Tương lai của báo “may đo”
Ngày nào cũng có tin một vài tờ báo in bị đình bản vì kẻ thù vô hình mà hữu hình mang tên Internet
Ngày nào cũng có tin một vài tờ báo in bị đình bản vì kẻ thù vô hình mà hữu hình mang tên Internet.
Cũng chả trách được ai bủn xỉn không chịu bỏ tiền mua báo, thích “đọc chùa“ trên mạng. Mấu chốt ở đây chưa chắc là tiền, mà mỗi người chỉ muốn đọc những gì mình muốn và họ lướt web để lọc ra từ hàng chục tờ báo những nội dung nào họ cần và thích mà thôi.
Dùng một thành ngữ phương Tây là “con đà điểu chui đầu vào cát” khi lâm vào thế đường cùng thì cũng nên nghĩ đến khả năng con chim tội nghiệp ấy làm gì nếu không có cát? Nó quay lại đối thủ, xòe lông ra, đập cánh phành phạch cho tung bụi mù lên để tự vệ. Những tiếng “phành phạch” mà ta nghe thấy hiện nay trên thị trường báo chí đến từ tiếng… đập báo. Làng báo độ này chỉ biết than thở bị Internet “cướp cơm”.
Như thường lệ, luật pháp bao giờ cũng khập khiễng theo sau các bước tiến vũ bão của xã hội, và cái vẫn được gọi là tiến bộ khoa học kỹ thuật có nạn nhân mới là báo in. Thế giới mạng tuy được gọi là thế giới ảo, song những tác hại ẩn chứa ở đó hoàn toàn hữu hình: trộm tin, ăn cắp bản quyền, tải phim lậu... Tóm lại là toàn những thứ bay vòng địa cầu mấy chục lần trước khi báo giấy kịp ra đến sạp, thậm chí chưa khô mực in.
Báo in phẫn nộ
Trước nỗi lo ít nhiều chính đáng trước thế giới mạng hỗn loạn, hầu như quốc gia nào cũng cố đề ra biện pháp phản công, trong đó tường lửa mới chỉ là biện pháp khiêm tốn nhất - xét về cường độ lẫn cơ sở kỹ thuật.
Khái niệm chung dành cho cú phản công này được gọi là “đập mạng” (web-bashing), đối thủ của nó không chỉ là các thủ phạm phát tán phim con heo hay loan tin độc hại, mà cả cái gọi là “nhà báo công dân” (ai ai cũng có quyền chụp ảnh viết báo mạng) hay “thư viện thế giới” miễn phí của Google - bộ máy tìm kiếm khỏe nhất thế giới chỉ vì lượm lặt và tổng hợp tin miễn phí từ các nguồn khác nhau. Web-bashing đập tơi bời các đối thủ, truy tố họ ra tòa, cắt đường link, nói chung là làm đủ trò những vẫn bất lực. Một ngày đẹp trời ta tự hỏi: lý do gì để phải bảo vệ báo in bằng mọi giá?
Tiết lộ cho những ai còn chưa biết rõ: báo in là một trong những mô hình kinh doanh lâu đời và thành công nhất trong lịch sử làm kinh tế. Qua nhiều thăng trầm kinh doanh, trong thời đại bùng nổ sản xuất hôm nay, báo in sống bằng quảng cáo hơn là bằng tin, hay đúng hơn, tin tức - bên cạnh mấy bài thông báo cúm heo hay hô hào tiêm chủng cho chó mèo - chỉ là cỗ xe chuyển tải thông điệp quảng cáo đến người tiêu dùng.
Con đà điểu giấy tự vệ…
Bị Internet chèn ép, báo in đang ngắc ngoải sống những ngày cuối cùng. Tương tự như quá trình tiến hóa từ ống bơ tráng sáp của ông Edison, qua đĩa than, đĩa nhựa đến CD, DVD và chưa rõ còn sẽ đến đâu, báo in chắc chắn phải nhường chỗ cho các phương tiện kỹ thuật mới. Vậy thì hãy khoan nhắc đến các sứ mệnh thiêng liêng về quyền ngôn luận, mà bàn chuyện cơm áo gạo tiền đã: mất báo là mất nguồn thu từ quảng cáo. Vậy thì cuộc chiến chống báo mạng trở nên dễ hiểu.
