Ước vọng 1 tỉ Đô la Mỹ và mã số tự doanh
Bất ngờ đã xảy ra khi giới đầu tư Singapore hỏi về điều kiện mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam
Gần 400 nhà đầu tư cá nhân Singapore tham dự hội thảo “Engage Vietnam: Watch ASEAN’s Tiger Cub Grow” (Đầu tư vào Việt Nam: cùng quan sát sự lớn dậy của tiểu hổ ASEAN) do Công ty KimEng tổ chức tại đảo quốc Sư tử ngày thứ Bảy cuối tuần, đã không một ai bỏ về dù ngày trước đó Dow Jones giảm tới 249 điểm.
Những bài tham luận về thị trường chứng khoán Việt Nam được đón nhận với sự chú ý cao độ. Nhưng bất ngờ đã xảy ra khi giới đầu tư Singapore hỏi về điều kiện mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam. Họ không khỏi băn khoăn khi biết để có được mã số giao dịch (trading code) họ phải chờ khoảng 30 ngày với những thủ tục vô cùng phức tạp.
1.000 điểm cho VN-Index vào năm 2011
Trao đổi với báo giới, một lãnh đạo của Công ty KimEng nói rằng doanh số giao dịch 1 tỉ Đô la Mỹ/ngày của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM sẽ không còn xa. Hiện nay chứng khoán Việt Nam mới chỉ giao dịch 2,5 giờ/ngày vào buổi sáng, nhưng doanh số hai sàn đã đạt bình quân khoảng 350 triệu Đô la Mỹ/ngày trong tháng 10/2009. Những ngày doanh số thị trường vọt lên 400-500 triệu Đô la đang tăng lên.
Nếu được giao dịch liên tục, cả sáng và chiều như tất cả thị trường các nước ASEAN, doanh số chứng khoán Việt Nam sẽ mau chóng chiếm vị trí thứ hai khu vực, chỉ sau Singapore (chừng 2 tỉ Đô la Singapore/ngày).
Hiện nay doanh số của thị trường Việt Nam đã cao hơn Philippines, gần bằng Indonesia và Thái Lan. Doanh số của chứng khoán Thái Lan khoảng 500 triệu Đô la Mỹ/ngày và họ giao dịch suốt từ sáng đến chiều.
Sự “bùng nổ” thanh khoản có sức hút đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài. Ông Cheah King Yoong, Giám đốc nghiên cứu phân tích của KimEng Việt Nam, nhận xét chứng khoán Việt Nam đã qua giai đoạn “tiểu học” (sơ cấp) và đang bước vào giai đoạn “trung học” (thứ cấp).
Gói kích cầu tương đương 10% GDP của Việt Nam đã đưa kinh tế tăng trưởng trở lại nhanh thứ hai ở châu Á chỉ sau Trung Quốc. Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn cả về ngắn hạn, trung và dài hạn do độ lớn nhanh của thị trường, do tính đầu cơ cao và nhất là do người dân chưa được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
“Trong một cuộc hội thảo mới đây ở Hồng Kông, các tổ chức nước ngoài rất muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ chưa thể do mức vốn hóa của thị trường còn nhỏ, ước 40 tỉ Đô la Mỹ hai sàn, và không có nhiều công ty vốn hóa tầm 1 tỉ Đô la Mỹ cho họ lựa chọn” - ông Cheah King Yoong nói - “Tuy nhiên, họ chưa biết các ngân hàng vốn hóa lớn như Eximbank đang tiếp tục niêm yết. Nước ngoài đang hướng tới các thị trường cận biên và Việt Nam là một trong những thị trường đó. Trong khối ASEAN, chỉ còn thị trường Việt Nam và Campuchia là chưa được khai thác, nhưng thị trường Campuchia chưa ra đời, vì thế, Việt Nam là thị trường duy nhất còn lại”.
Trong khi KimEng cho rằng VN-Index sẽ lên 1.000 điểm vào năm 2011, ông Roger Tan, Phó chủ tịch của SIAS Research Pte Ltd, nhấn mạnh những con số thuyết phục về độ rủi ro và lợi nhuận mà thị trường Việt Nam mang lại cho nhà đầu tư. Tỷ lệ lợi nhuận từ thị trường Việt Nam là 7,9%/năm và mức rủi ro là 21,4%/năm so với 4,9% và 19,9% của các thị trường mới nổi; 7,8% và 39,1% của Trung Quốc; 3,2% và 20,5% của châu Á (trừ Nhật Bản); 3,5% và 16% của toàn thế giới.
