Tương lai xanh của Thung lũng Silicon
Hướng phát triển sắp tới của Thung lũng Silicon là “green technology” – những công nghệ xanh
Vi mạch? Sẵn rồi. Phần mềm? Bão hòa. Thương mại điện tử? Đã thành quá khứ. Hướng phát triển sắp tới của Thung lũng Silicon là “green technology” - những công nghệ xanh.
Rất nhiều công ty bây giờ tập trung vào những công nghệ sử dụng các tài nguyên thiên nhiên sao cho có hiệu quả hơn hoặc không hề đụng tới chúng để giảm bớt tác động môi trường của sản phẩm và hạ giá thành.
Các dự án năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu và nhiên liệu sinh học bỗng trở thành những ngành công nghiệp tiềm năng. Thị trường hiện thời của những nguồn năng lượng sạch đã hơn 60 tỉ USD, gấp ba lần toàn bộ thị trường quảng cáo trực tuyến, và ước tính sẽ tăng gấp bốn lần trong 10 năm tới.
Xu thế của tương lai
Những công nghệ xanh đã được nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập niên qua nhưng đột nhiên trở nên “nóng” khi thế giới bước sang thế kỷ 21. Theo John Denniston, một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, không phải ngẫu nhiên mà công nghệ xanh trở thành xu hướng mà là do hàng loạt sự kiện liên tiếp tác động.
Những sự kiện như vụ tấn công ngày 11/9, cuộc chiến Iraq, giá dầu tăng và cuộc khủng hoảng năng lượng ở California đã khiến mọi người nhận ra tầm quan trọng có tính chiến lược của chuyện không phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nước ngoài.
Một yếu tố quan trọng thúc đẩy cuộc “bành trướng” công nghệ xanh là những bộ luật ở hơn 20 tiểu bang của Mỹ buộc một tỷ lệ điện năng phải phát sinh từ những nguồn có thể tái tạo mới. Bang California còn đi xa hơn với một bộ luật khống chế mức xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính được thông qua năm 2006.
Một yếu tố khác: niềm hy vọng ngày càng tăng về triển vọng một ngày nào đó năng lượng sạch có thể cạnh tranh với nhiên liệu từ những nguồn khai quật dưới lòng đất. Những phương thức sản xuất đại trà có hiệu quả hiện đã giảm giá thành của một watt điện mặt trời từ 21,83 USD năm 1980 xuống còn xấp xỉ 2 USD hiện nay. Theo công ty SunPower ở Thung lũng Silicon, trong năm năm nữa, giá điện mặt trời có thể cạnh tranh với điện truyền thống mà không cần tới bất kỳ nguồn trợ giá nào của chính phủ.
Tiền đang được rót vào để phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế và các thiết bị điện tử tiết kiệm điện. Mỗi năm có hơn 100 công ty công nghệ xanh được nhận tiền đầu tư mạo hiểm. Các công ty Mỹ có lợi thế vì 2/3 số tiền ấy được dành cho họ và 1/3 của mọi cuộc đầu tư công nghệ xanh rơi vào Thung lũng Silicon. Lý do: một phần là những công ty tiên phong như SunPower hay Applied Materials chuyên sản xuất pin quang năng đã phát triển ở thung lũng này và lại xuất thân từ ngành công nghiệp bán dẫn.
Thị trường tiềm năng khổng lồ ấy đã lôi cuốn cả những tập đoàn lớn như General Electric và Sharp vào cuộc. Tập đoàn British Petroleum từ năm 2007 đã đầu tư 400 triệu USD nghiên cứu nhiên liệu sinh học ở Đại học Berkley, California.
Và từ năm 2006, lần đầu tiên số lượng silicon ở Mỹ hiện diện trong các tấm pin quang năng đã nhiều hơn trong các vi mạch máy tính.
Đầu tư mạo hiểm
Thung lũng Silicon vẫn đầy lạc quan bất kể cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời.
