Vài kinh nghiệm đàm phán với quỹ đầu tư
Khi đàm phán với đối tác nước ngoài, việc soạn thảo hợp đồng ban đầu là vô cùng quan trọng
Trong vài năm gần đây, việc mua bán cổ phần, sáp nhập giữa các công ty Việt Nam và doanh nghiệp hay các quỹ đầu tư nước ngoài đã trở nên khá quen thuộc.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn toàn hài lòng với những đối tác mà mình đã chọn lựa.
Xác định mục đích trước khi ký
Khi đàm phán với đối tác nước ngoài, việc soạn thảo hợp đồng ban đầu là vô cùng quan trọng.
Bà nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa bán cổ phần cho hai quỹ đầu tư nước ngoài là VinaCapital và Mekong Capital, cho biết trước khi quyết định bán cổ phần cho đối tác nước ngoài, có ba điều quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ ràng để làm cơ sở thảo các điều khoản trong hợp đồng.
Đó là phải biết đối tác nước ngoài sẽ cam kết nắm cổ phần trong bao lâu; sẽ mang đến lợi ích gì; và sẽ can thiệp tới mức nào trong công ty. Các công ty trong nước khi mời đối tác nước ngoài đầu tư đều cần vốn để phát triển, nhưng đừng quá chú trọng đến mục đích đó mà quên những lợi ích sau này của công ty, bà Cúc nói.
Ông Phan Quốc Công, Tổng giám đốc Công ty ICP, hiện đang tiếp nhận sự đầu tư của Mekong Capital, chia sẻ một kinh nghiệm là khi quỹ đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào một doanh nghiệp Việt Nam, họ tìm hiểu rất kỹ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là ban điều hành và cơ cấu tổ chức. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam không nên giấu những điểm yếu cũng như trình bày không đúng về thực lực chỉ vì mục đích muốn mời họ vào bằng được.
Những vấn đề quanh hợp đồng
Bà Cúc cho biết: trước khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, PNJ đã thuê một công ty luật tư vấn về luật pháp. Các quỹ đầu tư nước ngoài rất coi trọng vấn đề luật pháp, cho nên mình cũng không nên lơ là chuyện này. Trong hợp đồng, đối tác nước ngoài thường yêu cầu “nếu có sự khác biệt nào trong hai bản hợp đồng tiếng Việt và tiếng Anh thì sẽ dựa vào bản tiếng Anh”.
Tuy nhiên, nếu có thể, doanh nghiệp nên đàm phán để có được điều khoản ngược lại là “nếu có sự khác biệt nào trong hai bản hợp đồng tiếng Việt và tiếng Anh thì sẽ dựa vào bản tiếng Việt”, bà Cúc nói, vì bản tiếng việt là do phía doanh nghiệp Việt Nam soạn ra, sẽ sát với ý muốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thế nhưng, trong thực tế, điều này là không dễ đối với những doanh nghiệp có thực lực yếu và thiếu kinh nghiệm trong đàm phán.
Theo ông Võ Trường Thành, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành, việc đàm phán để đi đến các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng bán cổ phần cho đối tác nước ngoài không phải là vấn đề đơn giản đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Trường Thành đã bán cổ phần lần đầu cho quỹ đầu tư nước ngoài Aueros khi còn là một công ty đang giao dịch trên thị trường OTC. Ông Thành cho biết ông hài lòng nhất là đã đàm phán được điều khoản “khi công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán thì bên nước ngoài sẽ bình đẳng với tất cả các cổ đông khác theo Luật Chứng khoán”.
Điều này nhằm hạn chế những can thiệp quá mức của đối tác nước ngoài vào hoạt động của công ty. Ví dụ, bên nước ngoài khi ký hợp đồng sẽ yêu cầu họ phải có hai ghế trong hội đồng quản trị. Đến khi công ty niêm yết, quyền lợi của tất cả cổ đông đều bình đẳng, cổ đông nước ngoài cũng phải ra ứng cử và nhận được sự ủng hộ của đa số cổ đông mới được bầu vào hội đồng quản trị.
Điều này cũng phần nào buộc đối tác nước ngoài phải lựa chọn những người có kinh nghiệm để ứng cử vào hội đồng quản trị, tránh trường hợp các quỹ đầu tư thiếu người do đầu tư quá nhiều cử những người không có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của công ty vào hội đồng quản trị. Điều đó sẽ khiến doanh nghiệp rất khó khăn khi đưa ra những quyết định kinh doanh đòi hỏi kinh nghiệm và sự nhanh nhạy, ông Thành nói.
