Tỷ lệ ổ cứng nhiễm mã độc ở Việt Nam đứng đầu khu vực
Microsoft cho rằng Việt Nam là nước có tỷ lệ ổ cứng bị nhiễm mã độc cao nhất khu vực Đông Nam Á
Hãng phần mềm Microsoft vừa công bố kết quả nghiên cứu chuyên sâu về an toàn máy tính tại Đông Nam Á, theo đó Việt Nam là nước có tỷ lệ bị nhiễm mã độc (virus) cao nhất khu vực.
Cụ thể, Microsoft cho biết, qua 282 bộ đĩa cài và ổ cứng của các máy tính có thương hiệu bao gồm Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung được lấy mẫu tại 5 quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, Microsoft đã phát hiện ra 69% các mẫu thử chứa các phần mềm độc hại, nguy cơ lây lan và phát tán virus cao.
Tại Việt Nam, trên 41 ổ cứng và 9 mẫu đĩa DVD mà Microsoft nghiên cứu thì có tới 66% DVD lậu và 92% ổ cứng bị nhiễm mã độc. Theo hãng công nghệ này, đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á (trung bình 86% số đĩa cài và 48% máy tính cài Windows lậu đã bị nhiễm mã nguy hiểm). Trong đó, mã độc Zeus được đánh giá là phần mềm đặc biệt nguy hiểm.
Nếu so với báo cáo được thực hiện trên 118 mẫu thử đã được Microsoft công bố tại Việt Nam vào tháng 12/2012, thì nghiên cứu chuyên sâu với gấp đôi lượng mẫu thử này, đã cho thấy tỉ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại cao hơn 6%.
Ông Vũ Minh Trí, Giám đốc điều hành Microsoft Việt Nam, cho biết, phân tích các mẫu thử cũng chỉ ra 5.601 trường hợp nhiễm mã độc thuộc 1.131 loại phần mềm độc hại khác nhau, tức là gấp nhiều lần so với con số 403 loại phát hiện được từ nghiên cứu sơ bộ công bố hồi tháng 12/2012.
Loại virus chuyên đánh cắp mật khẩu mang tên Zeus sử dụng cách thức gọi là “key-logging” và các cơ chế khác để đột nhập, tiếp cận nhận dạng tài khoản cá nhân và các dữ liệu nhạy cảm khác của nạn nhân.
Nghiên cứu của Microsoft cũng cho biết, nhiều máy tính thương hiệu hàng đầu như Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung dù vẫn còn trên kệ, chưa được bán tới tay người tiêu dùng nhưng đã bị các phần mềm độc hại tấn công.
Nguyên nhân là do ổ cứng đã bị doanh nghiệp bán máy tính thiếu uy tín thay đổi bằng loại khác chất lượng kém, hoặc rẻ tiền hơn vốn đã được cài đặt hệ điều hành và ứng dụng nhiễm mã độc để trục lợi. Trong đó, 1/3 số mẫu thử máy tính có ổ cứng đã bị tháo ra và thay bằng ổ cứng có chứa phần mềm giả mạo.
Cụ thể, Microsoft cho biết, qua 282 bộ đĩa cài và ổ cứng của các máy tính có thương hiệu bao gồm Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung được lấy mẫu tại 5 quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, Microsoft đã phát hiện ra 69% các mẫu thử chứa các phần mềm độc hại, nguy cơ lây lan và phát tán virus cao.
Tại Việt Nam, trên 41 ổ cứng và 9 mẫu đĩa DVD mà Microsoft nghiên cứu thì có tới 66% DVD lậu và 92% ổ cứng bị nhiễm mã độc. Theo hãng công nghệ này, đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á (trung bình 86% số đĩa cài và 48% máy tính cài Windows lậu đã bị nhiễm mã nguy hiểm). Trong đó, mã độc Zeus được đánh giá là phần mềm đặc biệt nguy hiểm.
Nếu so với báo cáo được thực hiện trên 118 mẫu thử đã được Microsoft công bố tại Việt Nam vào tháng 12/2012, thì nghiên cứu chuyên sâu với gấp đôi lượng mẫu thử này, đã cho thấy tỉ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại cao hơn 6%.
Ông Vũ Minh Trí, Giám đốc điều hành Microsoft Việt Nam, cho biết, phân tích các mẫu thử cũng chỉ ra 5.601 trường hợp nhiễm mã độc thuộc 1.131 loại phần mềm độc hại khác nhau, tức là gấp nhiều lần so với con số 403 loại phát hiện được từ nghiên cứu sơ bộ công bố hồi tháng 12/2012.
Loại virus chuyên đánh cắp mật khẩu mang tên Zeus sử dụng cách thức gọi là “key-logging” và các cơ chế khác để đột nhập, tiếp cận nhận dạng tài khoản cá nhân và các dữ liệu nhạy cảm khác của nạn nhân.
Nghiên cứu của Microsoft cũng cho biết, nhiều máy tính thương hiệu hàng đầu như Acer, Asus, Dell, HP, Lenovo và Samsung dù vẫn còn trên kệ, chưa được bán tới tay người tiêu dùng nhưng đã bị các phần mềm độc hại tấn công.
Nguyên nhân là do ổ cứng đã bị doanh nghiệp bán máy tính thiếu uy tín thay đổi bằng loại khác chất lượng kém, hoặc rẻ tiền hơn vốn đã được cài đặt hệ điều hành và ứng dụng nhiễm mã độc để trục lợi. Trong đó, 1/3 số mẫu thử máy tính có ổ cứng đã bị tháo ra và thay bằng ổ cứng có chứa phần mềm giả mạo.