USD đang o bế giá vàng, “chứng”
Giá các loại hàng hóa như vàng, chứng khoán, dầu thô đang trở nên rủi ro hơn trước sức ép của đồng bạc xanh
"Giới đầu tư đang lo sợ về một cuộc suy thoái toàn cầu", Wayne Kaufman, trưởng bộ phận phân tích thị trường của hãng tài chính John Thomas ở New York cho biết hôm qua (28/9). "Việc nhà đầu tư tập trung đổ tiền vào USD, đang giết chết các thị trường hàng hóa".
Phiên giao dịch hôm qua, giá kim loại đồng, một trong những chỉ báo quan trọng của kinh tế, đã chìm sâu tới 7%, khiến nhà đầu tư hoảng sợ về khả năng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tập trung dồn tiền mua USD để tránh "bão", từ đó tác động mạnh lên giá trị các thị trường hàng hóa khác.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 179,79 điểm, tương ứng 1,61%, xuống 11.010,90 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 24,32 điểm, tương ứng 2,07%, xuống còn 1.151,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 55,25 điểm, tương ứng 2,17%, xuống mức 2.491,58 điểm.
Tương tự, các sàn chứng khoán khu vực châu Âu cũng đỏ lửa. Chỉ số DAX của Đức hạ 50,02 điểm, tương ứng 0,89%, xuống mức 5.578,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 27,76 điểm, tương ứng 0,92%, xuống 2.995,62 điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1,44% xuống 5.217,63 điểm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 giảm 3,24 USD, tương ứng 3,8%, xuống 81,21 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất của dầu loại này trong 4 tháng qua. Giá xăng giao tháng 10 hạ 4 xu Mỹ, tương ứng 1,7%, xuống 2,65 USD/gallon.
Xu hướng giảm rõ rệt hơn cả là ở thị trường vàng. Giá vàng giao ngay và kỳ hạn trong phiên 28/9 đều suy giảm mạnh. Trên sàn New York, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 giảm 34,4 USD, tương đương 2,1%, đóng cửa tại 1.618,1 USD/ounce. Sau khi kết thúc phiên giao dịch, giá vàng kỳ hạn tiếp tục lao dốc.
Vào thời điểm 6h27 sáng nay, trên bảng điện tử, vàng giao tháng 12 xuống dưới mốc 1.600 USD/ounce, giao dịch tại 1.596,5 USD/ounce. Giá vàng giao ngay trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco lúc 6h25 sáng nay là 1.609,3 USD/ounce, thấp hơn đóng cửa phiên trước 30,4 USD/ounce, tương đương 1,8%.
Hôm qua, chuyên gia kinh tế từng được mệnh danh là "ông bi quan" Nouriel Roubini đã khiến nhà đầu tư thêm bất an, khi ông tuyên bố rằng, hầu hết các nền kinh tế phát triển đang sa chân trở lại vòng tròn suy thoái, trong khi Mỹ là nước đã phải vật lộn với tình hình suy giảm kinh tế.
"Theo cách mà tôi quan sát được từ nền kinh tế toàn cầu, tôi thấy chúng ta lại đang tiến sâu vào một cuộc suy thoái ở hầu hết các nền kinh tế phát triển", ông Roubini cho biết trong một cuộc hội thảo tại New York. Nhận định của ông Roubini đã xóa mờ kết quả công bố niềm tin tiêu dùng Mỹ tăng nhẹ của tổ chức Conference Board.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke tuyên bố rằng, thị trường lao động yếu ớt của Mỹ là một "cuộc khủng hoảng mang tầm vóc quốc gia", đồng thời đề nghị Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ cần lưu tâm nhiều hơn tới vấn đề này.
Theo ông Bernanke, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ đã gần 10% trong nhiều năm gần đây, và trong số những người thất nghiệp thì có khoảng 45% không làm việc từ 6 tháng trở lên. Điều chưa từng xảy ra trước đây. Ông kêu gọi giới lãnh đạo đưa ra các chính sách giúp người dân Mỹ tìm việc làm, đào tạo nghề và rèn luyện kỹ năng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khẳng định, động thái thay đổi lãi suất không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho nền kinh tế. Ngoài vấn đề vịêc làm, các nhà làm luật cũng cần xem xét các chính sách nhà ở. Những chính sách tốt hơn sẽ giúp chương trình nới lỏng định lượng của FED hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ nền kinh tế hồi phục.
Liên quan tới khu vực châu Âu, hôm qua, ông Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi áp thuế giao dịch tài chính và phát hành trái phiếu khu vực đồng Euro, nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế mà ông cho là đang trở thành thách thức lớn nhất từ trước đến nay đối với Liên minh châu Âu (EU).
Trong bài diễn văn hàng năm trước Nghị viện châu Âu (EP), ông Barroso nhấn mạnh, một khi Khu vực đồng Euro (Eurozone) được trang bị các công cụ cần thiết để đảm bảo cả sự hội nhập và kỷ luật về chính sách kinh tế thì việc phát hành trái phiếu chung sẽ được coi là một bước đi đương nhiên và có lợi cho toàn EU.