Làn bụi tung lên chỉ khiến ta không nhìn rõ một điều: tình trạng khốn khó hiện tại của báo in không liên quan lắm đến khủng hoảng kinh tế hiện tại. Mà chính báo chí có cuộc khủng hoảng riêng về cơ cấu. Hãy sáng suốt nhận ra rằng nghề báo không bị đe dọa, mà chỉ phương tiện và hình thái xuất bản mà thôi. Nghĩa là tờ giấy “thơm mùi mực in” sẽ dần biến mất, thay vào đó là màn hình hay máy đọc ngày càng hoàn thiện để một ngày không xa đọc giả có thể đem “báo” vào đọc trong bồn tắm, trên xe buýt hay trong… nhà vệ sinh như xưa.
Nói cho công bằng, nhiều báo mạng chỉ tập trung tin tức từ các nguồn (công khai) khác nhau, thậm chí còn đưa đường link đến địa chỉ gốc. Thay vì được cảm ơn cho quảng cáo miễn phí, báo mạng bị coi như một dạng Robin Hood chuyên cướp nhà giàu (làm báo) chia cho dân nghèo (“đọc chùa”).
Tương lai nào cho báo in?
Báo Tấm gương (Spiegel) của Đức, tờ chính luận được tiếng là nghiêm túc nhất trong các quốc gia nói tiếng Đức. Từ khi số ấn bản tụt dốc và không thể không ra báo mạng trong thời mới, họ tìm cách khác để kiếm tiền từ độc giả. Trừ các bài đăng tin vô thưởng vô phạt, các bài có giá trị chỉ đăng phần phi lộ và vài câu đầu để “rắc thính” làm mồi trên mạng. Ai muốn đọc tiếp thì trả vài xu cho bài báo ấy, thay vì vài Euro cho cả tờ báo in ngoài sạp, chưa kể là có thể mua những bài báo ra đời trước đây nhiều năm để làm tài liệu nghiên cứu chẳng hạn.
Dĩ nhiên, ở các nước tiên tiến hôm nay công nghệ thu tiền qua mạng cũng khá đơn giản. Nhiều cuộc trưng cầu ý kiến đọc giả cho thấy họ sẵn sàng bỏ tiền mua báo nếu được đọc những tin mình thích, chứ không trả 100% giá cho 10% tin cần thiết và một đống quảng cáo vô bổ.
Tôi mua báo Văn Nghệ để đọc thơ và truyện chứ không định biết nhà máy xi măng XYZ vừa được tặng bằng khen. Dĩ nhiên có những người khác đọc báo để xem chuyện bà A chém ông B hoặc Ronaldo có tăng trọng hay không, họ đâu cần biết (và cũng chẳng nhất thiết phải biết) ông Le Clézio mới được giải Nobel văn học... Sở nguyện nào cũng nên được tôn trọng cả, vì khách hàng là người bỏ tiền ra nuôi báo (và báo mạng nữa).
Vậy tương lai báo chí là gì?
Thử bàn chuyện báo MỚI
Thực tế thì ai cũng chỉ đọc những phần mình thích. Quy ra thời gian thì tờ nhật trình chỉ được đọc non nửa, tuần san tốn mất một giờ và nguyệt san giỏi lắm là một tiếng rưỡi. Thế là xong những gì ta thực sự muốn đọc.
Vậy mà ta tốn tiền mua cả xấp báo thay vì lấy kéo cắt riêng ra mấy bài ta quan tâm và chỉ trả vài xu mỗi bài. Dĩ nhiên là chẳng ai được làm thế. Nhưng hành vi rút ví mua báo hôm nay chẳng khác gì đi chợ mà bị bắt phải mua một rổ hàng hóa để rồi về nhà mới biết ta không thích lọ mắm tôm trong đó và dị ứng với nhộng rang, cũng như thiếu món thịt chó mà bà bán hàng không gói vào cùng. Chẳng bà nội trợ nào chấp nhận đi chợ kiểu ấy. Nhưng ta, ta vẫn mua báo hằng ngày mà không ý thức được rằng hôm nào cũng “đi chợ tin tức” đắt đỏ.
