UNEP kêu gọi giảm mạnh khí thải
UNEP và Diễn đàn môi trường cấp bộ trưởng toàn cầu, diễn ra tại Indonesia đã cảnh báo các thảm hoạ môi trường ngày càng tồi tệ hơn
Hội nghị Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) và Diễn đàn môi trường cấp bộ trưởng toàn cầu, diễn ra tại Bali (Indonesia) trong ba ngày từ ngày 24/2, đã cảnh báo các thảm hoạ môi trường ngày càng tồi tệ hơn.
Theo Công ty tư vấn môi trường Trucost của Anh, mỗi năm, hơn 3.000 công ty hàng đầu thế giới đã gây thiệt hại cho môi trường 2,2 nghìn tỷ USD.
Hội nghị kêu gọi những sáng kiến phát triển công nghệ sạch và năng lượng tái tạo phục vụ kinh tế, xã hội và dân sinh.
Những cảnh báo mạnh mẽ từ Liên hiệp quốc
UNEP đã công bố báo cáo các nước cần cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nữa nếu muốn nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 20C và ngăn ngừa những hậu quả tồi tệ nhất mà biến đổi khí hậu có thể gây ra.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc 9 trung tâm hàng đầu thế giới, UNEP cho rằng, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần được duy trì ở mức 40-48,3 tỷ tấn vào năm 2020 và phải ở mức đỉnh điểm trong giai đoạn từ 2015 đến 2021.
Để đạt được mục tiêu nói trên, các quốc gia cần phải cắt giảm lượng khí thải từ 48% đến 72% trong giai đoạn từ 2020 đến 2050. Các chuyên gia lưu ý rằng mức cắt giảm khí thải nói trên cũng chỉ mới bảo đảm 50% thành công trong việc giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 20C.
Liên hiệp quốc khuyến cáo các nhà đầu tư cân nhắc các tác động đến môi trường khi quyết định đầu tư, đồng thời cảnh báo các nước đang phát triển về xu hướng các nhà đầu tư chuyển các nhà máy hoặc công nghệ gây ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua các dự án đầu tư hoặc viện trợ phát triển.
Liên hiệp quốc cũng kêu gọi các công ty trên toàn cầu, nhất là các hãng hoạt động trong lĩnh vực hoá chất, khai thác mỏ, lâm nghiệp... cần đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, phát triển các kế hoạch hành động trong tình huống khẩn cấp để bồi thường những tổn hại đã gây ra cho môi trường.
Ủy ban Liên hiệp quốc về kinh tế xã hội khu vực Mỹ latinh và Caribe (ECLAC) cho biết, nếu cộng đồng quốc tế không có những hành động kịp thời nhằm giảm tình trạng biến đổi khí hậu, cái giá phải trả cho các vấn đề về môi trường đến năm 2100 sẽ chiếm tới 137% tổng sản phẩm nội địa (GDP) hiện nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
Hơn một nửa hành tinh không được bảo vệ...
Nghiên cứu của ECLAC cho thấy, trong giai đoạn 2000-2008, thiệt hại trung bình hàng năm do thiên tai gây ra cho khu vực Mỹ Latinh và Caribe là 8,6 tỷ USD. Tuy nhiên nếu không khắc phục được tình trạng biến đổi khí hậu, mức thiệt hại kinh tế đến năm 2100 sẽ là 250 tỷ USD.
Theo tính toán của ECLAC, đến năm 2100, lãnh thổ của một số quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh sẽ thu nhỏ tới 62% do mực nước biển dâng cao, trong đó có Bolivia, Chile, Ecuado, Paraguay và Peru.
ECLAC nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển giàu có là đáp ứng khẩn cấp nhu cầu hỗ trợ công nghệ và tài chính cho các nước đang phát triển trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung để thích nghi và làm giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Hội nghị lần thứ 9 các khu vực hoang dã thế giới (WILD-9) vừa kết thúc tại Mexico cũng khẳng định tổn thất và suy thoái môi trường tự nhiên trên thế giới gây thiệt hại hàng năm từ 2,5 đến 4,5 nghìn tỷ USD. WILD-9 nhấn mạnh đã đến lúc phải cảnh báo nhân loại rằng việc không quản lý Trái đất một cách bền vững đang khiến ít nhất hơn một nửa hành tinh không được bảo vệ...
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo rằng, việc trì hoãn hành động chống biến đổi khí hậu khiến thế giới thiệt hại thêm 500 tỷ USD mỗi năm. Giám đốc điều hành IEA Nabuo Tanaka, nhấn mạnh, nếu tiếp tục xu hướng sử dụng năng lượng như hiện nay, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng tới 60C, gây nguy hại nghiêm trọng tới an ninh năng lượng thế giới.
Vì vậy, thế giới phải tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để tránh biến đổi khí hậu nghiêm trọng trong khi tiếp tục tăng cường an ninh năng lượng. Thế giới cần thực hiện chiến lược “Phát triển xanh” về năng lượng, theo đó, sử dụng hiệu quả năng lượng có thể chiếm tới 50% tổng lượng khí thải phải giảm vào năm 2030.