Ông tiết lộ trái phiếu Eurozone sẽ được phát hành theo cách thức thưởng công cho những nước tuân thủ và ngăn chặn những nước không tuân thủ nguyên tắc. EC sẽ công bố ý tưởng này trong vài tuần tới. Ngoài ra, EC đã thông qua sắc thuế giao dịch tài chính và ông muốn trình đề xuất này lên EP thông qua.
Theo người đứng đầu Ủy ban châu Âu Barroso, đã đến lúc khu vực tài chính cần đóng góp trở lại cho xã hội. Nếu được thông qua, sắc thuế này có thể thu về từ 30 - 50 tỷ Euro mỗi năm. Tuy nhiên, nước Anh cho rằng, bất kỳ sắc thuế nào cũng phải được áp dụng trên toàn cầu nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng.
Liên quan tới ổn định tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu, ông Barroso cho biết ông dự kiến Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bằng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự vững vàng của khu vực này, trong bối cảnh kinh tế châu Âu đang chịu áp lực nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng bao lâu nay.
Những tuyên bố có vẻ "chắc như đinh đóng cột" của ông Barroso đã ít nhiều vực dậy niềm tin của nhà đầu tư về tình hình châu Âu, song sự thiếu hụt những biện pháp cụ thể kể từ sau cuộc họp G20 và hội nghị thường niên giữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng Ngân hàng Thế giới cuối tuần trước, đã khiến nhà đầu tư vui "chẳng tày gang".
Hiện tại, nhà đầu tư đang nhấp nhổm chờ đợi kết quả thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở Hy Lạp của các chuyên gia tài chính Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trước khi các định chế này quyết định có tiếp tục dành khoản cứu trợ cho Hy Lạp hay không.
Tuy nhiên, trước khi quay trở lại làm nhiệm vụ, các quan chức Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã yêu cầu các quan chức Hy Lạp đảm bảo rằng các cam kết cắt giảm tiền lương, sa thải công nhân viên chức, tăng thuế.... sẽ được thực hiện, cho thấy sự thiếu niềm tin vào quốc gia này.
Một vấn đề khác cũng tác động tới tâm lý nhà đầu tư về triển vọng kinh tế toàn cầu là những dấu hiệu suy giảm ở Trung Quốc. Theo tờ New York Times, nạn thất nghiệp đang trở nên rõ rệt ở Trung Quốc. Trước đó, kết quả khảo sát mới nhất của HSBC và Markit Economics cho thấy tình hình sản xuất của Trung Quốc đã suy giảm ba tháng liên tiếp gần đây.
Phiên giao dịch hôm qua, giá kim loại đồng, một trong những chỉ báo quan trọng của kinh tế, đã chìm sâu tới 7%, khiến nhà đầu tư hoảng sợ về khả năng tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, tập trung dồn tiền mua USD để tránh "bão", từ đó tác động mạnh lên giá trị các thị trường hàng hóa khác.
Trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt giảm 179,79 điểm, tương ứng 1,61%, xuống 11.010,90 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 24,32 điểm, tương ứng 2,07%, xuống còn 1.151,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 55,25 điểm, tương ứng 2,17%, xuống mức 2.491,58 điểm.
Tương tự, các sàn chứng khoán khu vực châu Âu cũng đỏ lửa. Chỉ số DAX của Đức hạ 50,02 điểm, tương ứng 0,89%, xuống mức 5.578,42 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 27,76 điểm, tương ứng 0,92%, xuống 2.995,62 điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh hạ 1,44% xuống 5.217,63 điểm.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 giảm 3,24 USD, tương ứng 3,8%, xuống 81,21 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức giảm theo ngày lớn nhất của dầu loại này trong 4 tháng qua. Giá xăng giao tháng 10 hạ 4 xu Mỹ, tương ứng 1,7%, xuống 2,65 USD/gallon.
Xu hướng giảm rõ rệt hơn cả là ở thị trường vàng. Giá vàng giao ngay và kỳ hạn trong phiên 28/9 đều suy giảm mạnh. Trên sàn New York, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12 giảm 34,4 USD, tương đương 2,1%, đóng cửa tại 1.618,1 USD/ounce. Sau khi kết thúc phiên giao dịch, giá vàng kỳ hạn tiếp tục lao dốc.
Vào thời điểm 6h27 sáng nay, trên bảng điện tử, vàng giao tháng 12 xuống dưới mốc 1.600 USD/ounce, giao dịch tại 1.596,5 USD/ounce. Giá vàng giao ngay trên bảng thanh toán trực tuyến Kitco lúc 6h25 sáng nay là 1.609,3 USD/ounce, thấp hơn đóng cửa phiên trước 30,4 USD/ounce, tương đương 1,8%.
Hôm qua, chuyên gia kinh tế từng được mệnh danh là "ông bi quan" Nouriel Roubini đã khiến nhà đầu tư thêm bất an, khi ông tuyên bố rằng, hầu hết các nền kinh tế phát triển đang sa chân trở lại vòng tròn suy thoái, trong khi Mỹ là nước đã phải vật lộn với tình hình suy giảm kinh tế.
