Ứng xử thế nào với tự do hóa lãi suất?
Mấy ngày qua rộ lên tin đồn Ngân hàng Nhà nước sắp hạ lãi suất cơ bản
Mấy ngày qua rộ lên tin đồn Ngân hàng Nhà nước sắp hạ lãi suất cơ bản.
Tại hội thảo “Lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - Những vấn đề đặt ra”, ngày 8/4 do Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank tổ chức, không một ý kiến nào muốn tin đồn trên trở thành sự thật.
“Nếu hạ lãi suất cơ bản, ngân hàng sẽ lỗ nặng”
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank, chưa bao giờ chính sách tiền tệ lại được điều chỉnh liên tục như từ năm năm 2008 đến nay: từ “thắt chặt” nửa đầu năm chuyển sang “nới lỏng” thận trọng vào cuối năm và hiện nay là “linh hoạt”.
Cùng với quá trình này, Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Chỉ tính riêng lãi suất cơ bản, được điều chỉnh tới 8 lần sau 26 tháng duy trì ở mức 8,25%/năm.
Điểm khác biệt so với trước, kể từ tháng 5/2008, Ngân hàng Nhà nước lấy lãi suất cơ bản làm cơ sở để ngân hàng thương mại quy định mức lãi suất huy động và cho vay. Một chuyên gia có mặt tại hội thảo cho rằng: “Vô hình chung, lãi suất cơ bản trở thành chiếc vòng kim cô trên thị trường lãi suất”.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) nói: “Mấy ngày qua, khá nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại hỏi VNBA về thông tin hạ lãi suất cơ bản và cho rằng, nếu điều này xảy ra, ngân hàng sẽ lỗ nặng”.
Và cái “sự lỗ” này xuất phát từ rủi ro lãi suất nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì cơ chế điều hành lãi suất thị trường qua công cụ lãi suất cơ bản trong trường hợp lãi suất cơ bản tiếp tục hạ.
Ths Phạm Xuân Hòe, chi nhánh Vietinbank Thăng Long phân trần: Việc thay đổi lãi suất cơ bản quá nhiều lần và xuất hiện “đáy” mới, đã làm cho rủi ro lãi suất tác động cực mạnh lên bảng cân đối của ngân hàng thương mại.
Ở vế tài sản “Nợ”, khách hàng gửi tiền cao vẫn còn lưu giữ cho đến hết kỳ hạn gửi, nhưng ngược lại ở vế tài sản “Có” thì khả năng sinh lời, nhất là những khoản cho vay trung dài hạn theo chỉ đạo chung (đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh hoặc có yếu tố quốc doanh chiếm tỷ lệ chi phối - PV) thì đến kỳ điều chỉnh phải điều chỉnh về theo mặt bằng lãi suất cho vay mới.
Chưa hết, những khoản vay ngắn hạn trong khả năng trả được, khách hàng tìm mọi biện pháp trả trước để vay lại nhằm giảm thấp chi phí trả lãi.
“Nói cách khác, lãi suất đầu vào có xu hướng giảm chậm hơn rất nhiều so với lãi suất đầu ra, làm cho thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng thương mại giảm nhanh, thậm chí, nếu xét ở góc độ chi nhánh ngân hàng thương mại, NIM của nhiều chi nhánh sẽ là âm”, ông Hòe cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng trong tình hình hiện tại, chưa thể bỏ lãi suất cơ bản nhưng cũng không nên hạ mức lãi suất này thêm vì có thể gây ra cú sốc lớn cho các ngân hàng trong việc cân đối lợi nhuận và kiểm soát rủi ro.
Điều chỉnh lãi suất như thế nào?
Theo Ths. Quách Thị Hồng Liên, Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực Vietinbank, mặc dù lý thuyết “bàn tay vô hình” cho rằng khi cung và cầu vốn gặp nhau sẽ hình thành lãi suất cân bằng nhưng điều này chỉ đúng khi thị trường thực sự cạnh tranh hoàn hảo, còn hiện tại, dường như chúng chỉ là lý thuyết.
