Tỷ giá nóng dần: “Điều chỉnh để đẩy lùi kỳ vọng”
Phân tích của Tổng thư ký Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam về sự kiện điều chỉnh tỷ giá hôm 18/6 vừa qua
“Bước điều chỉnh ngày 18/6 với biên độ 1%, nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 21.038 lên 21.246 của Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ nhanh chóng đẩy lùi kỳ vọng”, Tổng thư ký Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam Đỗ Ngọc Quỳnh nêu quan điểm với VnEconomy.
“Những biến động trên thị trường ngoại hối thời gian qua chủ yếu xuất phát từ tâm lý kỳ vọng. Khoảng thời gian một năm dường như là đủ dài để thị trường chờ đợi bước điều chỉnh tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh thị trường rất ổn định, kết hợp với sự kiện biển Đông đã khiến tâm lý kỳ vọng được hình thành và duy trì”, ông bình luận.
Từ giữa tháng 5/2014 đến nay, tỷ giá nóng dần và kéo dài đến nay với mức tăng tới 150 điểm. Ông lý giải hiện tượng này như thế nào?
Đúng là diễn biến trên thị trường ngoại hối đã nóng dần kể từ thời điểm giữa tháng 5/2014 và kéo dài trong suốt một tháng qua.
Tỷ giá tăng mạnh gần 150 điểm từ 21.100 VND/USD, là tỷ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước, lên 21.246 VND/USD, là tỷ giá trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Một điểm đáng chú ý là thời điểm tỷ giá USD/VND biến động mạnh nhất trong ba năm gần đây đều tập trung vào giai đoạn nửa cuối quý 2 và đầu quý 3. Điều này đã mang đến cho mọi người cảm giác thị trường ngoại hối cũng đang có “tính mùa vụ, chu kỳ”.
Tuy nhiên, đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Các yếu tố tác động hoàn toàn khác biệt.
Nếu như năm 2013, bước tăng mạnh của tỷ giá có phần nguyên nhân quan trọng từ cân đối cung - cầu khi nhu cầu ngoại tệ tăng lên đáng kể từ tháng 3, thì trong năm nay không còn tái diễn. Các yếu tố hỗ trợ xu hướng ổn định của tỷ giá USD/VND đều khá mạnh.
Như ông nói, các yếu tố hỗ trợ xu hướng ổn định tỷ giá khá mạnh, thế cụ thể đó là những gì?
Thứ nhất, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư ở mức cao, ước tính đạt tới 10 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm theo phát biểu gần đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đặc biệt, riêng cán cân thương mại đạt mức thặng dư 1,6 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay nếu so sánh với cùng kỳ các năm trước.
Bên cạnh đó, các dòng vốn ngoại tệ các vẫn được duy trì tốt như giải ngân FDI đạt 4,6 tỷ USD, giải ngân ODA đạt 810 triệu USD, kiều hối ước đạt khoảng 5 tỷ USD - tương đương cùng kỳ 2013.
Riêng tại BIDV, doanh số giao dịch 5 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 8 tỷ USD, trong đó doanh số mua của khách hàng vượt trội, cao hơn doanh số bán cho khách hàng khoảng 30-35%. Ngay tại những thời điểm thị trường có phần căng thẳng, xu hướng mua ròng tiếp tục được duy trì tại BIDV. Điều này phản ánh rõ nguồn cung ngoại tệ hết sức dồi dào.
Thứ hai, tâm lý thị trường ổn định. Niềm tin vào giá trị đồng nội tệ, cũng như vào chính sách điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có sự cải thiện rõ rệt trong một vài năm gần đây và tạo ra tác động tích cực đối với thị trường ngoại hối.
Kể từ sau bước điều chỉnh hồi tháng 6 năm ngoái của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá dao động trong biên độ rất hẹp và phần lớn thời gian bám sát mức giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước 21.100 VND/USD.
