Tỷ phú vừa cưới vừa… run
Các luật sư quen làm việc với các vụ hôn nhân, ly dị của các tỷ phú thường khuyên khách hàng của mình nên hết sức thận trọng
Đám cưới của Larry Page - người đồng sáng lập kiêm Chủ tịch phụ trách sản phẩm của Google - diễn ra trong vòng bí mật ngày 8/12 vừa qua.
Nhưng chính công cụ tìm kiếm Google của anh đã cung cấp cho những ai tò mò một số chi tiết về sự kiện này. Người lên xe hoa cùng Page là một cô gái có tên Lucy Southworth và nơi diễn ra hôn lễ của họ có thể là một điền trang ở quần đảo British Virgin Islands.
Trong thời đại Internet, các tỷ phú, các chính trị gia và những người nổi tiếng khác khó có thể giữ kín những thông tin về đời tư của họ. Hầu như mọi chi tiết về cuộc sống riêng của những nhân vật này - từ chuyện hẹn hò, cưới xin, và cả ly hôn - đều xuất hiện trên vô số trang web và được không biết bao nhiêu người truy cập. Điều này đúng với tỷ phú Bill Gates, ông trùm đầu tư Warren Buffett, hay người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey. Và Page cũng không phải là một ngoại lệ.
Đối với phần lớn mọi người, đám cưới là một sự kiện vui vẻ, là dịp để gia đình và bạn bè tập trung chúc mừng. Nhưng đối với các tỷ phú, sự việc không chỉ đơn giản như vậy. Trong chuyện hôn nhân, họ phải chịu những sức ép và căng thẳng mà những người bình thường không phải gánh chịu bao giờ. Trước đám cưới, các tỷ phú không chỉ cần tới một thợ trang trí hoa giỏi, một ban nhạc hay, họ còn phải tìm một luật sư giỏi nữa.
Các luật sư quen làm việc với các vụ hôn nhân, ly dị của các tỷ phú thường khuyên khách hàng của mình nên hết sức thận trọng. “Một tỷ phú cần coi đám cưới sắp diễn ra của mình như một vụ sáp nhập, và là vụ sáp nhập với một kẻ thù tiềm tàng”, luật sư về ly hôn Raoul Felder ở New York nói.
Thỏa thuận trước hôn nhân (được soạn thảo thành văn bản) giữa đôi bên bên rất quan trọng, nhưng đó không phải là yếu tố đảm bảo cho một vụ ly hôn dễ chịu một khi cuộc sống sau kết hôn không diễn ra như ý muốn. Vụ ly hôn giữa đạo diễn lừng danh Steven Spielberg và người vợ đầu tiên của ông - bà Amy Irving là một ví dụ. Bà Irving cho rằng, thỏa thuận trước kết hôn của hai người là không hợp lệ vì được viết trên một… tờ giấy ăn và khi đó, bà chưa có đại diện hợp pháp. Một tòa án đã xử cho bà Irving thắng kiện và bà “kiếm được” 100 triệu USD.
Trong trường hợp của Bob Johnson, người sáng lập hãng truyền hình Black Entertainment, thỏa thuận trước hôn nhân được soạn rất cẩn thận, nhưng vụ ly dị giữa ông và bà vợ Sheila Johnson vẫn khiến khối tài sản hàng tỷ USD của ông “bốc hơi” phân nửa. Thỏa thuận nêu rõ, trong trường hợp ly dị, Bob Johnson sẽ chia cho vợ nửa số tài sản của mình. Và tới khi mọi thủ tục ly dị giữa họ hoàn tất vào năm 2002, giá trị hãng truyền hình của ông đã lên tới hàng tỷ USD, tăng gấp nhiều lần so với thời điểm hai người kết hôn.
Việc định giá tài sản cũng là một công việc phức tạp. “Những người giàu nhiều lúc không biết chính xác tài sản của họ trị giá bao nhiêu. Giá trị tài sản thường xuyên thay đổi”, luật sư Felder nói. Còn luật sư Donald Schiller thuộc văn phòng luật về hôn nhân lớn nhất tại Mỹ Schiller, Du Canto & Fleck, thì cho biết, việc định giá tài sản của một tỷ phú đặc biệt phức tạp khi có dính dáng đến bất động sản và các tài sản được quản lý riêng khác. “Không thể đánh giá những tài sản này theo cách đánh giá những tài sản được giao dịch trên thị trường chứng khoán”, luật sư này cho biết.