Nguyên lý này được các nhà xã hội học chuyên nghiên cứu hành vi người tiêu dùng gọi là “nguyên lý đoàn kết”, nghĩa là từng người trả tiền chung cho lợi ích của tất cả, tương tự như bảo hiểm y tế nhận tiền như nhau của mọi thành viên nhưng người khỏe trả hộ cho cả người ốm. Cũng tốt thôi. Song chỉ khả thi trong chợ báo chí nếu giữa các hàng chữ còn đủ chỗ cho quảng cáo. Nên biết là thế giới có vô số báo miễn phí phát về từng nhà hoặc xếp cả chồng ở bến tàu điện ngầm, vì quảng cáo là đủ lãi. Từ ngày khách đăng quảng cáo rầm rập bỏ đi để quảng cáo trên mạng - trực tiếp hơn, bắt mắt hơn - báo in bắt đầu ngắc ngoải.
Đảo qua thị trường báo mạng, dễ nhận thấy đa số các bài báo có vẻ “quen quen”, từng đọc ở đâu rồi. Chính thế, phần lớn tin tức được trao đi đổi lại, xào xáo qua loa và biến thành sản phẩm riêng. Vậy thì giải pháp rất có thể là báo “may đo”, một dạng thông tin chuyên ngành. Thay vì mấy chục báo cùng kể về một chuyện, nay chỉ còn vài tờ. Chi phí giảm đi cho mỗi bài báo khiến tổng giá thành cũng giảm đi, và người đọc trả ít tiền hơn cho nhiều nội dung hơn theo đúng sở thích - một hứa hẹn cho văn hóa đọc gia tăng?
Người viết còn muốn gì hơn? Chưa bao giờ ngành báo có cơ may như trong cuộc khủng hoảng này…
Lê Quang (TT&VH)
Cũng chả trách được ai bủn xỉn không chịu bỏ tiền mua báo, thích “đọc chùa“ trên mạng. Mấu chốt ở đây chưa chắc là tiền, mà mỗi người chỉ muốn đọc những gì mình muốn và họ lướt web để lọc ra từ hàng chục tờ báo những nội dung nào họ cần và thích mà thôi.
Dùng một thành ngữ phương Tây là “con đà điểu chui đầu vào cát” khi lâm vào thế đường cùng thì cũng nên nghĩ đến khả năng con chim tội nghiệp ấy làm gì nếu không có cát? Nó quay lại đối thủ, xòe lông ra, đập cánh phành phạch cho tung bụi mù lên để tự vệ. Những tiếng “phành phạch” mà ta nghe thấy hiện nay trên thị trường báo chí đến từ tiếng… đập báo. Làng báo độ này chỉ biết than thở bị Internet “cướp cơm”.
Như thường lệ, luật pháp bao giờ cũng khập khiễng theo sau các bước tiến vũ bão của xã hội, và cái vẫn được gọi là tiến bộ khoa học kỹ thuật có nạn nhân mới là báo in. Thế giới mạng tuy được gọi là thế giới ảo, song những tác hại ẩn chứa ở đó hoàn toàn hữu hình: trộm tin, ăn cắp bản quyền, tải phim lậu... Tóm lại là toàn những thứ bay vòng địa cầu mấy chục lần trước khi báo giấy kịp ra đến sạp, thậm chí chưa khô mực in.
Báo in phẫn nộ
Trước nỗi lo ít nhiều chính đáng trước thế giới mạng hỗn loạn, hầu như quốc gia nào cũng cố đề ra biện pháp phản công, trong đó tường lửa mới chỉ là biện pháp khiêm tốn nhất - xét về cường độ lẫn cơ sở kỹ thuật.
