Tỷ giá là rào cản lớn nhất với xuất nhập khẩu
Nhiều doanh nghiệp lo ngại khối lượng giao dịch ngoại thương có thể sẽ sụt giảm trong 6 tháng tới
Chỉ số tin cậy thương mại (TCI) của Việt Nam nửa cuối 2010 đã mất 10 điểm so với kết quả điều tra hồi đầu năm nay, chỉ còn đạt 122 điểm (thang điểm 200), theo kết quả cuộc khảo sát về TCI lần hai năm 2010, vừa được Ngân hàng HSBC công bố.
Nguyên nhân là do sự gia tăng lo ngại khối lượng giao dịch ngoại thương có thể sẽ sụt giảm trong 6 tháng tới, sự cẩn trọng hơn đối với rủi ro trong thanh toán, và e ngại tác động bất lợi từ tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Đây là cuộc khảo sát thứ 4 của HSBC, được thực hiện tại 17 thị trường, bao gồm các thị trường trọng yếu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Mỹ Latinh, Mỹ, Canada và Châu Âu, với 5.124 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tham gia. Việt Nam có 300 doanh nghiệp, chủ yếu tại Hà Nội và Tp.HCM.
Khảo sát tập hợp dự đoán của doanh nghiệp trong 6 tháng tới về khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, khả năng tiếp cận tài trợ thương mại, tác động của ngoại hối và chính sách của nhà nước đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Kết quả cho thấy, việc Việt Nam thụt lùi sau chuỗi tăng điểm liên tiếp tại 3 kỳ điều tra trước thể hiện sự thận trọng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa đến mức lùi quá sâu trên bảng tổng sắp. So với TCI toàn cầu ổn định ở mức 116 điểm, vị trí của Việt Nam vẫn thuộc top 5 nước dẫn đầu, lùi từ vị trí thứ 3 tại cuộc điều tra trước để đứng sau Ấn Độ, UAE, Mexico và Indonesia.
Điểm đáng chú ý tại khảo sát lần này là trong khi tình hình ngoại thương của Việt Nam đang duy trì mức kim ngạch rất cao trong 5 tháng gần đây, tại giai đoạn khảo sát vào tháng 9, đã có nhiều hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam dự đoán triển vọng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm nhẹ trong 6 tháng tới.
Cụ thể, 24% các doanh nghiệp cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giữ nguyên mức cũ, gấp đôi so với nửa đầu 2010; và 8% các doanh nghiệp được hỏi nghĩ rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm (so với 4% nửa đầu 2010). Chỉ còn 46% các doanh nghiệp cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng nhẹ trong 6 tháng tới, trong khi chỉ 23% các doanh nghiệp cho rằng sẽ tăng trưởng đáng kể.
Đã có nhiều hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tin rằng rủi ro thanh toán từ phía người mua sẽ giảm (26% so với 24% nửa đầu 2010). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng mức độ rủi ro từ phía nhà cung cấp không thực hiện đúng thỏa thuận thương mại sẽ không thay đổi hoặc giảm khi họ chấp nhận các phương thức thanh toán linh hoạt như thông qua tín dụng thư hay thanh toán trả chậm (75% so với 63% nửa đầu 2010).
Do vậy, số doanh nghiệp Việt Nam giữ thế chủ động trong quan hệ với bên mua bằng cách sử dụng các công cụ tài trợ thương mại của ngân hàng lại tăng mạnh (43% so với 24% nửa đầu 2010). Siết chặt hơn các điều khoản thanh toán và hạn chế kinh doanh với vài đối tác nhất định nằm ở cuối danh sách với 7% các doanh nghiệp lựa chọn.
“Họ chấp nhận các đơn hàng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro cho mỗi giao dịch và trả trước sẽ được áp dụng nhiều hơn trong thời gian sắp tới. Bảo hiểm cũng là một trong những biện pháp được chọn như phương pháp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua các định chế tài chính và Chính phủ”, HSBC ghi nhận.
Với sự cẩn trọng trong việc lên kế hoạch cho các chiến lược kinh doanh, số lượng doanh nghiệp Việt Nam cho rằng nhu cầu tài trợ thương mại của họ sẽ tăng đã giảm nhẹ từ 74% xuống còn 67% trong nửa đầu 2010. 51% doanh nghiệp cho rằng nguồn vốn hỗ trợ sẽ đến từ các ngân hàng, trong khi 34% cho rằng sẽ dựa vào nguồn vốn tự có của mình. Chỉ 15% cho rằng sẽ dựa vào sự hỗ trợ của người mua và các điều khoản thanh toán từ phía nhà cung cấp.
Liên quan đến sự trồi sụt của tỷ giá ngoại hối thời gian gần đây, cuộc khảo sát cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho rằng biến động tỷ giá sẽ mang đến nhiều khó khăn nhất cho tăng trưởng xuất nhập khẩu (78% so với 52% nửa đầu 2010).
Có 66% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng tỷ giá ngoại hối sẽ có tác động tiêu cực lên họat động kinh doanh của họ trong 6 tháng tới (so với 53% nửa đầu 2010); chỉ 9% cho rằng tỷ giá ngoại hối sẽ có tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của họ.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng biến động tỷ giá ngoại hối là rào cản lớn nhất cho sự phát triển kinh doanh (71% so với 48% nửa đầu 2010), theo sau là chi phí vận chuyển, giao nhận, và lưu kho (43%), chính sách về thương mại của nhà nước (36%).
Trong khi đó, lãi suất tăng ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hơn khi chỉ có 20% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng đó là khó khăn lớn nhất, giảm 18% so với nửa đầu 2010 (38%).
