Tỷ phú Nga đại chiến ở hãng nhôm lớn nhất thế giới
Hãng nhôm lớn nhất thế giới Rusal của Nga đang đối mặt thách thức lớn do xung đột nảy lửa giữa hai sếp lớn
Hãng nhôm lớn nhất thế giới Rusal của Nga đang đối mặt thách thức lớn, khi Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc điều hành của hãng này công khai xung đột nảy lửa.
Tỷ phú Viktor Vekselberg, Chủ tịch Rusal, thẳng thắn nói với giới truyền thông rằng, Rusal đang “ngập trong khủng hoảng” vì quản lý tồi và nặng gánh nợ nần.
Tối thứ Hai vừa qua, ông Vekselberg đã từ chức Chủ tịch hãng. Ông rời Rusal với phát biểu rằng, hãng này đã đi từ chỗ “là công ty dẫn đầu ngành nhôm thế giới thành một công ty nợ nần chồng chất và dính líu tới vô số trận đấu pháp lý và xung đột xã hội”.
Theo báo Financial Times, tỷ phú Oleg Deripaska, cổ đông kiểm soát kiêm CEO của Rusal, ngay lập tức “bật” lại ông Vekselberg: “Chẳng có cuộc khủng hoảng dù nặng dù nhẹ nào. Tình hình thị trường nói chung đang khó khăn”. Ông Deripaska đồng thời cũng cho biết, Rusal sẽ đưa ngay một nhân vật mới vào chiếc ghế mà ông Vekselberg để lại.
Hôm thứ Ba, cổ phiếu của Rusal tại Hồng Kông đã bị tạm ngừng giao dịch. Trước đó, công ty này ra thông báo với các nhà đầu tư rằng, ông Vekselberg không thể “thực hiện vai trò là Chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty đại chúng”. Hiện tỷ phú Vekselberg chưa lên tiếng đáp trả lại lời cáo buộc này.
Đến hôm nay, thứ Tư, cổ phiếu Rusal đã được giao dịch trở lại trên thị trường Hồng Kông, nhưng rớt giá trên 3% trong phiên giao dịch buổi sáng.
Giá nhôm sụt dốc và những khoản nợ lớn đã đem vận đen tới cho Rusal kể từ khi hãng này phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông vào đầu năm 2010.
Rusal đã thu hút được những khoản đầu tư lớn từ những nhân vật sừng sỏ như nhà tài chính Nathaniel Rothschild, tỷ phú đầu cơ John Paulson, cùng hai người giàu nhất châu Á là các tỷ phú Hồng Kông Li Ka-shing và Robert Kuok.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu Rusal hiện đã giảm 43% so với mức giá IPO. Vụ IPO của hãng này tại Hồng Kông đã gây nhiều tranh cãi xung quanh các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, và ban đầu, nhà chức trách chỉ cho phép Rusal bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Tháng 1 vừa qua, các ngân hàng chủ nợ của Rusal đã nhất trí hoãn nợ cho hãng này trong thời gian 12 tháng. Hiện số tiền mà Rusal đang nợ lên tới 11,4 tỷ USD.
Ngoài mâu thuẫn về quản lý công ty, cuộc đối đầu giữa Vekeslberg và Deripaska còn xoay quanh việc Rusal có nên bán cổ phần 25% tại hãng khai mỏ nickel lớn nhất thế giới Norilsk Nickel. Vekeslberg là người ủng hộ Norilsk đề xuất mua lại hầu hết số cổ phần này với giá 12,8 tỷ USD, trong khi Deripaska không đồng ý thực hiện thương vụ, với lý do đây là “tài sản chiến lược”.
Trên thực tế, nếu thương vụ này diễn ra, thì Rusal đã được lợi lớn, vì mức giá cổ phiếu mà Norilsk đề xuất mua cao hơn nhiều so với giá thị trường cùng thời điểm. Giả sử Rusal bán lại số cổ phiếu này, thì khoản nợ khổng lồ 11,4 tỷ USD đã được trả xong xuôi, thậm chí hãng còn dư tiền để trả cổ tức cho cổ đông.
