VAFI: “Có nhận thức sai lầm trong quản lý nhà đầu tư nước ngoài”
Theo VAFI, những nhận thức sai lầm trong quản lý nhà đầu tư nước ngoài có thể tác động rất xấu tới thị trường chứng khoán
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có văn bản gửi tới Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước góp ý về dự thảo “Quy chế hướng dẫn tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán”.
VAFI bày tỏ lo ngại về tác động rất xấu tới thị trường chứng khoán nếu những nội dung cơ bản của bản dự thảo được thông qua, bởi có nhiều bất cập và nhận thức sai lầm về phương pháp quản lý nhà đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán, hiện đã có trên 200 tổ chức nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam; trong đó có khoảng 50 tổ chức hoạt động gắn liền với những công ty quản lý quỹ nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, 150 tổ chức nước ngoài không có quan hệ về mặt ủy thác tài sản, ủy thác quản lý quỹ với công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ trong nước hay với các công ty quản lý quỹ nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam.
Trong số 150 tổ chức trên thì khoảng 1/2 mới chỉ tiến hành mở tài khoản giao dịch mà chưa có hoạt động đầu tư, nhưng cũng đã có những tổ chức lớn như Citigroup, Dutch Bank, JP Morgan... Những tổ chức này đang thực hiện quản lý ủy thác cho hàng trăm nhà đầu tư ở nước ngoài.
Theo quy định trong dự thảo, tất cả tổ chức nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ quản lý tài sản và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài hoặc phải tìm đối tác trong nước để lập liên doanh, hoặc phải tái ủy thác cho công ty trong nước. VAFI cho rằng quy định này rất khó khả thi.
Vì sao? “Vì những đại gia hàng đầu thế giới đang còn nhìn nhận thị trường chứng khoán Việt Nam là nhỏ nhất thế giới, không có nhiều cơ hội để liên tục rót vốn vào, và vì vậy họ không thể thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ, lại càng không thể ủy thác đầu tư cho những tổ chức nước ngoài nhỏ hơn vì tên tuổi của họ quá lớn”, VAFI nhận định.
Và nếu quy định như trong dự thảo thì sẽ bó hẹp quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; buộc họ phải “kết hôn” với những đối tác khác. Từ đây VAFI đặt ra câu hỏi: “Các nhà hoạch định chính sách thử nghĩ xem nếu tiền của mình không được tự chủ quyết định đầu tư mà bắt buộc phải uỷ thác cho những tổ chức mình không thích hoặc họ không lựa chon mình thì có hợp lý hay không?”.
Trong trường hợp áp dụng những quy định trên, VAFI cho rằng nhiều tổ chức nước ngoài sẽ từ bỏ thị trường chứng khoán Việt Nam, sẽ phải tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài vì họ không còn địa vị pháp lý để quản lý vốn, theo đó dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ giảm đáng kể.
Một nguy cơ khác mà VAFI đưa ra là có thể 80% tổ chức đầu tư đang hiện diện tại Việt Nam sẽ buộc phải ngừng hoạt động nếu quy định dự thảo đưa ra được áp dụng (nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ tại Việt Nam phải là doanh nghiệp đã hoạt động 3 năm, đang quản lý tài sản trị giá 500 triệu USD trở lên), vì họ không đủ tiêu chuẩn.
Với những phân tích trên, VAFI bức xúc: “Những quy định như trong dự thảo không phải là tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút vốn, mà chẳng khác gì xua đuổi dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đây không phải là cách thức quản lý nhà nước, không phù hợp với thông lệ quốc tế”.
Và câu hỏi mà VAFI gửi đến Ủy ban Chứng khoán là: “Chẳng nhẽ lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không hình dung ra rằng nếu đưa ra những quy định pháp lý như trên thì sẽ làm cho thị trường chứng khoán sụp đổ, đồng thời liên quan đến tài sản của hàng trăm ngàn nhà đầu tư cá nhân?”.
* Điểm 1, 2 - Điều 82 Dự thảo: “Chỉ công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ quản lý đầu tư ủy thác vốn và tài sản cho cá nhân, tổ chức đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài), vốn và tài sản của các quỹ đầu tư huy động ngoài lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là quỹ đầu tư nước ngoài). Chỉ công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài được phép là đại diện giao dịch ủy quyền cho tổ chức đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài...”.
Điểm 3 - Điều 89 Dự thảo: “Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tối thiểu là 3 năm kinh nghiệm và hoạt động liên tục trong lĩnh vực quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư tính tới năm xin phép thành lập chi nhánh; Đang thực hiện việc quản lý quỹ, quản lý tài sản uỷ thác với tổng giá trị đạt ít nhất 500 triệu đô la Mỹ trong năm tài chính hiện tại”.