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đổ tiền vào công nghệ xanh. Hơn 8,8 tỷ USD đã bơm vào các dự án loại này trên khắp nước Mỹ từ năm 1999 đến năm 2005. Năm 2006, hơn 1,28 tỷ USD đã được đầu tư cho công nghệ xanh, gấp đôi con số 664 triệu USD của năm 2005 và gấp ba con số 416 triệu USD của năm 2001. Dự báo số vốn đầu tư sẽ lên tới 10 tỷ USD vào năm 2009.
Một nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu, Vinod Khosla - người 25 năm trước đồng sáng lập ra hãng Sun Microsystems, giờ đây lại ứng vốn cho hàng chục công ty công nghệ xanh đa dạng, từ Altra chuyên về nhiên liệu sinh học đến LivingHome chuyên về các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
Hơn 50 công nghệ xanh đã có tên trên thị trường chứng khoán Mỹ. Thời kỳ bùng nổ dotcom sẽ trở lại dưới hình thức mới. Nhiều công ty khởi nghiệp rồi sẽ thất bại nhưng xu thế phát triển mới được xây dựng vững chắc hơn chứ không phải là những bong bóng như thời dotcom.
Theo Seth Fearey, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Silicon Valley Network ở San Jose, công nghệ xanh phụ thuộc vào rất nhiều kỹ thuật khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nền tảng Internet. Và đây không phải là “sân chơi” cho mọi người. Phải có thiết bị đắt tiền, không gian nghiên cứu và nhân lực thì một công ty khởi nghiệp mới có thể bước qua biên giới công nghệ xanh.
Theo Barry Cinnamon, CEO của công ty lắp đặt pin mặt trời Akeena Solar, không hề có sự “điên cuồng” trong xu thế công nghệ xanh. Số lượng công ty khởi nghiệp bán cổ phiếu không nhiều và cho đến nay vẫn chưa được thị trường chứng khoán định giá cao.
Chỉ riêng lĩnh vực năng lượng mặt trời thôi đã có thể tăng trưởng 50% mỗi năm, nhưng cho đến năm 2030 vẫn chưa đáp ứng tới 10% tổng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn nước Mỹ. Chính thị trường tiềm năng vĩ đại này – lớn bằng các ngành công nghiệp dầu khí hôm nay – đã minh chứng cho “mối tình” mới của cộng đồng đầu tư mạo hiểm.
Trần Ngọc Đăng (TBKTSG)
Rất nhiều công ty bây giờ tập trung vào những công nghệ sử dụng các tài nguyên thiên nhiên sao cho có hiệu quả hơn hoặc không hề đụng tới chúng để giảm bớt tác động môi trường của sản phẩm và hạ giá thành.
Các dự án năng lượng mặt trời, pin nhiên liệu và nhiên liệu sinh học bỗng trở thành những ngành công nghiệp tiềm năng. Thị trường hiện thời của những nguồn năng lượng sạch đã hơn 60 tỉ USD, gấp ba lần toàn bộ thị trường quảng cáo trực tuyến, và ước tính sẽ tăng gấp bốn lần trong 10 năm tới.
Xu thế của tương lai
Những công nghệ xanh đã được nghiên cứu và phát triển trong nhiều thập niên qua nhưng đột nhiên trở nên “nóng” khi thế giới bước sang thế kỷ 21. Theo John Denniston, một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, không phải ngẫu nhiên mà công nghệ xanh trở thành xu hướng mà là do hàng loạt sự kiện liên tiếp tác động.
Những sự kiện như vụ tấn công ngày 11/9, cuộc chiến Iraq, giá dầu tăng và cuộc khủng hoảng năng lượng ở California đã khiến mọi người nhận ra tầm quan trọng có tính chiến lược của chuyện không phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ nước ngoài.
Một yếu tố quan trọng thúc đẩy cuộc “bành trướng” công nghệ xanh là những bộ luật ở hơn 20 tiểu bang của Mỹ buộc một tỷ lệ điện năng phải phát sinh từ những nguồn có thể tái tạo mới. Bang California còn đi xa hơn với một bộ luật khống chế mức xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính được thông qua năm 2006.