Khái niệm chung dành cho cú phản công này được gọi là “đập mạng” (web-bashing), đối thủ của nó không chỉ là các thủ phạm phát tán phim con heo hay loan tin độc hại, mà cả cái gọi là “nhà báo công dân” (ai ai cũng có quyền chụp ảnh viết báo mạng) hay “thư viện thế giới” miễn phí của Google - bộ máy tìm kiếm khỏe nhất thế giới chỉ vì lượm lặt và tổng hợp tin miễn phí từ các nguồn khác nhau. Web-bashing đập tơi bời các đối thủ, truy tố họ ra tòa, cắt đường link, nói chung là làm đủ trò những vẫn bất lực. Một ngày đẹp trời ta tự hỏi: lý do gì để phải bảo vệ báo in bằng mọi giá?
Tiết lộ cho những ai còn chưa biết rõ: báo in là một trong những mô hình kinh doanh lâu đời và thành công nhất trong lịch sử làm kinh tế. Qua nhiều thăng trầm kinh doanh, trong thời đại bùng nổ sản xuất hôm nay, báo in sống bằng quảng cáo hơn là bằng tin, hay đúng hơn, tin tức - bên cạnh mấy bài thông báo cúm heo hay hô hào tiêm chủng cho chó mèo - chỉ là cỗ xe chuyển tải thông điệp quảng cáo đến người tiêu dùng.
Con đà điểu giấy tự vệ…
Bị Internet chèn ép, báo in đang ngắc ngoải sống những ngày cuối cùng. Tương tự như quá trình tiến hóa từ ống bơ tráng sáp của ông Edison, qua đĩa than, đĩa nhựa đến CD, DVD và chưa rõ còn sẽ đến đâu, báo in chắc chắn phải nhường chỗ cho các phương tiện kỹ thuật mới. Vậy thì hãy khoan nhắc đến các sứ mệnh thiêng liêng về quyền ngôn luận, mà bàn chuyện cơm áo gạo tiền đã: mất báo là mất nguồn thu từ quảng cáo. Vậy thì cuộc chiến chống báo mạng trở nên dễ hiểu.
Làn bụi tung lên chỉ khiến ta không nhìn rõ một điều: tình trạng khốn khó hiện tại của báo in không liên quan lắm đến khủng hoảng kinh tế hiện tại. Mà chính báo chí có cuộc khủng hoảng riêng về cơ cấu. Hãy sáng suốt nhận ra rằng nghề báo không bị đe dọa, mà chỉ phương tiện và hình thái xuất bản mà thôi. Nghĩa là tờ giấy “thơm mùi mực in” sẽ dần biến mất, thay vào đó là màn hình hay máy đọc ngày càng hoàn thiện để một ngày không xa đọc giả có thể đem “báo” vào đọc trong bồn tắm, trên xe buýt hay trong… nhà vệ sinh như xưa.
Nói cho công bằng, nhiều báo mạng chỉ tập trung tin tức từ các nguồn (công khai) khác nhau, thậm chí còn đưa đường link đến địa chỉ gốc. Thay vì được cảm ơn cho quảng cáo miễn phí, báo mạng bị coi như một dạng Robin Hood chuyên cướp nhà giàu (làm báo) chia cho dân nghèo (“đọc chùa”).
Tương lai nào cho báo in?
Báo Tấm gương (Spiegel) của Đức, tờ chính luận được tiếng là nghiêm túc nhất trong các quốc gia nói tiếng Đức. Từ khi số ấn bản tụt dốc và không thể không ra báo mạng trong thời mới, họ tìm cách khác để kiếm tiền từ độc giả. Trừ các bài đăng tin vô thưởng vô phạt, các bài có giá trị chỉ đăng phần phi lộ và vài câu đầu để “rắc thính” làm mồi trên mạng. Ai muốn đọc tiếp thì trả vài xu cho bài báo ấy, thay vì vài Euro cho cả tờ báo in ngoài sạp, chưa kể là có thể mua những bài báo ra đời trước đây nhiều năm để làm tài liệu nghiên cứu chẳng hạn.
