Unilever và 1% GDP Việt Nam
16 năm làm ăn ở Việt Nam của tập đoàn Unilever là khoảng thời gian "cộng sinh" đầy hiệu quả của tập đoàn này
Đến Việt Nam vào năm 1995, giữa lúc môi trường đầu tư nói chung, môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng còn rất… rối, Unilever Việt Nam (UVN) giờ đã trở thành một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một quá trình liên doanh với phía Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
Giai đoạn liên doanh có thể coi là một bước đệm quan trọng để tập đoàn này thâm nhập thị trường.
Từng bước một, Unilever cho ra đời các dòng sản phẩm mới, dần khẳng định vị thế của một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đa quốc gia hàng đầu thế giới về mặt hàng thực phẩm, chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, ngay tại thị trường mà chỉ mới ít năm trước đó, một bánh xà phòng Liên Xô còn được cắt nhỏ thành nhiều mảnh để làm quà.
Đó có lẽ là một lý do khiến cho nhiều nhãn hàng của Unilever như OMO, P/S, Lifebuoy, Vim, Knorr, Lipton... và rất nhiều nhãn hàng khác được thị trường chấp nhận và nhanh chóng có được vị trí hàng đầu trên thị trường.
Từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Unilever luôn tăng trưởng ngoạn mục, với mức trung bình đạt hai con số. Kết quả ấn tượng nhất đã đến vào năm 2010, khi mà tổng doanh thu của công ty này đã chiếm gần 1% GDP của Việt Nam.
Thú vị là, vào năm 2009, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã có một nghiên cứu về tác động của các tập đoàn kinh tế toàn cầu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó UVN được chọn làm ví dụ điển hình.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không phải tất cả các doanh nghiệp nước ngoài đều là đối thủ cạnh tranh và gạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ra khỏi thị trường. Unilever được xem là hình mẫu về mối quan hệ đối tác có tính xây dựng và hợp tác có hiệu quả giữa một tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp địa phương để đôi bên cùng có lợi.
Thông qua việc huấn luyện và đào tạo của UVN, các đối tác là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tiếp thu được những kỹ năng, kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như tác phong làm việc thiết thực để trở nên hiệu quả và hoàn thiện hơn.
Không chỉ dừng lại ở nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ mà còn lan sang cả lĩnh vực xã hội và môi trường, nơi mà việc sản xuất tốt, có trách nhiệm và uy tín của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao ý thức và hoàn thiện các tiêu chuẩn sản xuất của các đối tác trong nước.
Ngoài ra, bằng việc gắn một số ưu tiên phát triển của Việt Nam vào chương trình kinh doanh của mình, UVN đã đạt được cả hai mục đích thúc đẩy các chương trình của quốc gia và công việc kinh doanh của mình.
Có rất nhiều con số để minh chứng cho những nhận định này, chẳng hạn Unilever đã tận dụng nguồn nguyên liệu và dịch vụ phong phú trong nước vào quá trình sản xuất và đóng gói.
Thời điểm 2009, công ty đã thành công trong việc thành lập và phát triển mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước gồm có 76 nhà cung cấp đầu vào, 54 cơ sở hợp tác đóng gói và 3 đơn vị sản xuất các sản phẩm của Unilever theo dạng hợp đồng thứ cấp và 283 nhà phân phối đến 150.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc
Cũng vào thời điểm đó, Unilever đã tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp trong nước, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 89% những doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát của CIEM tin rằng trở thành đối tác hay liên kết với UVN cũng như những sự hỗ trợ từ phía UVN là yếu tố quan trọng để họ nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.
Không chỉ vậy, trong suốt quá trình hoạt động tại Việt Nam, hàng chục triệu USD đã được công ty này chi cho các hoạt động xã hội, đưa công ty trở thành một trong những doanh nghiệp FDI tiến hành các hoạt động xã hội một cách quy mô nhất.
* Năm 2010, tập đoàn Unilever toàn cầu công bố chiến lược phát triển mới, hướng đến ba mục tiêu chính, tính đến năm 2020, bao gồm (i) phát triển tập đoàn lớn mạnh gấp đôi, đồng thời giảm một nửa tác động đối với môi trường; (ii) sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn nguyên liệu bền vững; (iii) giúp hơn 1 tỷ người trên thế giới tăng cường vệ sinh, sức khỏe và cải thiện cuộc sống. Tại Việt Nam, kế hoạch này đã chính thức được UVN công bố.