Một vấn đề khác liên quan đến thỏa thuận trước hôn nhân là tính bảo mật của thỏa thuận này. Một số thỏa thuận có thể bao gồm những điều khoản mật nhằm ngăn không để một trong hai bên tiết lộ thông tin về cuộc hôn nhân giữa họ trong trường hợp có ly dị. “Nếu thỏa thuận trước hôn nhân được soạn thảo chặt chẽ, người vi phạm sẽ nhận được ít hơn rất nhiều nếu xảy ra ly dị”, luật sư Schiller cho biết.
Thật khó để có thể có được một vụ ly dị diễn ra trong “hòa bình”, nhất là khi một trong hai người là tỷ phú. Khi Tim Blixseth, vị tỷ phú sáng lập của Yellowstone Club, ly dị với người vợ cũ của ông là bà Edra vào năm 2006, ông đã phải nói lời tạm biệt với một “miếng” lớn trong “chiếc bánh” tài sản 2 tỷ USD của mình.
Vụ ly dị của ông trùm dầu lửa Roman Abramovitch của Nga vào tháng 3 vừa qua cũng là một ví dụ lớn. Người vợ khi đó của Abramovitch là Irina biết được ông đang hẹn hò với một người mẫu 23 tuổi có tên Daria Zhukova và bà thuê hai luật sư nổi tiếng của Anh để tiến hành vụ ly dị. Kết quả, Irina được chia nửa số tài sản của chồng.
Rất có thể, Larry Page đã thảo một bản thỏa thuận tiền hôn nhân chặt chẽ trước khi hôn lễ của anh diễn ra hôm 8/12. Tuy nhiên, trong trường hợp có xảy ra ly dị và giả dụ Page có phải mất đi nửa tài sản của mình, anh vẫn là một tỷ phú lớn. Với cổ phiếu của Google hiện được giao dịch ở mức xấp xỉ 700 USD/cổ phiếu, cổ phần của anh tại tập đoàn này có giá trị vào khoảng 20 tỷ USD.
Nhưng chính công cụ tìm kiếm Google của anh đã cung cấp cho những ai tò mò một số chi tiết về sự kiện này. Người lên xe hoa cùng Page là một cô gái có tên Lucy Southworth và nơi diễn ra hôn lễ của họ có thể là một điền trang ở quần đảo British Virgin Islands.
Trong thời đại Internet, các tỷ phú, các chính trị gia và những người nổi tiếng khác khó có thể giữ kín những thông tin về đời tư của họ. Hầu như mọi chi tiết về cuộc sống riêng của những nhân vật này - từ chuyện hẹn hò, cưới xin, và cả ly hôn - đều xuất hiện trên vô số trang web và được không biết bao nhiêu người truy cập. Điều này đúng với tỷ phú Bill Gates, ông trùm đầu tư Warren Buffett, hay người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey. Và Page cũng không phải là một ngoại lệ.
Đối với phần lớn mọi người, đám cưới là một sự kiện vui vẻ, là dịp để gia đình và bạn bè tập trung chúc mừng. Nhưng đối với các tỷ phú, sự việc không chỉ đơn giản như vậy. Trong chuyện hôn nhân, họ phải chịu những sức ép và căng thẳng mà những người bình thường không phải gánh chịu bao giờ. Trước đám cưới, các tỷ phú không chỉ cần tới một thợ trang trí hoa giỏi, một ban nhạc hay, họ còn phải tìm một luật sư giỏi nữa.
Các luật sư quen làm việc với các vụ hôn nhân, ly dị của các tỷ phú thường khuyên khách hàng của mình nên hết sức thận trọng. “Một tỷ phú cần coi đám cưới sắp diễn ra của mình như một vụ sáp nhập, và là vụ sáp nhập với một kẻ thù tiềm tàng”, luật sư về ly hôn Raoul Felder ở New York nói.