Đây chính là yếu tố quan trọng tác động tới sự thay đổi trong cách ứng xử của doanh nghiệp trước những biến động mạnh của thị trường. Thay vì lo ngại và vội vã mua vào ngoại tệ để trả nợ vay, thanh toán trước hạn hay găm giữ, hạn chế bán ra, doanh nghiệp tỏ ra bình tĩnh, thận trọng hơn, chủ động xin tư vấn từ ngân hàng để có phương án lựa chọn phù hợp.
Theo tôi, điều này phản ánh kết quả điều hành của chính sách tiền tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Nhờ đó, tình trạng găm giữ ngoại tệ được cải thiện, xu hướng chuyển đổi từ nắm giữ ngoại tệ sang VND phổ biến hơn; huy động ngoại tệ sụt giảm khoảng 5 - 7% trong 5 tháng đầu năm 2014 so với cuối 2013, đã thể hiện rõ điều này.
Thứ ba, dự trữ ngoại hối quốc gia đã trở nên dồi dào hơn. Tính đến cuối tháng 5/2014, dự trữ ngoại hối quốc gia đạt trên 35 tỷ USD theo phát biểu của Thống đốc, tăng 10 tỷ USD so với cuối năm 2013 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng có đầy đủ các công cụ cũng như nguồn lực cần thiết để can thiệp bình ổn thị trường khi cần thiết.
Theo “quota” điều chỉnh tỷ giá mà Thống đốc tuyên bố đầu năm thì sau ngày 18/6 đến hết năm vẫn còn 1%. Liệu, bước điều chỉnh vừa qua có tiếp tục tạo hiệu ứng tâm lý, ít nhất cho đến khi thị trường ăn hết “miếng bánh” còn lại?
Những biến động trên thị trường ngoại hối thời gian qua chủ yếu xuất phát từ tâm lý kỳ vọng. Khoảng thời gian một năm dường như là đủ dài để thị trường chờ đợi bước điều chỉnh tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh thị trường rất ổn định, kết hợp với sự kiện biển Đông đã khiến tâm lý kỳ vọng được hình thành và duy trì.
Theo tôi, tâm lý này không thực sự mạnh mẽ nên khó có khả năng kéo dài.
Bước điều chỉnh ngày 18/6 với biên độ 1%, nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 21.038 VND/USD lên 21.246 VND/USD của Ngân hàng Nhà nước dự báo sẽ nhanh chóng đẩy lùi sự kỳ vọng này và tái lập thời kỳ ổn định cho thị trường ngoại hối trong 6 tháng cuối năm, nếu không có biến động lớn về vĩ mô.
Tôi cũng được biết, nhóm nghiên cứu của BIDV cũng vừa tiến hành đợt khảo sát nhanh “Dự báo kinh tế vĩ mô 6 tháng cuối năm 2014”, kết quả cho thấy: đa số thành viên tham gia thị trường, bao gồm các ngân hàng cũng như doanh nghiệp tin rằng tỷ giá USD/VND sẽ dao động quanh mức 21.300 - 21.400, tức hoàn toàn nằm trong biên độ mới cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn do kinh tế toàn cầu suy thoái và tác động xấu từ biến cố biển Đông, ông nói gì về trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân trong việc giữ gìn thành quả vĩ mô vừa tích lũy?
Điều này, tôi chỉ chia sẻ dưới góc độ một công dân, rằng: cơ quan quản lý đang quyết tâm triển khai quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế. Quá trình này sẽ buộc chúng ta phải chấp nhận những khó khăn trong ngắn hạn để hướng đến sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Thêm vào đó là những biến động bất ngờ từ bên ngoài.
Do vậy, đây là giai đoạn nền kinh tế chúng ta đang đối mặt với nhiều thử thách. Hơn bao giờ hết, đất nước cần duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường ngoại hối cũng là một cấu phần trong đó.
