Tỷ giá tăng: Tìm phương án tránh để lửa gần rơm
Ngân hàng Nhà nước đang tính một phương án tác động đến tỷ giá
Tuần này, Ngân hàng Nhà nước lần lượt tổ chức hội nghị triển khai công tác ngành ngân hàng trong 6 tháng cuối năm 2013 tại Hà Nội và Tp.HCM. Một phương án liên quan đến tỷ giá được gợi mở.
Tại các hội nghị trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ xem xét giảm lãi suất USD, theo lộ trình và mức độ thận trọng. Hướng gợi mở này đưa ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng thời gian gần đây.
Tại hội nghị ở Hà Nội, Thống đốc nhìn nhận, tỷ giá có áp lực tăng trong gần hai tháng qua, nhu cầu ngoại tệ tăng lên nhưng có thể khẳng định vẫn nằm trong khả năng đáp ứng của thị trường. Cán cân thương mại bắt đầu có nhập siêu trong hai tháng gần đây, nhưng cán cân thanh toán vẫn thặng dư. Và về tổng thể cân đối ngoại tệ vẫn đảm bảo.
Vì sao tỷ giá USD/VND tăng? Thống đốc lý giải, do các ngân hàng thừa tiền, dư thanh khoản và chưa đẩy mạnh cho vay ra được. Đáng chú ý là có một số ngân hàng thương mại đẩy mạnh mua vào, nâng trạng thái cũng như để dự phòng.
“Hiện tượng gia tăng tỷ giá thời gian vừa rồi chủ yếu do chính các ngân hàng tạo ra chứ không phải do thị trường”, ông nói.
Một nguồn tin của VnEconomy cũng cho hay, những ngày gần đây trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống đã dương, chỉ một số trường hợp cục bộ có trạng thái âm và đang mua vào để cân bằng, cung - cầu không có gì quá bất thường.
Nhưng, các áp lực đối với tỷ giá USD đang tiềm tàng, sau khi lãi suất VND liên tục giảm nhanh và mạnh, lượng tiền VND đưa ra mua ngoại tệ trong năm 2012 và đầu 2013 khá lớn (dù được trung hòa một phần tác động), nhập siêu tăng trở lại, và suốt 18 tháng qua Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá dù nó không cố định…
Cuối tuần qua, thị trường cũng đã xuất hiện một số thông tin bàn luận bên lề về khả năng có điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, đến nay điều đó vẫn chưa diễn ra. Còn theo thông tin chính thức tại các hội nghị ngành nói trên, một hướng gợi mở đã có.
Nếu tiếp tục giảm lãi suất USD, đúng hơn là hạ trần lãi suất huy động, có thể xem là một biện pháp để tiếp tục vắt cung ngoại tệ. Trần lãi suất huy động USD hiện áp tối đa 2%/năm đối với dân cư, 0,5%/năm đối với tổ chức. Nếu giảm tiếp có thể kích thích người gửi ngoại tệ cân nhắc lợi ích nắm giữ để chuyển đổi.
Đó cũng là một hướng ứng xử mà Ngân hàng Nhà nước tính đến khi chênh lệch lãi suất giữa VND so với USD đã thu hẹp nhanh trong hơn một năm qua. Từ 14%/năm, lãi suất huy động VND hiện chỉ còn phổ biến trong khoảng 7 - 8%/năm, trong khi trần lãi suất USD vẫn cố định.
Tại hội nghị trên, cũng như gần đây, một số lãnh đạo ngân hàng thương mại đề xuất tiếp tục hạ trần lãi suất VND, như một cách để giảm bớt chi phí cho mình nhưng vẫn tránh được lo ngại cạnh tranh trong huy động vốn. Nhưng những giọt lãi suất VND nếu tiếp tục rơi xuống có thể làm tràn lý tỷ giá, bên cạnh các áp lực tác động khác.
Vậy nên, tránh để lửa ở gần rơm, giữ chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền ở mức “an toàn” cho tỷ giá là điều Ngân hàng Nhà nước tính toán. Và hướng gợi mở trên đề cập đến việc nới ở đầu giá trị USD - hạ lãi suất, dù sẽ từng bước thận trọng để tránh ảnh hưởng đến thanh khoản hệ thống.
Lãi suất giảm đi, nắm giữ USD sẽ bớt hấp dẫn, các nhu cầu nắm giữ sẽ cân nhắc để có thể chuyển đổi, tạo cung thương mại để giảm bớt áp lực đối với tỷ giá. Đáng chú ý là lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho hay xu hướng dịch chuyển USD sang VND đã có hơi hướng chậm lại trong thời gian gần đây.
Nếu thực hiện điều chỉnh trên cũng sẽ gián tiếp củng cố thêm giá trị cho VND, kích thích sự chuyển đổi ngoại tệ từ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán. Hướng chuyển đổi này từng nhiều lần được Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, và cũng là điều đã làm với vàng, theo hướng giảm vàng hóa và đô la hóa trong nền kinh tế.
Thực tế, việc hạ lãi suất USD đã từng cho thấy sự dịch chuyển như Ngân hàng Nhà nước mong muốn. Đầu tháng 4/2011, nhà điều hành thực hiện áp trần, rồi lần lượt hạ trần lãi suất huy động USD xuống 2%/năm đối với dân cư (xuống 0,5%/năm đối với tổ chức). Biện pháp này được thực hiện hai tháng sau cú điều chỉnh 9,3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 11/2/2011, được xem là sự hỗ trợ tạo cung, hay có thể xem là vắt cung ngoại tệ cho thị trường.