Dĩ nhiên, ở các nước tiên tiến hôm nay công nghệ thu tiền qua mạng cũng khá đơn giản. Nhiều cuộc trưng cầu ý kiến đọc giả cho thấy họ sẵn sàng bỏ tiền mua báo nếu được đọc những tin mình thích, chứ không trả 100% giá cho 10% tin cần thiết và một đống quảng cáo vô bổ.
Tôi mua báo Văn Nghệ để đọc thơ và truyện chứ không định biết nhà máy xi măng XYZ vừa được tặng bằng khen. Dĩ nhiên có những người khác đọc báo để xem chuyện bà A chém ông B hoặc Ronaldo có tăng trọng hay không, họ đâu cần biết (và cũng chẳng nhất thiết phải biết) ông Le Clézio mới được giải Nobel văn học... Sở nguyện nào cũng nên được tôn trọng cả, vì khách hàng là người bỏ tiền ra nuôi báo (và báo mạng nữa).
Vậy tương lai báo chí là gì?
Thử bàn chuyện báo MỚI
Thực tế thì ai cũng chỉ đọc những phần mình thích. Quy ra thời gian thì tờ nhật trình chỉ được đọc non nửa, tuần san tốn mất một giờ và nguyệt san giỏi lắm là một tiếng rưỡi. Thế là xong những gì ta thực sự muốn đọc.
Vậy mà ta tốn tiền mua cả xấp báo thay vì lấy kéo cắt riêng ra mấy bài ta quan tâm và chỉ trả vài xu mỗi bài. Dĩ nhiên là chẳng ai được làm thế. Nhưng hành vi rút ví mua báo hôm nay chẳng khác gì đi chợ mà bị bắt phải mua một rổ hàng hóa để rồi về nhà mới biết ta không thích lọ mắm tôm trong đó và dị ứng với nhộng rang, cũng như thiếu món thịt chó mà bà bán hàng không gói vào cùng. Chẳng bà nội trợ nào chấp nhận đi chợ kiểu ấy. Nhưng ta, ta vẫn mua báo hằng ngày mà không ý thức được rằng hôm nào cũng “đi chợ tin tức” đắt đỏ.
Nguyên lý này được các nhà xã hội học chuyên nghiên cứu hành vi người tiêu dùng gọi là “nguyên lý đoàn kết”, nghĩa là từng người trả tiền chung cho lợi ích của tất cả, tương tự như bảo hiểm y tế nhận tiền như nhau của mọi thành viên nhưng người khỏe trả hộ cho cả người ốm. Cũng tốt thôi. Song chỉ khả thi trong chợ báo chí nếu giữa các hàng chữ còn đủ chỗ cho quảng cáo. Nên biết là thế giới có vô số báo miễn phí phát về từng nhà hoặc xếp cả chồng ở bến tàu điện ngầm, vì quảng cáo là đủ lãi. Từ ngày khách đăng quảng cáo rầm rập bỏ đi để quảng cáo trên mạng - trực tiếp hơn, bắt mắt hơn - báo in bắt đầu ngắc ngoải.
Đảo qua thị trường báo mạng, dễ nhận thấy đa số các bài báo có vẻ “quen quen”, từng đọc ở đâu rồi. Chính thế, phần lớn tin tức được trao đi đổi lại, xào xáo qua loa và biến thành sản phẩm riêng. Vậy thì giải pháp rất có thể là báo “may đo”, một dạng thông tin chuyên ngành. Thay vì mấy chục báo cùng kể về một chuyện, nay chỉ còn vài tờ. Chi phí giảm đi cho mỗi bài báo khiến tổng giá thành cũng giảm đi, và người đọc trả ít tiền hơn cho nhiều nội dung hơn theo đúng sở thích - một hứa hẹn cho văn hóa đọc gia tăng?
Người viết còn muốn gì hơn? Chưa bao giờ ngành báo có cơ may như trong cuộc khủng hoảng này…
Lê Quang (TT&VH)