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cho rằng Trung Quốc mở rộng là thị trường quan trọng nhất, khi số đông các nhà xuất nhập khẩu của Việt Nam (58%) vẫn đang hoạt động giao thương với thị trường này. Tiếp theo sau là các thị trường tại phần còn lại của châu Á (38%) và Đông Nam Á (34%).
Nguyên nhân là do sự gia tăng lo ngại khối lượng giao dịch ngoại thương có thể sẽ sụt giảm trong 6 tháng tới, sự cẩn trọng hơn đối với rủi ro trong thanh toán, và e ngại tác động bất lợi từ tỷ giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.
Đây là cuộc khảo sát thứ 4 của HSBC, được thực hiện tại 17 thị trường, bao gồm các thị trường trọng yếu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Mỹ Latinh, Mỹ, Canada và Châu Âu, với 5.124 doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tham gia. Việt Nam có 300 doanh nghiệp, chủ yếu tại Hà Nội và Tp.HCM.
Khảo sát tập hợp dự đoán của doanh nghiệp trong 6 tháng tới về khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, khả năng tiếp cận tài trợ thương mại, tác động của ngoại hối và chính sách của nhà nước đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Kết quả cho thấy, việc Việt Nam thụt lùi sau chuỗi tăng điểm liên tiếp tại 3 kỳ điều tra trước thể hiện sự thận trọng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Việt Nam chưa đến mức lùi quá sâu trên bảng tổng sắp. So với TCI toàn cầu ổn định ở mức 116 điểm, vị trí của Việt Nam vẫn thuộc top 5 nước dẫn đầu, lùi từ vị trí thứ 3 tại cuộc điều tra trước để đứng sau Ấn Độ, UAE, Mexico và Indonesia.
Điểm đáng chú ý tại khảo sát lần này là trong khi tình hình ngoại thương của Việt Nam đang duy trì mức kim ngạch rất cao trong 5 tháng gần đây, tại giai đoạn khảo sát vào tháng 9, đã có nhiều hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam dự đoán triển vọng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm nhẹ trong 6 tháng tới.
Cụ thể, 24% các doanh nghiệp cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giữ nguyên mức cũ, gấp đôi so với nửa đầu 2010; và 8% các doanh nghiệp được hỏi nghĩ rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ giảm (so với 4% nửa đầu 2010). Chỉ còn 46% các doanh nghiệp cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng nhẹ trong 6 tháng tới, trong khi chỉ 23% các doanh nghiệp cho rằng sẽ tăng trưởng đáng kể.
Đã có nhiều hơn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tin rằng rủi ro thanh toán từ phía người mua sẽ giảm (26% so với 24% nửa đầu 2010). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng mức độ rủi ro từ phía nhà cung cấp không thực hiện đúng thỏa thuận thương mại sẽ không thay đổi hoặc giảm khi họ chấp nhận các phương thức thanh toán linh hoạt như thông qua tín dụng thư hay thanh toán trả chậm (75% so với 63% nửa đầu 2010).
Do vậy, số doanh nghiệp Việt Nam giữ thế chủ động trong quan hệ với bên mua bằng cách sử dụng các công cụ tài trợ thương mại của ngân hàng lại tăng mạnh (43% so với 24% nửa đầu 2010). Siết chặt hơn các điều khoản thanh toán và hạn chế kinh doanh với vài đối tác nhất định nằm ở cuối danh sách với 7% các doanh nghiệp lựa chọn.
“Họ chấp nhận các đơn hàng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro cho mỗi giao dịch và trả trước sẽ được áp dụng nhiều hơn trong thời gian sắp tới. Bảo hiểm cũng là một trong những biện pháp được chọn như phương pháp bảo hiểm tín dụng xuất khẩu thông qua các định chế tài chính và Chính phủ”, HSBC ghi nhận.
Với sự cẩn trọng trong việc lên kế hoạch cho các chiến lược kinh doanh, số lượng doanh nghiệp Việt Nam cho rằng nhu cầu tài trợ thương mại của họ sẽ tăng đã giảm nhẹ từ 74% xuống còn 67% trong nửa đầu 2010. 51% doanh nghiệp cho rằng nguồn vốn hỗ trợ sẽ đến từ các ngân hàng, trong khi 34% cho rằng sẽ dựa vào nguồn vốn tự có của mình. Chỉ 15% cho rằng sẽ dựa vào sự hỗ trợ của người mua và các điều khoản thanh toán từ phía nhà cung cấp.
Liên quan đến sự trồi sụt của tỷ giá ngoại hối thời gian gần đây, cuộc khảo sát cũng cho thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cho rằng biến động tỷ giá sẽ mang đến nhiều khó khăn nhất cho tăng trưởng xuất nhập khẩu (78% so với 52% nửa đầu 2010).
Có 66% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng tỷ giá ngoại hối sẽ có tác động tiêu cực lên họat động kinh doanh của họ trong 6 tháng tới (so với 53% nửa đầu 2010); chỉ 9% cho rằng tỷ giá ngoại hối sẽ có tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh của họ.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng biến động tỷ giá ngoại hối là rào cản lớn nhất cho sự phát triển kinh doanh (71% so với 48% nửa đầu 2010), theo sau là chi phí vận chuyển, giao nhận, và lưu kho (43%), chính sách về thương mại của nhà nước (36%).
Trong khi đó, lãi suất tăng ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hơn khi chỉ có 20% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng đó là khó khăn lớn nhất, giảm 18% so với nửa đầu 2010 (38%).
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cho rằng Trung Quốc mở rộng là thị trường quan trọng nhất, khi số đông các nhà xuất nhập khẩu của Việt Nam (58%) vẫn đang hoạt động giao thương với thị trường này. Tiếp theo sau là các thị trường tại phần còn lại của châu Á (38%) và Đông Nam Á (34%).