05:40 24/05/2013

VAMC có tác động đến cổ phiếu ngân hàng?

Hải Bằng

TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo, cổ phiếu ngân hàng có thể bứt phá sau khi VAMC giải quyết vấn đề nợ xấu thành công

TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo, đầu tư dài 
hạn cổ phiếu ngân hàng thời điểm này có lẽ là lựa chọn tốt.&nbsp; <br>
TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo, đầu tư dài hạn cổ phiếu ngân hàng thời điểm này có lẽ là lựa chọn tốt.&nbsp; <br>
Nghị định 53 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa được ban hành, có hiệu lực từ ngày 9/7/2013. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu như không có động thái hưởng ứng tích cực thông tin này.

Đa số các chuyên gia tài chính ngân hàng đều nhận định rằng, hai mục tiêu hoạt động của VAMC là nhanh chóng đưa khối nợ xấu ra khỏi hệ thống ngân hàng, làm “sạch” bảng cân đối kế toán của các tổ chức tín dụng bằng cách bán nợ xấu cho VAMC, qua đó tăng thanh khoản, tăng khả năng cấp tín dụng cho hệ thống ngân hàng.

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, sau khi thành lập, ngay lập tức nợ xấu của ngân hàng thương mại sẽ được chuyển toàn bộ qua VAMC. Quan hệ nợ lúc này là giữa doanh nghiệp với VAMC chứ không phải với ngân hàng.

Tuy nhiên, mục tiêu thứ hai mới là nhân tố quyết định giải quyết cơ bản nợ xấu: đó là VAMC phải tạo ra thị trường thứ cấp nhằm mua bán nợ xấu/tài sản đảm bảo liên quan đến nợ xấu, tái cấu trúc các khoản nợ xấu, thực hiện tiếp thị, thu hút các nguồn vốn xã hội khác tham gia.

VAMC có tác động đến cổ phiếu ngân hàng? 1Nếu không nỗ lực tái cơ cấu doanh nghiệp, cuối cùng VAMC sẽ chỉ là một cách để chuyển các khoản nợ xấu từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng sang bảng cân đối kế toán của Chính phủ.

Nhiều nhà đầu tư cho rằng, nghị định đã có nhưng vẫn cần một cơ chế cụ thể (tình trạng pháp lý của các tài sản đảm bảo, thủ tục sang nhượng, các loại thuế có liên quan...) để VAMC có thể bán các khoản nợ xấu cho các nhà đầu tư tiềm năng, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, tạo ra thị trường mua bán nợ xấu hoạt động hiệu quả.

Ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định, sau khi trở thành chủ nợ mới của các doanh nghiệp gặp khó khăn, VAMC sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp này tái cấu trúc. VAMC không thể thành công nếu không đi kèm tái cơ cấu doanh nghiệp một cách quyết liệt. Nếu không nỗ lực tái cơ cấu doanh nghiệp, cuối cùng VAMC sẽ chỉ là một cách để chuyển các khoản nợ xấu từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng sang bảng cân đối kế toán của Chính phủ.

Theo quy định của Nghị định 53, VAMC sẽ mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng bằng 100% giá trị còn lại của khoản nợ (nợ gốc trừ khoản tiền đã được tổ chức tín dụng trích lập cho khoản nợ đó), trả tiền thông qua hình thức phát hành trái phiếu đặc biệt cho ngân hàng với lãi suất bằng 0%.

Trái phiếu của VAMC có thời hạn 5 năm, mỗi năm ngân hàng bán nợ phải trích lập 20% cho trái phiếu. Sau 5 năm, khi hết hạn hoặc đã trích lập dự phòng đủ số nợ xấu và nếu nợ xấu chưa được VAMC xử lý (không bán được) thì tổ chức tín dụng phải mua lại nợ xấu từ VAMC bằng chính trái phiếu mà VAMC phát hành. Tổ chức tín dụng có thể đem trái phiếu đặc biệt này đến Ngân hàng Nhà nước chiết khấu để vay tiền.

Với quy định của Nghị định 53, có thể hiểu VAMC chỉ đóng vai trò là một cơ chế hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc giãn thời gian trích lập dự phòng nợ xấu và làm “sạch” bảng cân đối kế toán, rủi ro của các khoản nợ xấu và trách nhiệm trích lập dự phòng vẫn thuộc về ngân hàng. Như vậy, các ngân hàng vẫn đóng vai trò chính trong việc xử lý vấn đề nợ xấu của mình.

Còn những ngân hàng mất khả năng thanh khoản trầm trọng do nợ xấu cao sẽ nhận được nguồn tiền để tiếp tục tồn tại. Mỗi năm họ chỉ phải trích lập dự phòng 20% nợ xấu trong vòng 5 năm thay vì phải trích lập dự phòng ngay lập tức. Đối với tổ chức có nợ xấu thấp hoặc có thể che dấu nợ xấu thì họ sẽ không bán nợ cho VAMC.

Tuy nhiên, việc che giấu nợ xấu sẽ rất khó khăn do từ năm 2013-2015, kiểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán cuốn chiếu tất cả các ngân hàng thương mại để kịp thời cung cấp thông tin cho hoạt động tái cấu trúc, Kiểm toán sẽ tập trung kiểm tra nợ xấu có đúng và chính xác như công bố không, xử lý nguồn dự phòng tín dụng và sử dụng vốn, chất lượng tín dụng của các ngân hàng.

VAMC có tác động đến cổ phiếu ngân hàng? 2Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, dù việc tái cơ cấu khoản nợ của các ngân hàng thương mại có thể góp phần làm giảm nợ xấu trong thời điểm hiện tại, nhưng một phần các khoản nợ này vẫn có khả năng trở thành nợ xấu trong tương lai gần nếu nền kinh tế không sớm khởi sắc.

Hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định, năm 2013 cổ phiếu ngân hàng sẽ rất khó có chuyển biến tích cực, bức tranh nợ xấu sẽ rõ ràng hơn, áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ, đồng thời những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng thương mại cũng lớn hơn, gây ảnh hưởng đến triển vọng của cả nền kinh tế và thị trường chứng khoán.  

TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo, cổ phiếu ngân hàng có thể bứt phá mạnh sau khi VAMC được thành lập và giải quyết vấn đề nợ xấu thành công. VAMC ra đời với quy chế hoạt động như vậy có thể khiến ngân hàng thương mại sụt giảm lợi nhuận do phải trích lập dự phòng rủi ro. Khi vấn đề nợ xấu được xử lý xong thì những ngân hàng xử lý tốt sẽ bứt phá mạnh.

Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng, dù việc tái cơ cấu khoản nợ của các ngân hàng thương mại có thể góp phần làm giảm nợ xấu trong thời điểm hiện tại, nhưng một phần các khoản nợ này vẫn có khả năng trở thành nợ xấu trong tương lai gần nếu nền kinh tế không sớm khởi sắc.

VCBS cho rằng, giải pháp bền vững nhất cho việc giảm nợ xấu là sự phục hồi của doanh nghiệp.

Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVS) dự báo, năm 2013 sẽ còn gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng không phải là ngành hấp dẫn để đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên về dài hạn, BVS cho rằng những bất cập hiện tại của hệ thống ngân hàng sẽ được cải tổ, giúp cho sức khỏe của toàn hệ thống sẽ có tiến bộ đáng kể, qua đó đảm bảo sự tăng trưởng an toàn và bền vững hơn cho cả ngành. Do vậy, các nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét tham gia vào những ngân hàng có sức cạnh tranh tốt, quản trị rủi ro chặt chẽ, hoạt động kinh doanh ổn định.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)