Bởi lẽ, trong quá trình kiếm tìm lợi ích cá nhân theo dẫn dắt của “bàn tay vô hình”, thị trường đã tạo ra các khuyết tật: các chủ thể luôn tìm cách chi phối thị trường bằng độc quyền, thôn tính; đầu cơ tạo ra cung, cầu giả để kiếm lời; che giấu thông tin để hưởng lợi thế... và thị trường tài chính cũng không ngoại lệ.
Theo đó, khi lãi suất ngân hàng được tự do hóa, họ hoàn toàn chủ động xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của ngân hàng mình. Và điều này dễ dẫn đến hai xu hướng không có lợi cho nền kinh tế:
Một là, ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn, ắt dẫn đến hệ quả tăng lãi suất cho vay và sẽ gây khó khăn cho nhiều dự án kinh doanh, làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Hai là, các ngân hàng đua nhau hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng đồng thời phải hạ lãi suất huy động. Khi lãi suất huy động quá thấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ không có động lực chảy vào ngân hàng mà chỉ “loanh quanh” với đầu cơ vàng, ngoại tệ.
Mặt khác, khi lãi suất ngân hàng không còn chịu sự kiểm soát, cạnh tranh giữa các ngân hàng có thể dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Điều này sẽ gia tăng độc quyền, chi phối, lũng đoạn hoạt động ngân hàng của một số ngân hàng lớn.
Chưa kể, khi không còn giới hạn về trần lãi suất cho vay hay giới hạn lãi suất cơ bản + biên độ, các ngân hàng có thể sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực chấp nhận lãi suất cao- rủi ro cao.
“Thử tưởng tượng, nếu không giới hạn lãi suất thì cơn lốc cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản trong một vài năm qua sẽ đưa nền kinh tế đi đến đâu?”, bà Liên nói.
Bởi vậy, theo bà Liên, việc hình thành lãi suất ngân hàng trong điều kiện hiện nay cần phải có sự phối kết hợp giữa “bàn tay vô hình” và “hữu hình” của nhà nước. Điều còn lại là Ngân hàng Nhà nước cần xác định lãi suất cơ bản và biên độ phù hợp từng thời kỳ để lãi suất ngân hàng thực sự phát huy vai trò là một công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô.
Tại hội thảo “Lãi suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay - Những vấn đề đặt ra”, ngày 8/4 do Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank tổ chức, không một ý kiến nào muốn tin đồn trên trở thành sự thật.
“Nếu hạ lãi suất cơ bản, ngân hàng sẽ lỗ nặng”
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietinbank, chưa bao giờ chính sách tiền tệ lại được điều chỉnh liên tục như từ năm năm 2008 đến nay: từ “thắt chặt” nửa đầu năm chuyển sang “nới lỏng” thận trọng vào cuối năm và hiện nay là “linh hoạt”.
Cùng với quá trình này, Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu. Chỉ tính riêng lãi suất cơ bản, được điều chỉnh tới 8 lần sau 26 tháng duy trì ở mức 8,25%/năm.
Điểm khác biệt so với trước, kể từ tháng 5/2008, Ngân hàng Nhà nước lấy lãi suất cơ bản làm cơ sở để ngân hàng thương mại quy định mức lãi suất huy động và cho vay. Một chuyên gia có mặt tại hội thảo cho rằng: “Vô hình chung, lãi suất cơ bản trở thành chiếc vòng kim cô trên thị trường lãi suất”.
Bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) nói: “Mấy ngày qua, khá nhiều lãnh đạo ngân hàng thương mại hỏi VNBA về thông tin hạ lãi suất cơ bản và cho rằng, nếu điều này xảy ra, ngân hàng sẽ lỗ nặng”.
Và cái “sự lỗ” này xuất phát từ rủi ro lãi suất nếu Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì cơ chế điều hành lãi suất thị trường qua công cụ lãi suất cơ bản trong trường hợp lãi suất cơ bản tiếp tục hạ.
Ths Phạm Xuân Hòe, chi nhánh Vietinbank Thăng Long phân trần: Việc thay đổi lãi suất cơ bản quá nhiều lần và xuất hiện “đáy” mới, đã làm cho rủi ro lãi suất tác động cực mạnh lên bảng cân đối của ngân hàng thương mại.