"Theo cách mà tôi quan sát được từ nền kinh tế toàn cầu, tôi thấy chúng ta lại đang tiến sâu vào một cuộc suy thoái ở hầu hết các nền kinh tế phát triển", ông Roubini cho biết trong một cuộc hội thảo tại New York. Nhận định của ông Roubini đã xóa mờ kết quả công bố niềm tin tiêu dùng Mỹ tăng nhẹ của tổ chức Conference Board.
Cũng trong ngày hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke tuyên bố rằng, thị trường lao động yếu ớt của Mỹ là một "cuộc khủng hoảng mang tầm vóc quốc gia", đồng thời đề nghị Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ cần lưu tâm nhiều hơn tới vấn đề này.
Theo ông Bernanke, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ đã gần 10% trong nhiều năm gần đây, và trong số những người thất nghiệp thì có khoảng 45% không làm việc từ 6 tháng trở lên. Điều chưa từng xảy ra trước đây. Ông kêu gọi giới lãnh đạo đưa ra các chính sách giúp người dân Mỹ tìm việc làm, đào tạo nghề và rèn luyện kỹ năng.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khẳng định, động thái thay đổi lãi suất không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho nền kinh tế. Ngoài vấn đề vịêc làm, các nhà làm luật cũng cần xem xét các chính sách nhà ở. Những chính sách tốt hơn sẽ giúp chương trình nới lỏng định lượng của FED hiệu quả hơn, từ đó hỗ trợ nền kinh tế hồi phục.
Liên quan tới khu vực châu Âu, hôm qua, ông Jose Manuel Barroso, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi áp thuế giao dịch tài chính và phát hành trái phiếu khu vực đồng Euro, nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế mà ông cho là đang trở thành thách thức lớn nhất từ trước đến nay đối với Liên minh châu Âu (EU).
Trong bài diễn văn hàng năm trước Nghị viện châu Âu (EP), ông Barroso nhấn mạnh, một khi Khu vực đồng Euro (Eurozone) được trang bị các công cụ cần thiết để đảm bảo cả sự hội nhập và kỷ luật về chính sách kinh tế thì việc phát hành trái phiếu chung sẽ được coi là một bước đi đương nhiên và có lợi cho toàn EU.
Ông tiết lộ trái phiếu Eurozone sẽ được phát hành theo cách thức thưởng công cho những nước tuân thủ và ngăn chặn những nước không tuân thủ nguyên tắc. EC sẽ công bố ý tưởng này trong vài tuần tới. Ngoài ra, EC đã thông qua sắc thuế giao dịch tài chính và ông muốn trình đề xuất này lên EP thông qua.
Theo người đứng đầu Ủy ban châu Âu Barroso, đã đến lúc khu vực tài chính cần đóng góp trở lại cho xã hội. Nếu được thông qua, sắc thuế này có thể thu về từ 30 - 50 tỷ Euro mỗi năm. Tuy nhiên, nước Anh cho rằng, bất kỳ sắc thuế nào cũng phải được áp dụng trên toàn cầu nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng.
Liên quan tới ổn định tài chính của Khu vực đồng tiền chung châu Âu, ông Barroso cho biết ông dự kiến Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ bằng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo sự vững vàng của khu vực này, trong bối cảnh kinh tế châu Âu đang chịu áp lực nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng bao lâu nay.
Những tuyên bố có vẻ "chắc như đinh đóng cột" của ông Barroso đã ít nhiều vực dậy niềm tin của nhà đầu tư về tình hình châu Âu, song sự thiếu hụt những biện pháp cụ thể kể từ sau cuộc họp G20 và hội nghị thường niên giữa Quỹ Tiền tệ Quốc tế cùng Ngân hàng Thế giới cuối tuần trước, đã khiến nhà đầu tư vui "chẳng tày gang".
Hiện tại, nhà đầu tư đang nhấp nhổm chờ đợi kết quả thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở Hy Lạp của các chuyên gia tài chính Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trước khi các định chế này quyết định có tiếp tục dành khoản cứu trợ cho Hy Lạp hay không.
Tuy nhiên, trước khi quay trở lại làm nhiệm vụ, các quan chức Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã yêu cầu các quan chức Hy Lạp đảm bảo rằng các cam kết cắt giảm tiền lương, sa thải công nhân viên chức, tăng thuế.... sẽ được thực hiện, cho thấy sự thiếu niềm tin vào quốc gia này.
Một vấn đề khác cũng tác động tới tâm lý nhà đầu tư về triển vọng kinh tế toàn cầu là những dấu hiệu suy giảm ở Trung Quốc. Theo tờ New York Times, nạn thất nghiệp đang trở nên rõ rệt ở Trung Quốc. Trước đó, kết quả khảo sát mới nhất của HSBC và Markit Economics cho thấy tình hình sản xuất của Trung Quốc đã suy giảm ba tháng liên tiếp gần đây.