Theo Công ty tư vấn môi trường Trucost của Anh, mỗi năm, hơn 3.000 công ty hàng đầu thế giới đã gây thiệt hại cho môi trường 2,2 nghìn tỷ USD.
Hội nghị kêu gọi những sáng kiến phát triển công nghệ sạch và năng lượng tái tạo phục vụ kinh tế, xã hội và dân sinh.
Những cảnh báo mạnh mẽ từ Liên hiệp quốc
UNEP đã công bố báo cáo các nước cần cam kết cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nữa nếu muốn nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 20C và ngăn ngừa những hậu quả tồi tệ nhất mà biến đổi khí hậu có thể gây ra.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc 9 trung tâm hàng đầu thế giới, UNEP cho rằng, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần được duy trì ở mức 40-48,3 tỷ tấn vào năm 2020 và phải ở mức đỉnh điểm trong giai đoạn từ 2015 đến 2021.
Để đạt được mục tiêu nói trên, các quốc gia cần phải cắt giảm lượng khí thải từ 48% đến 72% trong giai đoạn từ 2020 đến 2050. Các chuyên gia lưu ý rằng mức cắt giảm khí thải nói trên cũng chỉ mới bảo đảm 50% thành công trong việc giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 20C.
Liên hiệp quốc khuyến cáo các nhà đầu tư cân nhắc các tác động đến môi trường khi quyết định đầu tư, đồng thời cảnh báo các nước đang phát triển về xu hướng các nhà đầu tư chuyển các nhà máy hoặc công nghệ gây ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua các dự án đầu tư hoặc viện trợ phát triển.
Liên hiệp quốc cũng kêu gọi các công ty trên toàn cầu, nhất là các hãng hoạt động trong lĩnh vực hoá chất, khai thác mỏ, lâm nghiệp... cần đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường, phát triển các kế hoạch hành động trong tình huống khẩn cấp để bồi thường những tổn hại đã gây ra cho môi trường.
Ủy ban Liên hiệp quốc về kinh tế xã hội khu vực Mỹ latinh và Caribe (ECLAC) cho biết, nếu cộng đồng quốc tế không có những hành động kịp thời nhằm giảm tình trạng biến đổi khí hậu, cái giá phải trả cho các vấn đề về môi trường đến năm 2100 sẽ chiếm tới 137% tổng sản phẩm nội địa (GDP) hiện nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe.
Hơn một nửa hành tinh không được bảo vệ...
Nghiên cứu của ECLAC cho thấy, trong giai đoạn 2000-2008, thiệt hại trung bình hàng năm do thiên tai gây ra cho khu vực Mỹ Latinh và Caribe là 8,6 tỷ USD. Tuy nhiên nếu không khắc phục được tình trạng biến đổi khí hậu, mức thiệt hại kinh tế đến năm 2100 sẽ là 250 tỷ USD.
Theo tính toán của ECLAC, đến năm 2100, lãnh thổ của một số quốc gia ở khu vực Mỹ Latinh sẽ thu nhỏ tới 62% do mực nước biển dâng cao, trong đó có Bolivia, Chile, Ecuado, Paraguay và Peru.
ECLAC nhấn mạnh trách nhiệm của các nước phát triển giàu có là đáp ứng khẩn cấp nhu cầu hỗ trợ công nghệ và tài chính cho các nước đang phát triển trong khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung để thích nghi và làm giảm tác động của biến đổi khí hậu.
Hội nghị lần thứ 9 các khu vực hoang dã thế giới (WILD-9) vừa kết thúc tại Mexico cũng khẳng định tổn thất và suy thoái môi trường tự nhiên trên thế giới gây thiệt hại hàng năm từ 2,5 đến 4,5 nghìn tỷ USD. WILD-9 nhấn mạnh đã đến lúc phải cảnh báo nhân loại rằng việc không quản lý Trái đất một cách bền vững đang khiến ít nhất hơn một nửa hành tinh không được bảo vệ...
Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo rằng, việc trì hoãn hành động chống biến đổi khí hậu khiến thế giới thiệt hại thêm 500 tỷ USD mỗi năm. Giám đốc điều hành IEA Nabuo Tanaka, nhấn mạnh, nếu tiếp tục xu hướng sử dụng năng lượng như hiện nay, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng tới 60C, gây nguy hại nghiêm trọng tới an ninh năng lượng thế giới.
Vì vậy, thế giới phải tìm kiếm các giải pháp hiệu quả để tránh biến đổi khí hậu nghiêm trọng trong khi tiếp tục tăng cường an ninh năng lượng. Thế giới cần thực hiện chiến lược “Phát triển xanh” về năng lượng, theo đó, sử dụng hiệu quả năng lượng có thể chiếm tới 50% tổng lượng khí thải phải giảm vào năm 2030.