Sự đồng lòng của lực lượng doanh nghiệp, người dân, đồng lòng để hỗ trợ cơ quan quản lý, duy trì những điều kiện nền tảng vĩ mô đã và đang tích lũy được là vô cùng cần thiết.
“Những biến động trên thị trường ngoại hối thời gian qua chủ yếu xuất phát từ tâm lý kỳ vọng. Khoảng thời gian một năm dường như là đủ dài để thị trường chờ đợi bước điều chỉnh tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh thị trường rất ổn định, kết hợp với sự kiện biển Đông đã khiến tâm lý kỳ vọng được hình thành và duy trì”, ông bình luận.
Từ giữa tháng 5/2014 đến nay, tỷ giá nóng dần và kéo dài đến nay với mức tăng tới 150 điểm. Ông lý giải hiện tượng này như thế nào?
Đúng là diễn biến trên thị trường ngoại hối đã nóng dần kể từ thời điểm giữa tháng 5/2014 và kéo dài trong suốt một tháng qua.
Tỷ giá tăng mạnh gần 150 điểm từ 21.100 VND/USD, là tỷ giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước, lên 21.246 VND/USD, là tỷ giá trần cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Một điểm đáng chú ý là thời điểm tỷ giá USD/VND biến động mạnh nhất trong ba năm gần đây đều tập trung vào giai đoạn nửa cuối quý 2 và đầu quý 3. Điều này đã mang đến cho mọi người cảm giác thị trường ngoại hối cũng đang có “tính mùa vụ, chu kỳ”.
Tuy nhiên, đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Các yếu tố tác động hoàn toàn khác biệt.
Nếu như năm 2013, bước tăng mạnh của tỷ giá có phần nguyên nhân quan trọng từ cân đối cung - cầu khi nhu cầu ngoại tệ tăng lên đáng kể từ tháng 3, thì trong năm nay không còn tái diễn. Các yếu tố hỗ trợ xu hướng ổn định của tỷ giá USD/VND đều khá mạnh.
Như ông nói, các yếu tố hỗ trợ xu hướng ổn định tỷ giá khá mạnh, thế cụ thể đó là những gì?
Thứ nhất, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư ở mức cao, ước tính đạt tới 10 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm theo phát biểu gần đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đặc biệt, riêng cán cân thương mại đạt mức thặng dư 1,6 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay nếu so sánh với cùng kỳ các năm trước.
Bên cạnh đó, các dòng vốn ngoại tệ các vẫn được duy trì tốt như giải ngân FDI đạt 4,6 tỷ USD, giải ngân ODA đạt 810 triệu USD, kiều hối ước đạt khoảng 5 tỷ USD - tương đương cùng kỳ 2013.
Riêng tại BIDV, doanh số giao dịch 5 tháng đầu năm đạt xấp xỉ 8 tỷ USD, trong đó doanh số mua của khách hàng vượt trội, cao hơn doanh số bán cho khách hàng khoảng 30-35%. Ngay tại những thời điểm thị trường có phần căng thẳng, xu hướng mua ròng tiếp tục được duy trì tại BIDV. Điều này phản ánh rõ nguồn cung ngoại tệ hết sức dồi dào.
Thứ hai, tâm lý thị trường ổn định. Niềm tin vào giá trị đồng nội tệ, cũng như vào chính sách điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có sự cải thiện rõ rệt trong một vài năm gần đây và tạo ra tác động tích cực đối với thị trường ngoại hối.
Kể từ sau bước điều chỉnh hồi tháng 6 năm ngoái của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá dao động trong biên độ rất hẹp và phần lớn thời gian bám sát mức giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước 21.100 VND/USD.
Đây chính là yếu tố quan trọng tác động tới sự thay đổi trong cách ứng xử của doanh nghiệp trước những biến động mạnh của thị trường. Thay vì lo ngại và vội vã mua vào ngoại tệ để trả nợ vay, thanh toán trước hạn hay găm giữ, hạn chế bán ra, doanh nghiệp tỏ ra bình tĩnh, thận trọng hơn, chủ động xin tư vấn từ ngân hàng để có phương án lựa chọn phù hợp.