“Khi công ty niêm yết, phải thực hiện theo Luật Chứng khoán, những điều khoản trong hợp đồng không còn phù hợp với Luật Chứng khoán sẽ bị loại bỏ” cũng là một điều khoản rất cần nghiên cứu đối với những doanh nghiệp muốn chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài”, ông Thành nói.
Khi đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam, đối tác nước ngoài thường đưa ra bản hợp đồng bằng tiếng Anh, có thể có cả bản dịch tiếng Việt. Tuy nhiên, các công ty Việt Nam nên tự dịch lại từ bản tiếng Anh. Doanh nghiệp cần nhờ những người có chuyên môn, am hiểu lĩnh vực mua bán, sáp nhập mới tránh được việc hiểu lầm những thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng trong hợp đồng.
Ông Thành ví dụ trong hợp đồng sẽ có câu tiếng Anh khi dịch ra tiếng Việt là “bên mua sẽ có quyền từ chối đầu tiên các đợt phát hành mới”. “Quyền từ chối đầu tiên” vừa có nghĩa là quyền ưu tiên từ chối không mua (khi đối tác nước ngoài từ chối mua cổ phần phát hành thêm, doanh nghiệp mới được phép bán cho đối tác khác) vừa là quyền ưu tiên được mua cổ phần trong những đợt phát hành thêm của doanh nghiệp mà những người không am hiểu sẽ không hiểu hết nghĩa của từ này.
Trước khi ký hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam thường trình bày các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Đối tác nước ngoài có thể dựa vào đó để đưa ra điều khoản không tiếp tục nắm giữ cổ phần hoặc có quyền thay đổi cấu trúc nhân sự nếu công ty không thực hiện đúng theo cam kết. Để tránh việc này, theo ông Thành, doanh nghiệp nên đàm phán các chỉ tiêu này trong khả năng có thể thực hiện được.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinamit, cho biết một kinh nghiệm: trong các bản hợp đồng tiếng Anh, đối tác nước ngoài thường sử dụng các từ cảm tính như “nếu cảm thấy sẽ”, “nếu không hài lòng sẽ”… kèm theo một số điều kiện. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý những từ này trong hợp đồng, nếu không có thể gây bất lợi về sau.
Theo ông Viên, doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện điểm yếu là sự thiếu minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, để có tư thế ngang hàng khi đàm phán với đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn toàn hài lòng với những đối tác mà mình đã chọn lựa.
Xác định mục đích trước khi ký
Khi đàm phán với đối tác nước ngoài, việc soạn thảo hợp đồng ban đầu là vô cùng quan trọng.
Bà nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa bán cổ phần cho hai quỹ đầu tư nước ngoài là VinaCapital và Mekong Capital, cho biết trước khi quyết định bán cổ phần cho đối tác nước ngoài, có ba điều quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ ràng để làm cơ sở thảo các điều khoản trong hợp đồng.
Đó là phải biết đối tác nước ngoài sẽ cam kết nắm cổ phần trong bao lâu; sẽ mang đến lợi ích gì; và sẽ can thiệp tới mức nào trong công ty. Các công ty trong nước khi mời đối tác nước ngoài đầu tư đều cần vốn để phát triển, nhưng đừng quá chú trọng đến mục đích đó mà quên những lợi ích sau này của công ty, bà Cúc nói.
Ông Phan Quốc Công, Tổng giám đốc Công ty ICP, hiện đang tiếp nhận sự đầu tư của Mekong Capital, chia sẻ một kinh nghiệm là khi quỹ đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào một doanh nghiệp Việt Nam, họ tìm hiểu rất kỹ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là ban điều hành và cơ cấu tổ chức. Vì thế, các doanh nghiệp Việt Nam không nên giấu những điểm yếu cũng như trình bày không đúng về thực lực chỉ vì mục đích muốn mời họ vào bằng được.
Những vấn đề quanh hợp đồng
Bà Cúc cho biết: trước khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, PNJ đã thuê một công ty luật tư vấn về luật pháp. Các quỹ đầu tư nước ngoài rất coi trọng vấn đề luật pháp, cho nên mình cũng không nên lơ là chuyện này. Trong hợp đồng, đối tác nước ngoài thường yêu cầu “nếu có sự khác biệt nào trong hai bản hợp đồng tiếng Việt và tiếng Anh thì sẽ dựa vào bản tiếng Anh”.