Ở vế tài sản “Nợ”, khách hàng gửi tiền cao vẫn còn lưu giữ cho đến hết kỳ hạn gửi, nhưng ngược lại ở vế tài sản “Có” thì khả năng sinh lời, nhất là những khoản cho vay trung dài hạn theo chỉ đạo chung (đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh hoặc có yếu tố quốc doanh chiếm tỷ lệ chi phối - PV) thì đến kỳ điều chỉnh phải điều chỉnh về theo mặt bằng lãi suất cho vay mới.
Chưa hết, những khoản vay ngắn hạn trong khả năng trả được, khách hàng tìm mọi biện pháp trả trước để vay lại nhằm giảm thấp chi phí trả lãi.
“Nói cách khác, lãi suất đầu vào có xu hướng giảm chậm hơn rất nhiều so với lãi suất đầu ra, làm cho thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng thương mại giảm nhanh, thậm chí, nếu xét ở góc độ chi nhánh ngân hàng thương mại, NIM của nhiều chi nhánh sẽ là âm”, ông Hòe cho biết.
Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng trong tình hình hiện tại, chưa thể bỏ lãi suất cơ bản nhưng cũng không nên hạ mức lãi suất này thêm vì có thể gây ra cú sốc lớn cho các ngân hàng trong việc cân đối lợi nhuận và kiểm soát rủi ro.
Điều chỉnh lãi suất như thế nào?
Theo Ths. Quách Thị Hồng Liên, Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực Vietinbank, mặc dù lý thuyết “bàn tay vô hình” cho rằng khi cung và cầu vốn gặp nhau sẽ hình thành lãi suất cân bằng nhưng điều này chỉ đúng khi thị trường thực sự cạnh tranh hoàn hảo, còn hiện tại, dường như chúng chỉ là lý thuyết.
Bởi lẽ, trong quá trình kiếm tìm lợi ích cá nhân theo dẫn dắt của “bàn tay vô hình”, thị trường đã tạo ra các khuyết tật: các chủ thể luôn tìm cách chi phối thị trường bằng độc quyền, thôn tính; đầu cơ tạo ra cung, cầu giả để kiếm lời; che giấu thông tin để hưởng lợi thế... và thị trường tài chính cũng không ngoại lệ.
Theo đó, khi lãi suất ngân hàng được tự do hóa, họ hoàn toàn chủ động xác định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của ngân hàng mình. Và điều này dễ dẫn đến hai xu hướng không có lợi cho nền kinh tế:
Một là, ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn, ắt dẫn đến hệ quả tăng lãi suất cho vay và sẽ gây khó khăn cho nhiều dự án kinh doanh, làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Hai là, các ngân hàng đua nhau hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng đồng thời phải hạ lãi suất huy động. Khi lãi suất huy động quá thấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư sẽ không có động lực chảy vào ngân hàng mà chỉ “loanh quanh” với đầu cơ vàng, ngoại tệ.
Mặt khác, khi lãi suất ngân hàng không còn chịu sự kiểm soát, cạnh tranh giữa các ngân hàng có thể dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Điều này sẽ gia tăng độc quyền, chi phối, lũng đoạn hoạt động ngân hàng của một số ngân hàng lớn.
Chưa kể, khi không còn giới hạn về trần lãi suất cho vay hay giới hạn lãi suất cơ bản + biên độ, các ngân hàng có thể sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực chấp nhận lãi suất cao- rủi ro cao.
“Thử tưởng tượng, nếu không giới hạn lãi suất thì cơn lốc cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản trong một vài năm qua sẽ đưa nền kinh tế đi đến đâu?”, bà Liên nói.
Bởi vậy, theo bà Liên, việc hình thành lãi suất ngân hàng trong điều kiện hiện nay cần phải có sự phối kết hợp giữa “bàn tay vô hình” và “hữu hình” của nhà nước. Điều còn lại là Ngân hàng Nhà nước cần xác định lãi suất cơ bản và biên độ phù hợp từng thời kỳ để lãi suất ngân hàng thực sự phát huy vai trò là một công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô.