồn giàu tiềm năng? “Tôi chọn bào ngư không chỉ vì nó là loại hải sản vừa bổ vừa quý mà loài này còn có khả năng làm sạch môi trường nước biển. Nhưng khó nhất vẫn là khâu nhân giống. Vì vậy, sắp tới tôi sẽ tuyển thêm kỹ sư thủy sản về làm với mức lương có thể lên đến hàng chục triệu đồng/tháng”, ông Tờ trả lời.
Xin chúc ông sẽ thành công với những dự án nuôi nhuyễn thể của mình để người dân vùng biển Vân Đồn không còn cảnh “lọc nước lấy cá”, mà có thêm nhiều “chúa đảo” như ông Đỗ Tờ.