Giai đoạn liên doanh có thể coi là một bước đệm quan trọng để tập đoàn này thâm nhập thị trường.
Từng bước một, Unilever cho ra đời các dòng sản phẩm mới, dần khẳng định vị thế của một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng đa quốc gia hàng đầu thế giới về mặt hàng thực phẩm, chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, ngay tại thị trường mà chỉ mới ít năm trước đó, một bánh xà phòng Liên Xô còn được cắt nhỏ thành nhiều mảnh để làm quà.
Đó có lẽ là một lý do khiến cho nhiều nhãn hàng của Unilever như OMO, P/S, Lifebuoy, Vim, Knorr, Lipton... và rất nhiều nhãn hàng khác được thị trường chấp nhận và nhanh chóng có được vị trí hàng đầu trên thị trường.
Từ khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam, Unilever luôn tăng trưởng ngoạn mục, với mức trung bình đạt hai con số. Kết quả ấn tượng nhất đã đến vào năm 2010, khi mà tổng doanh thu của công ty này đã chiếm gần 1% GDP của Việt Nam.
Thú vị là, vào năm 2009, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã có một nghiên cứu về tác động của các tập đoàn kinh tế toàn cầu đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó UVN được chọn làm ví dụ điển hình.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không phải tất cả các doanh nghiệp nước ngoài đều là đối thủ cạnh tranh và gạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam ra khỏi thị trường. Unilever được xem là hình mẫu về mối quan hệ đối tác có tính xây dựng và hợp tác có hiệu quả giữa một tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp địa phương để đôi bên cùng có lợi.
Thông qua việc huấn luyện và đào tạo của UVN, các đối tác là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tiếp thu được những kỹ năng, kinh nghiệm, kỹ thuật cũng như tác phong làm việc thiết thực để trở nên hiệu quả và hoàn thiện hơn.
Không chỉ dừng lại ở nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ mà còn lan sang cả lĩnh vực xã hội và môi trường, nơi mà việc sản xuất tốt, có trách nhiệm và uy tín của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao ý thức và hoàn thiện các tiêu chuẩn sản xuất của các đối tác trong nước.
Ngoài ra, bằng việc gắn một số ưu tiên phát triển của Việt Nam vào chương trình kinh doanh của mình, UVN đã đạt được cả hai mục đích thúc đẩy các chương trình của quốc gia và công việc kinh doanh của mình.
Có rất nhiều con số để minh chứng cho những nhận định này, chẳng hạn Unilever đã tận dụng nguồn nguyên liệu và dịch vụ phong phú trong nước vào quá trình sản xuất và đóng gói.
Thời điểm 2009, công ty đã thành công trong việc thành lập và phát triển mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước gồm có 76 nhà cung cấp đầu vào, 54 cơ sở hợp tác đóng gói và 3 đơn vị sản xuất các sản phẩm của Unilever theo dạng hợp đồng thứ cấp và 283 nhà phân phối đến 150.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc
Cũng vào thời điểm đó, Unilever đã tạo cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp trong nước, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 89% những doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát của CIEM tin rằng trở thành đối tác hay liên kết với UVN cũng như những sự hỗ trợ từ phía UVN là yếu tố quan trọng để họ nâng cao kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.
Không chỉ vậy, trong suốt quá trình hoạt động tại Việt Nam, hàng chục triệu USD đã được công ty này chi cho các hoạt động xã hội, đưa công ty trở thành một trong những doanh nghiệp FDI tiến hành các hoạt động xã hội một cách quy mô nhất.
* Năm 2010, tập đoàn Unilever toàn cầu công bố chiến lược phát triển mới, hướng đến ba mục tiêu chính, tính đến năm 2020, bao gồm (i) phát triển tập đoàn lớn mạnh gấp đôi, đồng thời giảm một nửa tác động đối với môi trường; (ii) sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn nguyên liệu bền vững; (iii) giúp hơn 1 tỷ người trên thế giới tăng cường vệ sinh, sức khỏe và cải thiện cuộc sống. Tại Việt Nam, kế hoạch này đã chính thức được UVN công bố.