Ứng viên sáng giá cho ghế Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ
Lựa chọn của ông Obama có thể sẽ được đánh giá cao nếu đó là chuyên gia kinh tế học đạt giải Nobel Paul Krugman
Ông Timothy Geithner, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, sẽ từ nhiệm vào cuối tháng 1, nhưng Tổng thống Obama vẫn tìm ra được một gương mặt mới đảm nhiệm vai trò này trong nhiệm kỳ đứng đầu Nhà Trắng thứ hai của ông. Theo nhận định của tờ The Guardian, rất có khả năng ông Obama sẽ đi đến một lựa chọn đặc biệt nào đó.
Theo đó, ông Obama có thể bỏ qua những mong muốn của Phố Wall và giới truyền thông bảo thủ để lựa chọn một nhân vật đại diện cho những gì mà cử tri Mỹ kỳ vọng. Và lựa chọn của ông Obama có thể sẽ được đánh giá cao nếu đó là chuyên gia kinh tế học đạt giải Nobel Paul Krugman.
Điều này có thể không xảy ra, vì có rất nhiều tiền và quyền lực ở phía đối nghịch với ý tưởng này. Tuy nhiên, ông Obama đã từng khiến giới quan sát phải bất ngờ. Tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Mỹ chọn ông Jim Kim làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Điều này chưa từng có tiền lệ và là một thay đổi mang tính chất lịch sử, bởi ông Kim là vị Chủ tịch đầu tiên trong 60 năm lịch sử của WB chưa từng làm trong ngành ngân hàng. Thay vào đó, ông Kim dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp đã có của ông cho hoạt động chăm sóc y tế cho người nghèo.
Gần đây, ông Obama đối mặt với với sự chỉ trích khi có tin ông chọn cựu Thượng nghị sỹ Chuck Hagel vào ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông Hagel muốn Mỹ sớm rút quân khỏi Afghanistan, không muốn có chiến tranh với Iran, ủng hộ các cuộc đàm phán với lực lượng Hamas, và có chủ trương cắt giảm chi tiêu quân sự.
Không chỉ những nhân vật có quan điểm bảo thủ mới mà cả những nhóm lợi ích mạnh nhất của Mỹ, bao gồm cánh tả của lực lượng vận động hành lang ủng hộ Israel đã mạnh mẽ công kích khả năng lựa chọn ông Hagel vào vị trí người đứng đầu Lầu năm góc. Tuy nhiên, cho đến nay, ông Obama vẫn chưa cho thấy sẽ lùi bước, có lẽ bởi sự thật là, ông sẽ không bao giờ đứng ra tranh cử Tổng thống thêm lần nữa.
Vì vậy, đối với vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Obama hoàn toàn có khả năng đưa ra một lựa chọn táo bạo nữa là kinh tế gia Krugman. Khó ai có thể phủ nhận năng lực của kinh tế gia này ở bất kỳ lĩnh vực nào liên quan tới kinh tế.
Ông Krugman đã từng đoạt giải Nobel về kinh tế, đồng thời là người nhận giải thưởng John Bates Clark giành cho kinh tế gia xuất sắc nhất dưới 40 tuổi. Ông là một nhà bình luận quen thuộc của tờ báo New York Times, có thể là chuyên gia kinh tế đương đại nổi tiếng nhất tại Mỹ, thậm chí là trên thế giới.
Cho đến nay, ông Krugman đã thể hiện quan điểm đúng đắn trong những vấn đề lớn mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt, trong khi nhiều chuyên gia khác mắc sai lầm. Một vài ví dụ điển hình: Krugman đã viết về bong bóng bất động sản trước khi thị trường suy sụp và gây nên suy thoái kinh tế sâu; ông đã dự báo và giải thích rằng mức thâm hụt ngân sách khổng lồ và chính sách nới lỏng định lượng bơm hàng nghìn tỷ USD vào thị trường của Mỹ sẽ gây lạm phát hoặc khiến lãi suất tăng; và “những bà tiên niềm tin” sẽ không tặng thưởng cho các chính phủ theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Quan trọng hơn cả, Krugman đứng về phía đa số người Mỹ. Ông đã viết nhiều thể hiện quan điểm ủng hộ những chính sách giúp tạo việc làm, giải thích sự điên rồ của hành động cắt giảm chi tiêu khi nền kinh tế suy yếu, và phản đối việc cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội và chăm sóc y tế cho người dân Mỹ.
Xét cho cùng, chẳng có lý do gì để Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phải ưu tiên lợi ích của Phố Wall và những ngân hàng lớn. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cũng cần phải có ảnh hưởng quan trọng đối với phần còn lại của thế giới, bởi Mỹ là lực lượng hùng mạnh trong các tổ chức lớn như IMF, nhóm G20, G7.
Ông Krugman đã viết nhiều về chính sách kinh tế sai lầm của châu Âu, một chướng ngại vật của nền kinh tế toàn cầu, trong những năm gần đây. Đối với châu Âu, Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ chỉ có ảnh hưởng hạn chế thông qua IMF, nhưng đối với nhiều quốc gia đang phát triển, Bộ Tài chính Mỹ về bản chất gần như chính là IMF. Bởi thế, sẽ là lý tưởng nếu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ là một nhân vật ủng hộ các vấn đề tạo việc làm, giảm nghèo và phát triển, thay vì các biện pháp thắt chặt chi tiêu không cần thiết tại các quốc gia đang phát triển.
Tại Mỹ, với mức nợ công đã kịch trần 16,4 nghìn tỷ USD và thâm hụt ngân sách khổng lồ, nhiều lực lượng đang thuyết phục người dân và các nhà hoạch định chính sách rằng, giảm thâm hụt ngân sách phải là ưu tiên số một. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi tiêu ở thời điểm này sẽ làm nền kinh tế Mỹ giảm tốc hơn, và càng khiến 22 triệu người thất nghiệp ở nước này khó kiếm việc làm.
Vì vậy, đa số người dân Mỹ sẽ có lợi nếu vị Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp theo của nước này không theo chủ trương cắt giảm chi tiêu. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, hầu hết tiền ủng hộ của Phố Wall đều dành cho ứng cử viên Mitt Romney, nên ông Obama hầu như không “nợ nần” gì những con người bị cho đã là “tội đồ” gây khủng hoảng và suy thoái ở Mỹ giờ lại tìm cách buộc đại đa số người Mỹ phải giảm mức sống.
Một nhà hoạt động ở Mỹ, ông Danny Glover, mới đây đã viết một lá thư gửi Tổng thống xin phép đề cử ông Paul Krugman vào cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ. Và có lẽ, đây là lá thư đề nghị mà đa số người Mỹ nên ký vào.
Theo đó, ông Obama có thể bỏ qua những mong muốn của Phố Wall và giới truyền thông bảo thủ để lựa chọn một nhân vật đại diện cho những gì mà cử tri Mỹ kỳ vọng. Và lựa chọn của ông Obama có thể sẽ được đánh giá cao nếu đó là chuyên gia kinh tế học đạt giải Nobel Paul Krugman.
Điều này có thể không xảy ra, vì có rất nhiều tiền và quyền lực ở phía đối nghịch với ý tưởng này. Tuy nhiên, ông Obama đã từng khiến giới quan sát phải bất ngờ. Tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Mỹ chọn ông Jim Kim làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Điều này chưa từng có tiền lệ và là một thay đổi mang tính chất lịch sử, bởi ông Kim là vị Chủ tịch đầu tiên trong 60 năm lịch sử của WB chưa từng làm trong ngành ngân hàng. Thay vào đó, ông Kim dành phần lớn thời gian trong sự nghiệp đã có của ông cho hoạt động chăm sóc y tế cho người nghèo.
Gần đây, ông Obama đối mặt với với sự chỉ trích khi có tin ông chọn cựu Thượng nghị sỹ Chuck Hagel vào ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông Hagel muốn Mỹ sớm rút quân khỏi Afghanistan, không muốn có chiến tranh với Iran, ủng hộ các cuộc đàm phán với lực lượng Hamas, và có chủ trương cắt giảm chi tiêu quân sự.
Không chỉ những nhân vật có quan điểm bảo thủ mới mà cả những nhóm lợi ích mạnh nhất của Mỹ, bao gồm cánh tả của lực lượng vận động hành lang ủng hộ Israel đã mạnh mẽ công kích khả năng lựa chọn ông Hagel vào vị trí người đứng đầu Lầu năm góc. Tuy nhiên, cho đến nay, ông Obama vẫn chưa cho thấy sẽ lùi bước, có lẽ bởi sự thật là, ông sẽ không bao giờ đứng ra tranh cử Tổng thống thêm lần nữa.
Vì vậy, đối với vị trí Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Obama hoàn toàn có khả năng đưa ra một lựa chọn táo bạo nữa là kinh tế gia Krugman. Khó ai có thể phủ nhận năng lực của kinh tế gia này ở bất kỳ lĩnh vực nào liên quan tới kinh tế.
Ông Krugman đã từng đoạt giải Nobel về kinh tế, đồng thời là người nhận giải thưởng John Bates Clark giành cho kinh tế gia xuất sắc nhất dưới 40 tuổi. Ông là một nhà bình luận quen thuộc của tờ báo New York Times, có thể là chuyên gia kinh tế đương đại nổi tiếng nhất tại Mỹ, thậm chí là trên thế giới.
Cho đến nay, ông Krugman đã thể hiện quan điểm đúng đắn trong những vấn đề lớn mà nền kinh tế Mỹ phải đối mặt, trong khi nhiều chuyên gia khác mắc sai lầm. Một vài ví dụ điển hình: Krugman đã viết về bong bóng bất động sản trước khi thị trường suy sụp và gây nên suy thoái kinh tế sâu; ông đã dự báo và giải thích rằng mức thâm hụt ngân sách khổng lồ và chính sách nới lỏng định lượng bơm hàng nghìn tỷ USD vào thị trường của Mỹ sẽ gây lạm phát hoặc khiến lãi suất tăng; và “những bà tiên niềm tin” sẽ không tặng thưởng cho các chính phủ theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
Quan trọng hơn cả, Krugman đứng về phía đa số người Mỹ. Ông đã viết nhiều thể hiện quan điểm ủng hộ những chính sách giúp tạo việc làm, giải thích sự điên rồ của hành động cắt giảm chi tiêu khi nền kinh tế suy yếu, và phản đối việc cắt giảm các chương trình phúc lợi xã hội và chăm sóc y tế cho người dân Mỹ.
Xét cho cùng, chẳng có lý do gì để Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ phải ưu tiên lợi ích của Phố Wall và những ngân hàng lớn. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cũng cần phải có ảnh hưởng quan trọng đối với phần còn lại của thế giới, bởi Mỹ là lực lượng hùng mạnh trong các tổ chức lớn như IMF, nhóm G20, G7.
Ông Krugman đã viết nhiều về chính sách kinh tế sai lầm của châu Âu, một chướng ngại vật của nền kinh tế toàn cầu, trong những năm gần đây. Đối với châu Âu, Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ chỉ có ảnh hưởng hạn chế thông qua IMF, nhưng đối với nhiều quốc gia đang phát triển, Bộ Tài chính Mỹ về bản chất gần như chính là IMF. Bởi thế, sẽ là lý tưởng nếu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ là một nhân vật ủng hộ các vấn đề tạo việc làm, giảm nghèo và phát triển, thay vì các biện pháp thắt chặt chi tiêu không cần thiết tại các quốc gia đang phát triển.
Tại Mỹ, với mức nợ công đã kịch trần 16,4 nghìn tỷ USD và thâm hụt ngân sách khổng lồ, nhiều lực lượng đang thuyết phục người dân và các nhà hoạch định chính sách rằng, giảm thâm hụt ngân sách phải là ưu tiên số một. Tuy nhiên, việc cắt giảm chi tiêu ở thời điểm này sẽ làm nền kinh tế Mỹ giảm tốc hơn, và càng khiến 22 triệu người thất nghiệp ở nước này khó kiếm việc làm.
Vì vậy, đa số người dân Mỹ sẽ có lợi nếu vị Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp theo của nước này không theo chủ trương cắt giảm chi tiêu. Trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, hầu hết tiền ủng hộ của Phố Wall đều dành cho ứng cử viên Mitt Romney, nên ông Obama hầu như không “nợ nần” gì những con người bị cho đã là “tội đồ” gây khủng hoảng và suy thoái ở Mỹ giờ lại tìm cách buộc đại đa số người Mỹ phải giảm mức sống.
Một nhà hoạt động ở Mỹ, ông Danny Glover, mới đây đã viết một lá thư gửi Tổng thống xin phép đề cử ông Paul Krugman vào cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ. Và có lẽ, đây là lá thư đề nghị mà đa số người Mỹ nên ký vào.