Như vậy tỷ lệ lợi nhuận của thị trường Việt Nam là khá cao, cao hơn thị trường Trung Quốc, các nước mới nổi và gấp hơn hai lần mức của thế giới.
Vẫn những câu hỏi chưa có lời đáp
Các nhà đầu tư Singapore đặc biệt quan tâm đến việc chuyển tiền vào - tiền ra khi mua bán chứng khoán, sự biến động của tỷ giá hối đoái Đô la Mỹ - tiền đồng, việc trả cổ tức trực tiếp vào thẳng tài khoản của khách hàng và mức thuế, nếu có, từ năm 2010 là 0,1%/lần tổng giá trị cổ phiếu được bán. Những chỉ số của bội chi ngân sách, lãi suất huy động nội tệ của ngân hàng... họ thấy có thể chấp nhận.
Tuy nhiên, tất cả đã ồ lên khi những diễn giả bắt đầu: “Chúng tôi lấy làm tiếc là nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản, không được mua bán khống, không được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày...”.
Và khi trên màn hình hiện lên những điều kiện mà người nước ngoài phải đáp ứng để mở một tài khoản giao dịch tại Việt Nam, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên. Họ thắc mắc vì sao phải có mã số giao dịch, vì sao phải có giấy chứng nhận bắt buộc không vi phạm pháp luật nước họ, vì sao phải mất tới 30 ngày làm thủ tục... rất nhiều những câu hỏi vì sao khác.
Trong số những nhà đầu tư cá nhân dự hội thảo sáng thứ bảy ấy, có những cụ bà, cụ ông da nhăn nheo, tóc bạc, họ chắc phải trên 70 tuổi. Họ là những nhà đầu tư kỳ cựu. Có lẽ họ không phí thời gian để tiếp cận thông tin về thị trường Việt Nam nếu không quan tâm đến đất nước chúng ta. Họ tìm kiếm lợi nhuận và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, song họ khó vượt qua rào cản thủ tục.
Giá mà có một vài quan chức của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán có mặt hôm ấy để chứng kiến mối quan tâm nhiệt tình đến thị trường và sự thất vọng của họ về thủ tục mở tài khoản giao dịch dành cho người nước ngoài.
Đã hai năm, đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về giao dịch ký quỹ, mở hai tài khoản, mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày còn nằm trên bàn Bộ Tài chính. Xúc tiến đầu tư gián tiếp phải chăng cần bắt đầu từ cải thiện thủ tục đầu tư, may những chiếc áo mới cho nền kinh tế hội nhập và đang bước vào tuổi trưởng thành!
Hải Lý (TBKTSG)
Những bài tham luận về thị trường chứng khoán Việt Nam được đón nhận với sự chú ý cao độ. Nhưng bất ngờ đã xảy ra khi giới đầu tư Singapore hỏi về điều kiện mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam. Họ không khỏi băn khoăn khi biết để có được mã số giao dịch (trading code) họ phải chờ khoảng 30 ngày với những thủ tục vô cùng phức tạp.
1.000 điểm cho VN-Index vào năm 2011
Trao đổi với báo giới, một lãnh đạo của Công ty KimEng nói rằng doanh số giao dịch 1 tỉ Đô la Mỹ/ngày của cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM sẽ không còn xa. Hiện nay chứng khoán Việt Nam mới chỉ giao dịch 2,5 giờ/ngày vào buổi sáng, nhưng doanh số hai sàn đã đạt bình quân khoảng 350 triệu Đô la Mỹ/ngày trong tháng 10/2009. Những ngày doanh số thị trường vọt lên 400-500 triệu Đô la đang tăng lên.
Nếu được giao dịch liên tục, cả sáng và chiều như tất cả thị trường các nước ASEAN, doanh số chứng khoán Việt Nam sẽ mau chóng chiếm vị trí thứ hai khu vực, chỉ sau Singapore (chừng 2 tỉ Đô la Singapore/ngày).
Hiện nay doanh số của thị trường Việt Nam đã cao hơn Philippines, gần bằng Indonesia và Thái Lan. Doanh số của chứng khoán Thái Lan khoảng 500 triệu Đô la Mỹ/ngày và họ giao dịch suốt từ sáng đến chiều.
Sự “bùng nổ” thanh khoản có sức hút đặc biệt với nhà đầu tư nước ngoài. Ông Cheah King Yoong, Giám đốc nghiên cứu phân tích của KimEng Việt Nam, nhận xét chứng khoán Việt Nam đã qua giai đoạn “tiểu học” (sơ cấp) và đang bước vào giai đoạn “trung học” (thứ cấp).
