Từ xây dựng điện tiến quân sang bất động sản
Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (Vneco) vừa lên sàn Tp.HCM vào ngày 9/8 vừa qua
Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam (Vneco) vừa lên sàn Tp.HCM vào ngày 9/8 vừa qua, với khối lượng niêm yết là 31.721.080 cổ phiếu.
Nhiều nhà đầu tư nhận định, 3 nhà máy thủy điện của Vneco sẽ hứa hẹn mang lại lợi nhuận vừa phải vào năm 2010, còn những dự án bất động sản sẽ có lợi nhuận lớn hơn và thu hồi vốn nhanh hơn.
Hiện nay, Vneco được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành xây lắp đường dây và trạm điện của Việt Nam.
Đối với ngành xây lắp điện, khối lượng dự án trong giai đoạn 2006-2010 là quá lớn và hiện nay chỉ có một số đơn vị chuyên ngành mới đáp ứng được năng lực thi công. Vneco với 18 đơn vị thi công chuyên ngành chiếm khoảng 35%-40% thị phần xây lắp điện.
Vneco đang triển khai 6 dự án quy mô lớn do công ty làm chủ đầu tư, gồm:
- Thuỷ điện Đắc Pring 6,3 MW, phát điện vào cuối năm 2008,
- Thuỷ điện Chalval 4,5MW, phát điện vào cuối năm 2008,
- Thuỷ điện Sông Bung 3 15MW, phát điện vào cuối năm 2009,
- Khách sạn Green Plaza Đà Nẵng 2.760 m2, hoàn thành vào tháng 11/2007,
- Khu thương mại tổng hợp, siêu thị, văn phòng cho thuê và tổ hợp chung cư tại Hoà Minh, Thành phố Đà Nẵng diện tích 1,54 ha, hoàn thành vào năm 2008 và
- Khu dân cư tại Hoà Khánh Liên Chiểu-Đà Nẵng, diện tích 2,4 ha, hoàn thành vào năm 2009.
Những rủi ro chính
Ngành xây lắp điện có tính không ổn định, trong quá trình thi công phụ thuộc nhiều vào tiến độ cung cấp hàng của chủ đầu tư và công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Đồng thời, nghề xây lắp điện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do làm việc trên cao dễ xẩy ra tai nạn lao động. Việc mở cửa thị trường theo cam kết với WTO sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao đối với những doanh nghiệp xây lắp điện hiện đang hoạt động.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và phong cách quản lý hiện đại sẽ là những đối thủ cạnh tranh thực sự đối với các doanh nghiệp trong nước. Sắt thép, kẽm và nhiên liệu chiếm phần lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất cột thép và xây lắp các công trình điện.
Do vậy, sự biến động về giá cả của các chủng loại sắt thép, giá cả của một số mặt hàng chủ yếu cũng như giá cả xăng, dầu có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Vneco.
Tình trạng thanh quyết toán, thu hồi vốn các công trình xây dựng cơ bản thường chậm cũng tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực thể hiện ở quá trình đấu thầu, với giá thầu thấp hơn giá thành làm cho Vneco với chất lượng sản phẩm phù hợp khó cạnh tranh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xây lắp thành lập thêm dù qui mô nhỏ (vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng) cũng chiếm khá nhiều thị phần trong xây lắp các công trình có qui mô lớn hơn hoặc bằng 35KV.
Nhiều nhà đầu tư nhận định, 3 nhà máy thủy điện của Vneco sẽ hứa hẹn mang lại lợi nhuận vừa phải vào năm 2010, còn những dự án bất động sản sẽ có lợi nhuận lớn hơn và thu hồi vốn nhanh hơn.
Hiện nay, Vneco được đánh giá là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành xây lắp đường dây và trạm điện của Việt Nam.
Đối với ngành xây lắp điện, khối lượng dự án trong giai đoạn 2006-2010 là quá lớn và hiện nay chỉ có một số đơn vị chuyên ngành mới đáp ứng được năng lực thi công. Vneco với 18 đơn vị thi công chuyên ngành chiếm khoảng 35%-40% thị phần xây lắp điện.
Vneco đang triển khai 6 dự án quy mô lớn do công ty làm chủ đầu tư, gồm:
- Thuỷ điện Đắc Pring 6,3 MW, phát điện vào cuối năm 2008,
- Thuỷ điện Chalval 4,5MW, phát điện vào cuối năm 2008,
- Thuỷ điện Sông Bung 3 15MW, phát điện vào cuối năm 2009,
- Khách sạn Green Plaza Đà Nẵng 2.760 m2, hoàn thành vào tháng 11/2007,
- Khu thương mại tổng hợp, siêu thị, văn phòng cho thuê và tổ hợp chung cư tại Hoà Minh, Thành phố Đà Nẵng diện tích 1,54 ha, hoàn thành vào năm 2008 và
- Khu dân cư tại Hoà Khánh Liên Chiểu-Đà Nẵng, diện tích 2,4 ha, hoàn thành vào năm 2009.
Những rủi ro chính
Ngành xây lắp điện có tính không ổn định, trong quá trình thi công phụ thuộc nhiều vào tiến độ cung cấp hàng của chủ đầu tư và công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Đồng thời, nghề xây lắp điện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do làm việc trên cao dễ xẩy ra tai nạn lao động. Việc mở cửa thị trường theo cam kết với WTO sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao đối với những doanh nghiệp xây lắp điện hiện đang hoạt động.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và phong cách quản lý hiện đại sẽ là những đối thủ cạnh tranh thực sự đối với các doanh nghiệp trong nước. Sắt thép, kẽm và nhiên liệu chiếm phần lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất cột thép và xây lắp các công trình điện.
Do vậy, sự biến động về giá cả của các chủng loại sắt thép, giá cả của một số mặt hàng chủ yếu cũng như giá cả xăng, dầu có ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Vneco.
Tình trạng thanh quyết toán, thu hồi vốn các công trình xây dựng cơ bản thường chậm cũng tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực thể hiện ở quá trình đấu thầu, với giá thầu thấp hơn giá thành làm cho Vneco với chất lượng sản phẩm phù hợp khó cạnh tranh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xây lắp thành lập thêm dù qui mô nhỏ (vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng) cũng chiếm khá nhiều thị phần trong xây lắp các công trình có qui mô lớn hơn hoặc bằng 35KV.