Một yếu tố khác: niềm hy vọng ngày càng tăng về triển vọng một ngày nào đó năng lượng sạch có thể cạnh tranh với nhiên liệu từ những nguồn khai quật dưới lòng đất. Những phương thức sản xuất đại trà có hiệu quả hiện đã giảm giá thành của một watt điện mặt trời từ 21,83 USD năm 1980 xuống còn xấp xỉ 2 USD hiện nay. Theo công ty SunPower ở Thung lũng Silicon, trong năm năm nữa, giá điện mặt trời có thể cạnh tranh với điện truyền thống mà không cần tới bất kỳ nguồn trợ giá nào của chính phủ.
Tiền đang được rót vào để phát triển các nguồn nhiên liệu thay thế và các thiết bị điện tử tiết kiệm điện. Mỗi năm có hơn 100 công ty công nghệ xanh được nhận tiền đầu tư mạo hiểm. Các công ty Mỹ có lợi thế vì 2/3 số tiền ấy được dành cho họ và 1/3 của mọi cuộc đầu tư công nghệ xanh rơi vào Thung lũng Silicon. Lý do: một phần là những công ty tiên phong như SunPower hay Applied Materials chuyên sản xuất pin quang năng đã phát triển ở thung lũng này và lại xuất thân từ ngành công nghiệp bán dẫn.
Thị trường tiềm năng khổng lồ ấy đã lôi cuốn cả những tập đoàn lớn như General Electric và Sharp vào cuộc. Tập đoàn British Petroleum từ năm 2007 đã đầu tư 400 triệu USD nghiên cứu nhiên liệu sinh học ở Đại học Berkley, California.
Và từ năm 2006, lần đầu tiên số lượng silicon ở Mỹ hiện diện trong các tấm pin quang năng đã nhiều hơn trong các vi mạch máy tính.
Đầu tư mạo hiểm
Thung lũng Silicon vẫn đầy lạc quan bất kể cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời.
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư mạo hiểm đổ tiền vào công nghệ xanh. Hơn 8,8 tỷ USD đã bơm vào các dự án loại này trên khắp nước Mỹ từ năm 1999 đến năm 2005. Năm 2006, hơn 1,28 tỷ USD đã được đầu tư cho công nghệ xanh, gấp đôi con số 664 triệu USD của năm 2005 và gấp ba con số 416 triệu USD của năm 2001. Dự báo số vốn đầu tư sẽ lên tới 10 tỷ USD vào năm 2009.
Một nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu, Vinod Khosla - người 25 năm trước đồng sáng lập ra hãng Sun Microsystems, giờ đây lại ứng vốn cho hàng chục công ty công nghệ xanh đa dạng, từ Altra chuyên về nhiên liệu sinh học đến LivingHome chuyên về các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường.
Hơn 50 công nghệ xanh đã có tên trên thị trường chứng khoán Mỹ. Thời kỳ bùng nổ dotcom sẽ trở lại dưới hình thức mới. Nhiều công ty khởi nghiệp rồi sẽ thất bại nhưng xu thế phát triển mới được xây dựng vững chắc hơn chứ không phải là những bong bóng như thời dotcom.
Theo Seth Fearey, giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Silicon Valley Network ở San Jose, công nghệ xanh phụ thuộc vào rất nhiều kỹ thuật khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào nền tảng Internet. Và đây không phải là “sân chơi” cho mọi người. Phải có thiết bị đắt tiền, không gian nghiên cứu và nhân lực thì một công ty khởi nghiệp mới có thể bước qua biên giới công nghệ xanh.
Theo Barry Cinnamon, CEO của công ty lắp đặt pin mặt trời Akeena Solar, không hề có sự “điên cuồng” trong xu thế công nghệ xanh. Số lượng công ty khởi nghiệp bán cổ phiếu không nhiều và cho đến nay vẫn chưa được thị trường chứng khoán định giá cao.
Chỉ riêng lĩnh vực năng lượng mặt trời thôi đã có thể tăng trưởng 50% mỗi năm, nhưng cho đến năm 2030 vẫn chưa đáp ứng tới 10% tổng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn nước Mỹ. Chính thị trường tiềm năng vĩ đại này – lớn bằng các ngành công nghiệp dầu khí hôm nay – đã minh chứng cho “mối tình” mới của cộng đồng đầu tư mạo hiểm.
Trần Ngọc Đăng (TBKTSG)