Gói kích cầu tương đương 10% GDP của Việt Nam đã đưa kinh tế tăng trưởng trở lại nhanh thứ hai ở châu Á chỉ sau Trung Quốc. Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn cả về ngắn hạn, trung và dài hạn do độ lớn nhanh của thị trường, do tính đầu cơ cao và nhất là do người dân chưa được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
“Trong một cuộc hội thảo mới đây ở Hồng Kông, các tổ chức nước ngoài rất muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng họ chưa thể do mức vốn hóa của thị trường còn nhỏ, ước 40 tỉ Đô la Mỹ hai sàn, và không có nhiều công ty vốn hóa tầm 1 tỉ Đô la Mỹ cho họ lựa chọn” - ông Cheah King Yoong nói - “Tuy nhiên, họ chưa biết các ngân hàng vốn hóa lớn như Eximbank đang tiếp tục niêm yết. Nước ngoài đang hướng tới các thị trường cận biên và Việt Nam là một trong những thị trường đó. Trong khối ASEAN, chỉ còn thị trường Việt Nam và Campuchia là chưa được khai thác, nhưng thị trường Campuchia chưa ra đời, vì thế, Việt Nam là thị trường duy nhất còn lại”.
Trong khi KimEng cho rằng VN-Index sẽ lên 1.000 điểm vào năm 2011, ông Roger Tan, Phó chủ tịch của SIAS Research Pte Ltd, nhấn mạnh những con số thuyết phục về độ rủi ro và lợi nhuận mà thị trường Việt Nam mang lại cho nhà đầu tư. Tỷ lệ lợi nhuận từ thị trường Việt Nam là 7,9%/năm và mức rủi ro là 21,4%/năm so với 4,9% và 19,9% của các thị trường mới nổi; 7,8% và 39,1% của Trung Quốc; 3,2% và 20,5% của châu Á (trừ Nhật Bản); 3,5% và 16% của toàn thế giới.
Như vậy tỷ lệ lợi nhuận của thị trường Việt Nam là khá cao, cao hơn thị trường Trung Quốc, các nước mới nổi và gấp hơn hai lần mức của thế giới.
Vẫn những câu hỏi chưa có lời đáp
Các nhà đầu tư Singapore đặc biệt quan tâm đến việc chuyển tiền vào - tiền ra khi mua bán chứng khoán, sự biến động của tỷ giá hối đoái Đô la Mỹ - tiền đồng, việc trả cổ tức trực tiếp vào thẳng tài khoản của khách hàng và mức thuế, nếu có, từ năm 2010 là 0,1%/lần tổng giá trị cổ phiếu được bán. Những chỉ số của bội chi ngân sách, lãi suất huy động nội tệ của ngân hàng... họ thấy có thể chấp nhận.
Tuy nhiên, tất cả đã ồ lên khi những diễn giả bắt đầu: “Chúng tôi lấy làm tiếc là nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản, không được mua bán khống, không được mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày...”.
Và khi trên màn hình hiện lên những điều kiện mà người nước ngoài phải đáp ứng để mở một tài khoản giao dịch tại Việt Nam, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên. Họ thắc mắc vì sao phải có mã số giao dịch, vì sao phải có giấy chứng nhận bắt buộc không vi phạm pháp luật nước họ, vì sao phải mất tới 30 ngày làm thủ tục... rất nhiều những câu hỏi vì sao khác.
Trong số những nhà đầu tư cá nhân dự hội thảo sáng thứ bảy ấy, có những cụ bà, cụ ông da nhăn nheo, tóc bạc, họ chắc phải trên 70 tuổi. Họ là những nhà đầu tư kỳ cựu. Có lẽ họ không phí thời gian để tiếp cận thông tin về thị trường Việt Nam nếu không quan tâm đến đất nước chúng ta. Họ tìm kiếm lợi nhuận và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, song họ khó vượt qua rào cản thủ tục.
Giá mà có một vài quan chức của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán có mặt hôm ấy để chứng kiến mối quan tâm nhiệt tình đến thị trường và sự thất vọng của họ về thủ tục mở tài khoản giao dịch dành cho người nước ngoài.
Đã hai năm, đề nghị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về giao dịch ký quỹ, mở hai tài khoản, mua bán cùng một loại cổ phiếu trong ngày còn nằm trên bàn Bộ Tài chính. Xúc tiến đầu tư gián tiếp phải chăng cần bắt đầu từ cải thiện thủ tục đầu tư, may những chiếc áo mới cho nền kinh tế hội nhập và đang bước vào tuổi trưởng thành!
Hải Lý (TBKTSG)