Tuy đã từ nhiệm ở Rusal, tỷ phú Vekselberg vẫn đồng nắm giữ 15,8% cổ phần của hãng này cùng một nhà tài phiệt Nga khác là Leonard Blavatnik. Trong năm qua, Vekselberg đã tìm cách bán đi nhiều tài sản mà ông nắm giữ ở Rusal.
Tỷ phú Viktor Vekselberg, Chủ tịch Rusal, thẳng thắn nói với giới truyền thông rằng, Rusal đang “ngập trong khủng hoảng” vì quản lý tồi và nặng gánh nợ nần.
Tối thứ Hai vừa qua, ông Vekselberg đã từ chức Chủ tịch hãng. Ông rời Rusal với phát biểu rằng, hãng này đã đi từ chỗ “là công ty dẫn đầu ngành nhôm thế giới thành một công ty nợ nần chồng chất và dính líu tới vô số trận đấu pháp lý và xung đột xã hội”.
Theo báo Financial Times, tỷ phú Oleg Deripaska, cổ đông kiểm soát kiêm CEO của Rusal, ngay lập tức “bật” lại ông Vekselberg: “Chẳng có cuộc khủng hoảng dù nặng dù nhẹ nào. Tình hình thị trường nói chung đang khó khăn”. Ông Deripaska đồng thời cũng cho biết, Rusal sẽ đưa ngay một nhân vật mới vào chiếc ghế mà ông Vekselberg để lại.
Hôm thứ Ba, cổ phiếu của Rusal tại Hồng Kông đã bị tạm ngừng giao dịch. Trước đó, công ty này ra thông báo với các nhà đầu tư rằng, ông Vekselberg không thể “thực hiện vai trò là Chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty đại chúng”. Hiện tỷ phú Vekselberg chưa lên tiếng đáp trả lại lời cáo buộc này.
Đến hôm nay, thứ Tư, cổ phiếu Rusal đã được giao dịch trở lại trên thị trường Hồng Kông, nhưng rớt giá trên 3% trong phiên giao dịch buổi sáng.
Giá nhôm sụt dốc và những khoản nợ lớn đã đem vận đen tới cho Rusal kể từ khi hãng này phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hồng Kông vào đầu năm 2010.
Rusal đã thu hút được những khoản đầu tư lớn từ những nhân vật sừng sỏ như nhà tài chính Nathaniel Rothschild, tỷ phú đầu cơ John Paulson, cùng hai người giàu nhất châu Á là các tỷ phú Hồng Kông Li Ka-shing và Robert Kuok.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu Rusal hiện đã giảm 43% so với mức giá IPO. Vụ IPO của hãng này tại Hồng Kông đã gây nhiều tranh cãi xung quanh các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, và ban đầu, nhà chức trách chỉ cho phép Rusal bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Tháng 1 vừa qua, các ngân hàng chủ nợ của Rusal đã nhất trí hoãn nợ cho hãng này trong thời gian 12 tháng. Hiện số tiền mà Rusal đang nợ lên tới 11,4 tỷ USD.
Ngoài mâu thuẫn về quản lý công ty, cuộc đối đầu giữa Vekeslberg và Deripaska còn xoay quanh việc Rusal có nên bán cổ phần 25% tại hãng khai mỏ nickel lớn nhất thế giới Norilsk Nickel. Vekeslberg là người ủng hộ Norilsk đề xuất mua lại hầu hết số cổ phần này với giá 12,8 tỷ USD, trong khi Deripaska không đồng ý thực hiện thương vụ, với lý do đây là “tài sản chiến lược”.
Trên thực tế, nếu thương vụ này diễn ra, thì Rusal đã được lợi lớn, vì mức giá cổ phiếu mà Norilsk đề xuất mua cao hơn nhiều so với giá thị trường cùng thời điểm. Giả sử Rusal bán lại số cổ phiếu này, thì khoản nợ khổng lồ 11,4 tỷ USD đã được trả xong xuôi, thậm chí hãng còn dư tiền để trả cổ tức cho cổ đông.
Tuy đã từ nhiệm ở Rusal, tỷ phú Vekselberg vẫn đồng nắm giữ 15,8% cổ phần của hãng này cùng một nhà tài phiệt Nga khác là Leonard Blavatnik. Trong năm qua, Vekselberg đã tìm cách bán đi nhiều tài sản mà ông nắm giữ ở Rusal.