Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến nhiều dự án luật
Ngày 23/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đã khai mạc phiên họp thứ 10
Ngày 23/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII đã khai mạc phiên họp thứ 10.
Diễn ra từ 23/7 đến 29/7, nội dung phiên họp này tập trung chủ yếu vào công tác lập pháp.
Theo chương trình dự kiến, Uỷ ban sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật: Luật Đa dạng sinh học; Luật Cán bộ, công chức; Luật Quốc tịch (sửa đổi); Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế; Luật Thi hành án dân sự; Luật Công nghệ cao...
Ủy ban cũng sẽ cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển; về việc đàm phán, ký kết Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Trong phiên họp sáng nay, các ủy viên Ủy ban đã thảo luận nhiều nội dung xoay quanh phạm vi điều chỉnh của Luật Đa dạng sinh học, như việc có điều chỉnh đối với sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen hay không; chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; nguyên tắc trong hoạt động quản lý, phát triển đa dạng sinh học; chủ trương đa dạng hoá; những hành vi bị nghiêm cấm...
Trong đó, một vấn đề nổi bật là việc có cho phép việc nuôi sinh sản thương mại các loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ hay không?
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không nên quy định cho phép nuôi sinh sản thương mại loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nhằm tránh lợi dụng hoạt động này để buôn bán, giết thịt, tiêu thụ trái phép mà chỉ nên cho phép nuôi nưỡng, nuôi sinh sản phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
Hơn nữa, trong điều kiện về kinh tế xã hội, trình độ khoa học và công nghệ như hiện nay, việc cho phép nuôi sinh sản thương mại các loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ sẽ không khả thi, gây khó khăn trong quản lý như việc xác định căn cứ để cho phép khai thác, cơ chế kiểm soát; quy định về tiêu chí, biện pháp kỹ thuật xác định thế hệ các cá thể mới sinh ra từ nuôi sinh sản thương mại, để có thể kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ các loài được ưu tiên bảo vệ...
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng đề nghị quy định nghiêm cấm việc nuôi sinh sản để khai thác các bộ phận cơ thể, giết thịt, tiêu thụ loài thuộc danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ và cho rằng cần cân nhắc để thống nhất khái niệm "các loài được ưu tiên bảo vệ" với khái niệm "động vật hoang dã quý hiếm".
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn về việc cấm nuôi sinh sản thương mại loài thuộc danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ, bởi "thương mại" không chỉ bao hàm việc khai thác, giết thịt, tiêu thụ mà còn liên quan đến dịch vụ, du lịch...
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhận định, nếu nuôi sinh sản thương mại để phục vụ du lịch, nghiên cứu... thì nên khuyến khích vì như vậy cũng là góp phần bảo tồn, phát triển bền vững sinh học. Việc giết thịt, tiêu thụ, mua bán các loài cần bảo vệ là có trong thực tế, cần thiết có quy định để điều chỉnh.
Diễn ra từ 23/7 đến 29/7, nội dung phiên họp này tập trung chủ yếu vào công tác lập pháp.
Theo chương trình dự kiến, Uỷ ban sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật: Luật Đa dạng sinh học; Luật Cán bộ, công chức; Luật Quốc tịch (sửa đổi); Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi); Luật Bảo hiểm y tế; Luật Thi hành án dân sự; Luật Công nghệ cao...
Ủy ban cũng sẽ cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển; về việc đàm phán, ký kết Công ước Lahay ngày 29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Trong phiên họp sáng nay, các ủy viên Ủy ban đã thảo luận nhiều nội dung xoay quanh phạm vi điều chỉnh của Luật Đa dạng sinh học, như việc có điều chỉnh đối với sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen hay không; chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; nguyên tắc trong hoạt động quản lý, phát triển đa dạng sinh học; chủ trương đa dạng hoá; những hành vi bị nghiêm cấm...
Trong đó, một vấn đề nổi bật là việc có cho phép việc nuôi sinh sản thương mại các loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ hay không?
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Đặng Vũ Minh, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị không nên quy định cho phép nuôi sinh sản thương mại loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nhằm tránh lợi dụng hoạt động này để buôn bán, giết thịt, tiêu thụ trái phép mà chỉ nên cho phép nuôi nưỡng, nuôi sinh sản phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.
Hơn nữa, trong điều kiện về kinh tế xã hội, trình độ khoa học và công nghệ như hiện nay, việc cho phép nuôi sinh sản thương mại các loài thuộc danh mục loài được ưu tiên bảo vệ sẽ không khả thi, gây khó khăn trong quản lý như việc xác định căn cứ để cho phép khai thác, cơ chế kiểm soát; quy định về tiêu chí, biện pháp kỹ thuật xác định thế hệ các cá thể mới sinh ra từ nuôi sinh sản thương mại, để có thể kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ các loài được ưu tiên bảo vệ...
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng đề nghị quy định nghiêm cấm việc nuôi sinh sản để khai thác các bộ phận cơ thể, giết thịt, tiêu thụ loài thuộc danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ và cho rằng cần cân nhắc để thống nhất khái niệm "các loài được ưu tiên bảo vệ" với khái niệm "động vật hoang dã quý hiếm".
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị cần nghiên cứu kỹ hơn về việc cấm nuôi sinh sản thương mại loài thuộc danh mục các loài được ưu tiên bảo vệ, bởi "thương mại" không chỉ bao hàm việc khai thác, giết thịt, tiêu thụ mà còn liên quan đến dịch vụ, du lịch...
Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhận định, nếu nuôi sinh sản thương mại để phục vụ du lịch, nghiên cứu... thì nên khuyến khích vì như vậy cũng là góp phần bảo tồn, phát triển bền vững sinh học. Việc giết thịt, tiêu thụ, mua bán các loài cần bảo vệ là có trong thực tế, cần thiết có quy định để điều chỉnh.