Theo tôi, điều này phản ánh kết quả điều hành của chính sách tiền tệ, góp phần đẩy lùi tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Nhờ đó, tình trạng găm giữ ngoại tệ được cải thiện, xu hướng chuyển đổi từ nắm giữ ngoại tệ sang VND phổ biến hơn; huy động ngoại tệ sụt giảm khoảng 5 - 7% trong 5 tháng đầu năm 2014 so với cuối 2013, đã thể hiện rõ điều này.
Thứ ba, dự trữ ngoại hối quốc gia đã trở nên dồi dào hơn. Tính đến cuối tháng 5/2014, dự trữ ngoại hối quốc gia đạt trên 35 tỷ USD theo phát biểu của Thống đốc, tăng 10 tỷ USD so với cuối năm 2013 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng có đầy đủ các công cụ cũng như nguồn lực cần thiết để can thiệp bình ổn thị trường khi cần thiết.
Theo “quota” điều chỉnh tỷ giá mà Thống đốc tuyên bố đầu năm thì sau ngày 18/6 đến hết năm vẫn còn 1%. Liệu, bước điều chỉnh vừa qua có tiếp tục tạo hiệu ứng tâm lý, ít nhất cho đến khi thị trường ăn hết “miếng bánh” còn lại?
Những biến động trên thị trường ngoại hối thời gian qua chủ yếu xuất phát từ tâm lý kỳ vọng. Khoảng thời gian một năm dường như là đủ dài để thị trường chờ đợi bước điều chỉnh tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước trong bối cảnh thị trường rất ổn định, kết hợp với sự kiện biển Đông đã khiến tâm lý kỳ vọng được hình thành và duy trì.
Theo tôi, tâm lý này không thực sự mạnh mẽ nên khó có khả năng kéo dài.
Bước điều chỉnh ngày 18/6 với biên độ 1%, nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 21.038 VND/USD lên 21.246 VND/USD của Ngân hàng Nhà nước dự báo sẽ nhanh chóng đẩy lùi sự kỳ vọng này và tái lập thời kỳ ổn định cho thị trường ngoại hối trong 6 tháng cuối năm, nếu không có biến động lớn về vĩ mô.
Tôi cũng được biết, nhóm nghiên cứu của BIDV cũng vừa tiến hành đợt khảo sát nhanh “Dự báo kinh tế vĩ mô 6 tháng cuối năm 2014”, kết quả cho thấy: đa số thành viên tham gia thị trường, bao gồm các ngân hàng cũng như doanh nghiệp tin rằng tỷ giá USD/VND sẽ dao động quanh mức 21.300 - 21.400, tức hoàn toàn nằm trong biên độ mới cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn do kinh tế toàn cầu suy thoái và tác động xấu từ biến cố biển Đông, ông nói gì về trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân trong việc giữ gìn thành quả vĩ mô vừa tích lũy?
Điều này, tôi chỉ chia sẻ dưới góc độ một công dân, rằng: cơ quan quản lý đang quyết tâm triển khai quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế. Quá trình này sẽ buộc chúng ta phải chấp nhận những khó khăn trong ngắn hạn để hướng đến sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Thêm vào đó là những biến động bất ngờ từ bên ngoài.
Do vậy, đây là giai đoạn nền kinh tế chúng ta đang đối mặt với nhiều thử thách. Hơn bao giờ hết, đất nước cần duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thị trường ngoại hối cũng là một cấu phần trong đó.
Sự đồng lòng của lực lượng doanh nghiệp, người dân, đồng lòng để hỗ trợ cơ quan quản lý, duy trì những điều kiện nền tảng vĩ mô đã và đang tích lũy được là vô cùng cần thiết.