Trước đó, lãi suất huy động USD phổ biến từ 4 - 6%/năm, một cú thắt mạnh cho tác động rõ rệt. Còn nay, dư địa để thắt tiếp là không có nhiều, nhưng vẫn là một phương án đáng chú ý.
Tại các hội nghị trên, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết sẽ xem xét giảm lãi suất USD, theo lộ trình và mức độ thận trọng. Hướng gợi mở này đưa ra trong bối cảnh tỷ giá USD/VND có xu hướng tăng thời gian gần đây.
Tại hội nghị ở Hà Nội, Thống đốc nhìn nhận, tỷ giá có áp lực tăng trong gần hai tháng qua, nhu cầu ngoại tệ tăng lên nhưng có thể khẳng định vẫn nằm trong khả năng đáp ứng của thị trường. Cán cân thương mại bắt đầu có nhập siêu trong hai tháng gần đây, nhưng cán cân thanh toán vẫn thặng dư. Và về tổng thể cân đối ngoại tệ vẫn đảm bảo.
Vì sao tỷ giá USD/VND tăng? Thống đốc lý giải, do các ngân hàng thừa tiền, dư thanh khoản và chưa đẩy mạnh cho vay ra được. Đáng chú ý là có một số ngân hàng thương mại đẩy mạnh mua vào, nâng trạng thái cũng như để dự phòng.
“Hiện tượng gia tăng tỷ giá thời gian vừa rồi chủ yếu do chính các ngân hàng tạo ra chứ không phải do thị trường”, ông nói.
Một nguồn tin của VnEconomy cũng cho hay, những ngày gần đây trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống đã dương, chỉ một số trường hợp cục bộ có trạng thái âm và đang mua vào để cân bằng, cung - cầu không có gì quá bất thường.
Nhưng, các áp lực đối với tỷ giá USD đang tiềm tàng, sau khi lãi suất VND liên tục giảm nhanh và mạnh, lượng tiền VND đưa ra mua ngoại tệ trong năm 2012 và đầu 2013 khá lớn (dù được trung hòa một phần tác động), nhập siêu tăng trở lại, và suốt 18 tháng qua Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá dù nó không cố định…
Cuối tuần qua, thị trường cũng đã xuất hiện một số thông tin bàn luận bên lề về khả năng có điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Tuy nhiên, đến nay điều đó vẫn chưa diễn ra. Còn theo thông tin chính thức tại các hội nghị ngành nói trên, một hướng gợi mở đã có.
Nếu tiếp tục giảm lãi suất USD, đúng hơn là hạ trần lãi suất huy động, có thể xem là một biện pháp để tiếp tục vắt cung ngoại tệ. Trần lãi suất huy động USD hiện áp tối đa 2%/năm đối với dân cư, 0,5%/năm đối với tổ chức. Nếu giảm tiếp có thể kích thích người gửi ngoại tệ cân nhắc lợi ích nắm giữ để chuyển đổi.
Đó cũng là một hướng ứng xử mà Ngân hàng Nhà nước tính đến khi chênh lệch lãi suất giữa VND so với USD đã thu hẹp nhanh trong hơn một năm qua. Từ 14%/năm, lãi suất huy động VND hiện chỉ còn phổ biến trong khoảng 7 - 8%/năm, trong khi trần lãi suất USD vẫn cố định.
Tại hội nghị trên, cũng như gần đây, một số lãnh đạo ngân hàng thương mại đề xuất tiếp tục hạ trần lãi suất VND, như một cách để giảm bớt chi phí cho mình nhưng vẫn tránh được lo ngại cạnh tranh trong huy động vốn. Nhưng những giọt lãi suất VND nếu tiếp tục rơi xuống có thể làm tràn lý tỷ giá, bên cạnh các áp lực tác động khác.
Vậy nên, tránh để lửa ở gần rơm, giữ chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền ở mức “an toàn” cho tỷ giá là điều Ngân hàng Nhà nước tính toán. Và hướng gợi mở trên đề cập đến việc nới ở đầu giá trị USD - hạ lãi suất, dù sẽ từng bước thận trọng để tránh ảnh hưởng đến thanh khoản hệ thống.
Lãi suất giảm đi, nắm giữ USD sẽ bớt hấp dẫn, các nhu cầu nắm giữ sẽ cân nhắc để có thể chuyển đổi, tạo cung thương mại để giảm bớt áp lực đối với tỷ giá. Đáng chú ý là lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho hay xu hướng dịch chuyển USD sang VND đã có hơi hướng chậm lại trong thời gian gần đây.
Nếu thực hiện điều chỉnh trên cũng sẽ gián tiếp củng cố thêm giá trị cho VND, kích thích sự chuyển đổi ngoại tệ từ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán. Hướng chuyển đổi này từng nhiều lần được Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh, và cũng là điều đã làm với vàng, theo hướng giảm vàng hóa và đô la hóa trong nền kinh tế.
Thực tế, việc hạ lãi suất USD đã từng cho thấy sự dịch chuyển như Ngân hàng Nhà nước mong muốn. Đầu tháng 4/2011, nhà điều hành thực hiện áp trần, rồi lần lượt hạ trần lãi suất huy động USD xuống 2%/năm đối với dân cư (xuống 0,5%/năm đối với tổ chức). Biện pháp này được thực hiện hai tháng sau cú điều chỉnh 9,3% tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 11/2/2011, được xem là sự hỗ trợ tạo cung, hay có thể xem là vắt cung ngoại tệ cho thị trường.
Trước đó, lãi suất huy động USD phổ biến từ 4 - 6%/năm, một cú thắt mạnh cho tác động rõ rệt. Còn nay, dư địa để thắt tiếp là không có nhiều, nhưng vẫn là một phương án đáng chú ý.