Tuy nhiên, nếu có thể, doanh nghiệp nên đàm phán để có được điều khoản ngược lại là “nếu có sự khác biệt nào trong hai bản hợp đồng tiếng Việt và tiếng Anh thì sẽ dựa vào bản tiếng Việt”, bà Cúc nói, vì bản tiếng việt là do phía doanh nghiệp Việt Nam soạn ra, sẽ sát với ý muốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thế nhưng, trong thực tế, điều này là không dễ đối với những doanh nghiệp có thực lực yếu và thiếu kinh nghiệm trong đàm phán.
Theo ông Võ Trường Thành, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành, việc đàm phán để đi đến các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng bán cổ phần cho đối tác nước ngoài không phải là vấn đề đơn giản đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Trường Thành đã bán cổ phần lần đầu cho quỹ đầu tư nước ngoài Aueros khi còn là một công ty đang giao dịch trên thị trường OTC. Ông Thành cho biết ông hài lòng nhất là đã đàm phán được điều khoản “khi công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán thì bên nước ngoài sẽ bình đẳng với tất cả các cổ đông khác theo Luật Chứng khoán”.
Điều này nhằm hạn chế những can thiệp quá mức của đối tác nước ngoài vào hoạt động của công ty. Ví dụ, bên nước ngoài khi ký hợp đồng sẽ yêu cầu họ phải có hai ghế trong hội đồng quản trị. Đến khi công ty niêm yết, quyền lợi của tất cả cổ đông đều bình đẳng, cổ đông nước ngoài cũng phải ra ứng cử và nhận được sự ủng hộ của đa số cổ đông mới được bầu vào hội đồng quản trị.
Điều này cũng phần nào buộc đối tác nước ngoài phải lựa chọn những người có kinh nghiệm để ứng cử vào hội đồng quản trị, tránh trường hợp các quỹ đầu tư thiếu người do đầu tư quá nhiều cử những người không có chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của công ty vào hội đồng quản trị. Điều đó sẽ khiến doanh nghiệp rất khó khăn khi đưa ra những quyết định kinh doanh đòi hỏi kinh nghiệm và sự nhanh nhạy, ông Thành nói.
“Khi công ty niêm yết, phải thực hiện theo Luật Chứng khoán, những điều khoản trong hợp đồng không còn phù hợp với Luật Chứng khoán sẽ bị loại bỏ” cũng là một điều khoản rất cần nghiên cứu đối với những doanh nghiệp muốn chuyển nhượng cổ phần cho nước ngoài”, ông Thành nói.
Khi đàm phán với doanh nghiệp Việt Nam, đối tác nước ngoài thường đưa ra bản hợp đồng bằng tiếng Anh, có thể có cả bản dịch tiếng Việt. Tuy nhiên, các công ty Việt Nam nên tự dịch lại từ bản tiếng Anh. Doanh nghiệp cần nhờ những người có chuyên môn, am hiểu lĩnh vực mua bán, sáp nhập mới tránh được việc hiểu lầm những thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng trong hợp đồng.
Ông Thành ví dụ trong hợp đồng sẽ có câu tiếng Anh khi dịch ra tiếng Việt là “bên mua sẽ có quyền từ chối đầu tiên các đợt phát hành mới”. “Quyền từ chối đầu tiên” vừa có nghĩa là quyền ưu tiên từ chối không mua (khi đối tác nước ngoài từ chối mua cổ phần phát hành thêm, doanh nghiệp mới được phép bán cho đối tác khác) vừa là quyền ưu tiên được mua cổ phần trong những đợt phát hành thêm của doanh nghiệp mà những người không am hiểu sẽ không hiểu hết nghĩa của từ này.
Trước khi ký hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam thường trình bày các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh trong những năm tới. Đối tác nước ngoài có thể dựa vào đó để đưa ra điều khoản không tiếp tục nắm giữ cổ phần hoặc có quyền thay đổi cấu trúc nhân sự nếu công ty không thực hiện đúng theo cam kết. Để tránh việc này, theo ông Thành, doanh nghiệp nên đàm phán các chỉ tiêu này trong khả năng có thể thực hiện được.
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinamit, cho biết một kinh nghiệm: trong các bản hợp đồng tiếng Anh, đối tác nước ngoài thường sử dụng các từ cảm tính như “nếu cảm thấy sẽ”, “nếu không hài lòng sẽ”… kèm theo một số điều kiện. Doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý những từ này trong hợp đồng, nếu không có thể gây bất lợi về sau.
Theo ông Viên, doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện điểm yếu là sự thiếu minh bạch trong các hoạt động kinh doanh, để có tư thế ngang hàng khi đàm phán với đối tác nước ngoài.