VAFI bày tỏ lo ngại về tác động rất xấu tới thị trường chứng khoán nếu những nội dung cơ bản của bản dự thảo được thông qua, bởi có nhiều bất cập và nhận thức sai lầm về phương pháp quản lý nhà đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán, hiện đã có trên 200 tổ chức nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam; trong đó có khoảng 50 tổ chức hoạt động gắn liền với những công ty quản lý quỹ nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, 150 tổ chức nước ngoài không có quan hệ về mặt ủy thác tài sản, ủy thác quản lý quỹ với công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ trong nước hay với các công ty quản lý quỹ nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam.
Trong số 150 tổ chức trên thì khoảng 1/2 mới chỉ tiến hành mở tài khoản giao dịch mà chưa có hoạt động đầu tư, nhưng cũng đã có những tổ chức lớn như Citigroup, Dutch Bank, JP Morgan... Những tổ chức này đang thực hiện quản lý ủy thác cho hàng trăm nhà đầu tư ở nước ngoài.
Theo quy định trong dự thảo, tất cả tổ chức nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ quản lý tài sản và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài hoặc phải tìm đối tác trong nước để lập liên doanh, hoặc phải tái ủy thác cho công ty trong nước. VAFI cho rằng quy định này rất khó khả thi.
Vì sao? “Vì những đại gia hàng đầu thế giới đang còn nhìn nhận thị trường chứng khoán Việt Nam là nhỏ nhất thế giới, không có nhiều cơ hội để liên tục rót vốn vào, và vì vậy họ không thể thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ, lại càng không thể ủy thác đầu tư cho những tổ chức nước ngoài nhỏ hơn vì tên tuổi của họ quá lớn”, VAFI nhận định.
Và nếu quy định như trong dự thảo thì sẽ bó hẹp quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; buộc họ phải “kết hôn” với những đối tác khác. Từ đây VAFI đặt ra câu hỏi: “Các nhà hoạch định chính sách thử nghĩ xem nếu tiền của mình không được tự chủ quyết định đầu tư mà bắt buộc phải uỷ thác cho những tổ chức mình không thích hoặc họ không lựa chon mình thì có hợp lý hay không?”.
Trong trường hợp áp dụng những quy định trên, VAFI cho rằng nhiều tổ chức nước ngoài sẽ từ bỏ thị trường chứng khoán Việt Nam, sẽ phải tìm cách chuyển vốn ra nước ngoài vì họ không còn địa vị pháp lý để quản lý vốn, theo đó dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ giảm đáng kể.
Một nguy cơ khác mà VAFI đưa ra là có thể 80% tổ chức đầu tư đang hiện diện tại Việt Nam sẽ buộc phải ngừng hoạt động nếu quy định dự thảo đưa ra được áp dụng (nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ tại Việt Nam phải là doanh nghiệp đã hoạt động 3 năm, đang quản lý tài sản trị giá 500 triệu USD trở lên), vì họ không đủ tiêu chuẩn.
Với những phân tích trên, VAFI bức xúc: “Những quy định như trong dự thảo không phải là tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút vốn, mà chẳng khác gì xua đuổi dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đây không phải là cách thức quản lý nhà nước, không phù hợp với thông lệ quốc tế”.
Và câu hỏi mà VAFI gửi đến Ủy ban Chứng khoán là: “Chẳng nhẽ lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không hình dung ra rằng nếu đưa ra những quy định pháp lý như trên thì sẽ làm cho thị trường chứng khoán sụp đổ, đồng thời liên quan đến tài sản của hàng trăm ngàn nhà đầu tư cá nhân?”.
* Điểm 1, 2 - Điều 82 Dự thảo: “Chỉ công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ quản lý đầu tư ủy thác vốn và tài sản cho cá nhân, tổ chức đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài), vốn và tài sản của các quỹ đầu tư huy động ngoài lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là quỹ đầu tư nước ngoài). Chỉ công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài được phép là đại diện giao dịch ủy quyền cho tổ chức đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài...”.
Điểm 3 - Điều 89 Dự thảo: “Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài muốn thành lập chi nhánh công ty quản lý quỹ hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Có tối thiểu là 3 năm kinh nghiệm và hoạt động liên tục trong lĩnh vực quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư tính tới năm xin phép thành lập chi nhánh; Đang thực hiện việc quản lý quỹ, quản lý tài sản uỷ thác với tổng giá trị đạt ít nhất 500 triệu đô la Mỹ trong năm tài chính hiện tại”.