Tỷ giá giữa VND với Yên Nhật đã tăng trên 10%
So với cuối năm 2009, tỷ giá tính chéo giữa VND với đồng Yên Nhật (JPY) dùng tính thuế xuất nhập khẩu hiện đã tăng trên 10%
So với cuối năm 2009, tỷ giá tính chéo giữa VND với đồng Yên Nhật (JPY) dùng tính thuế xuất nhập khẩu hiện đã tăng trên 10%.
JPY liên tiếp tăng giá đang tạo những thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhưng cũng tạo thêm gánh nặng đối với các khoản vay ODA và thương mại.
Đây là một nội dung được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập đến trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2010, phục vụ cho phiên họp thường kỳ của Chính phủ đầu tuần này (trong hai ngày 30 và 31/8/2010).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc JPY tăng giá mạnh thời gian qua vừa có tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Do Nhật Bản là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và có vị thế xuất siêu đối với Việt Nam.
Việc đồng JPY lên giá sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh giá trị và khối lượng xuất khẩu vào một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khi giúp làm giảm giá trị nhập siêu từ thị trường này, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31% - cao gần gấp đôi tốc độ tăng chung. Trong khi đó, nhập siêu từ Nhật Bản 6 tháng đầu năm là 500 triệu USD. “Khả năng nhập siêu từ Nhật Bản cả năm được dự báo sẽ thấp hơn mức nhập siêu của năm trước (1,1 tỷ USD)”, báo cáo của Bộ đưa ra dự báo.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý: Nhật Bản là nước đứng đầu trong các nước và vùng lãnh thổ có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Do vậy, việc đồng JPY lên giá sẽ làm tăng giá trị nợ thực của Việt Nam. Bên cạnh đó, các dự án có nguồn vốn vay ODA và vay thương mại bằng JPY cũng sẽ bị tác động bất lợi bởi sự lên giá của đồng tiền này.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá tính chéo của VND so với JPY áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 21/8 đến 31/8/2010 là 1 JPY = 221,48 VND. Trong khi đó, mức áp dụng tại thời điểm cuối năm 2009 (từ ngày 21/12 đến 31/12/2009) là 200,70 VND. Như vậy, tỷ giá tính chéo này đã tăng tới 10,35% trong khoảng thời gian so sánh nói trên (trong năm 2009 tăng khoảng 8,5%).
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay, lượng vốn ODA của Nhật Bản cam kết cho Việt Nam đạt khoảng 1.394 tỷ JPY (tương đương 15,7 tỷ USD).
JPY liên tiếp tăng giá đang tạo những thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhưng cũng tạo thêm gánh nặng đối với các khoản vay ODA và thương mại.
Đây là một nội dung được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập đến trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2010, phục vụ cho phiên họp thường kỳ của Chính phủ đầu tuần này (trong hai ngày 30 và 31/8/2010).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc JPY tăng giá mạnh thời gian qua vừa có tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Do Nhật Bản là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và có vị thế xuất siêu đối với Việt Nam.
Việc đồng JPY lên giá sẽ làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, đẩy mạnh giá trị và khối lượng xuất khẩu vào một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khi giúp làm giảm giá trị nhập siêu từ thị trường này, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Cũng theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31% - cao gần gấp đôi tốc độ tăng chung. Trong khi đó, nhập siêu từ Nhật Bản 6 tháng đầu năm là 500 triệu USD. “Khả năng nhập siêu từ Nhật Bản cả năm được dự báo sẽ thấp hơn mức nhập siêu của năm trước (1,1 tỷ USD)”, báo cáo của Bộ đưa ra dự báo.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý: Nhật Bản là nước đứng đầu trong các nước và vùng lãnh thổ có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Do vậy, việc đồng JPY lên giá sẽ làm tăng giá trị nợ thực của Việt Nam. Bên cạnh đó, các dự án có nguồn vốn vay ODA và vay thương mại bằng JPY cũng sẽ bị tác động bất lợi bởi sự lên giá của đồng tiền này.
Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá tính chéo của VND so với JPY áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 21/8 đến 31/8/2010 là 1 JPY = 221,48 VND. Trong khi đó, mức áp dụng tại thời điểm cuối năm 2009 (từ ngày 21/12 đến 31/12/2009) là 200,70 VND. Như vậy, tỷ giá tính chéo này đã tăng tới 10,35% trong khoảng thời gian so sánh nói trên (trong năm 2009 tăng khoảng 8,5%).
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay, lượng vốn ODA của Nhật Bản cam kết cho Việt Nam đạt khoảng 1.394 tỷ JPY (tương đương 15,7 tỷ USD).