Thỏa thuận trước hôn nhân (được soạn thảo thành văn bản) giữa đôi bên bên rất quan trọng, nhưng đó không phải là yếu tố đảm bảo cho một vụ ly hôn dễ chịu một khi cuộc sống sau kết hôn không diễn ra như ý muốn. Vụ ly hôn giữa đạo diễn lừng danh Steven Spielberg và người vợ đầu tiên của ông - bà Amy Irving là một ví dụ. Bà Irving cho rằng, thỏa thuận trước kết hôn của hai người là không hợp lệ vì được viết trên một… tờ giấy ăn và khi đó, bà chưa có đại diện hợp pháp. Một tòa án đã xử cho bà Irving thắng kiện và bà “kiếm được” 100 triệu USD.
Trong trường hợp của Bob Johnson, người sáng lập hãng truyền hình Black Entertainment, thỏa thuận trước hôn nhân được soạn rất cẩn thận, nhưng vụ ly dị giữa ông và bà vợ Sheila Johnson vẫn khiến khối tài sản hàng tỷ USD của ông “bốc hơi” phân nửa. Thỏa thuận nêu rõ, trong trường hợp ly dị, Bob Johnson sẽ chia cho vợ nửa số tài sản của mình. Và tới khi mọi thủ tục ly dị giữa họ hoàn tất vào năm 2002, giá trị hãng truyền hình của ông đã lên tới hàng tỷ USD, tăng gấp nhiều lần so với thời điểm hai người kết hôn.
Việc định giá tài sản cũng là một công việc phức tạp. “Những người giàu nhiều lúc không biết chính xác tài sản của họ trị giá bao nhiêu. Giá trị tài sản thường xuyên thay đổi”, luật sư Felder nói. Còn luật sư Donald Schiller thuộc văn phòng luật về hôn nhân lớn nhất tại Mỹ Schiller, Du Canto & Fleck, thì cho biết, việc định giá tài sản của một tỷ phú đặc biệt phức tạp khi có dính dáng đến bất động sản và các tài sản được quản lý riêng khác. “Không thể đánh giá những tài sản này theo cách đánh giá những tài sản được giao dịch trên thị trường chứng khoán”, luật sư này cho biết.
Một vấn đề khác liên quan đến thỏa thuận trước hôn nhân là tính bảo mật của thỏa thuận này. Một số thỏa thuận có thể bao gồm những điều khoản mật nhằm ngăn không để một trong hai bên tiết lộ thông tin về cuộc hôn nhân giữa họ trong trường hợp có ly dị. “Nếu thỏa thuận trước hôn nhân được soạn thảo chặt chẽ, người vi phạm sẽ nhận được ít hơn rất nhiều nếu xảy ra ly dị”, luật sư Schiller cho biết.
Thật khó để có thể có được một vụ ly dị diễn ra trong “hòa bình”, nhất là khi một trong hai người là tỷ phú. Khi Tim Blixseth, vị tỷ phú sáng lập của Yellowstone Club, ly dị với người vợ cũ của ông là bà Edra vào năm 2006, ông đã phải nói lời tạm biệt với một “miếng” lớn trong “chiếc bánh” tài sản 2 tỷ USD của mình.
Vụ ly dị của ông trùm dầu lửa Roman Abramovitch của Nga vào tháng 3 vừa qua cũng là một ví dụ lớn. Người vợ khi đó của Abramovitch là Irina biết được ông đang hẹn hò với một người mẫu 23 tuổi có tên Daria Zhukova và bà thuê hai luật sư nổi tiếng của Anh để tiến hành vụ ly dị. Kết quả, Irina được chia nửa số tài sản của chồng.
Rất có thể, Larry Page đã thảo một bản thỏa thuận tiền hôn nhân chặt chẽ trước khi hôn lễ của anh diễn ra hôm 8/12. Tuy nhiên, trong trường hợp có xảy ra ly dị và giả dụ Page có phải mất đi nửa tài sản của mình, anh vẫn là một tỷ phú lớn. Với cổ phiếu của Google hiện được giao dịch ở mức xấp xỉ 700 USD/cổ phiếu, cổ phần của anh tại tập đoàn này có giá trị vào khoảng 20 tỷ USD.