Văn phòng đại diện du lịch giờ ở đâu?
Số lượng văn phòng đại diện của các công ty du lịch nước ngoài tại Việt Nam ở Tp.HCM ngày càng giảm
Số lượng văn phòng đại diện của các công ty du lịch nước ngoài tại Việt Nam ở Tp.HCM ngày càng giảm. Một số văn phòng đại diện không còn hoạt động, số khác thì liên tục thay đổi địa chỉ.
Hiện trạng
Theo số liệu điều tra tổng hợp của Phòng Lữ hành thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tp.HCM, đến hết tháng 9/2008, trên địa bàn thành phố có 24 văn phòng đại diện còn hoạt động, có thể liên lạc được.
Đây là những văn phòng của những công ty du lịch đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, từ những thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Pháp, Úc, Đài Loan cho đến các thị trường tiềm năng như New Zealand, Hồng Kông, thậm chí một số thị trường mới nổi cũng có công ty đặt văn phòng tại đây.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2009, theo một đại diện của Phòng Lữ hành, chỉ còn 16-17 văn phòng đại diện còn liên hệ được. “Một số văn phòng đại diện không còn hoạt động nữa trong khi những văn phòng khác thì thường xuyên thay đổi địa chỉ liên lạc”, người này cho biết, “có lẽ là do tình hình kinh tế quá khó khăn”.
Khi chúng tôi cố gắng liên lạc với những văn phòng đại diện theo danh sách mới nhất của Phòng Lữ hành thì chỉ phân nửa trong số đó có thể liên lạc, số còn lại đã thay đổi địa chỉ hoặc không còn hoạt động. Thậm chí có đến hai trong số ba văn phòng đại diện vừa được cấp phép vào tháng 8/2009 đã thay đổi địa chỉ và số điện thoại.
Đại diện một số văn phòng đại diện cho biết, hoạt động chính của họ là tìm đối tác ở Việt Nam để đưa khách từ công ty mẹ hay đối tác ở nước ngoài vào Việt Nam hoặc ngược lại. Tuy nhiên, trong thời gian qua khách du lịch đã giảm đáng kể không chỉ đối với thị trường Việt Nam mà còn đối với nhiều thị trường khác trên thế giới.
“Thêm vào đó, hiện giờ một số đối tác tại Việt Nam cũng đã chuyển hướng tìm khách du lịch từ nhiều nguồn khác nhau”, đại diện một văn phòng đại diện du lịch nói.
Nếu chỉ thuần túy nhìn vào những con số giảm của các thị trường nói trên từ Tổng cục Du lịch, có thể hiểu một phần nguyên nhân việc “biến mất” của các văn phòng đại diện. Trong sáu tháng đầu năm 2008, lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam là 245.606 người trong khi sáu tháng đầu năm 2009 giảm còn 203.670 người. Thị trường Nhật là 200.667 và 177.958; Pháp 96.069 và 92.958; Úc 118.683 và 114.210.
Còn từ đầu năm đến nay, tính theo từng tháng thì lượng khách tại những thị trường này đều có mức giảm 15-30% so với tháng trước đó.
Một số doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong nước ít nhiều có mối quan hệ với những văn phòng đại diện cho rằng hiện nay họ không chỉ dựa vào nguồn khách do những văn phòng đại diện này cung cấp. Và cho biết thêm việc hợp tác với những văn phòng này hiệu quả cũng không cao.
Đi tìm nguyên nhân
Do thời gian qua thiếu văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch để thực hiện việc cấp phép cho doanh nghiệp kể từ ngày 1/6/2009, một số doanh nghiệp trong khoảng thời gian này muốn đăng ký lại hoặc đăng ký mới đã không thực hiện được. Một số văn phòng đại diện vẫn hoạt động và lách luật bằng cách thay đổi địa chỉ, số điện thoại.
Một trong những nguyên nhân của việc “biến mất” tên trong danh sách của cơ quan quản lý có thể do các doanh nghiệp không thông báo hoạt động năm, hoặc khi thay đổi trụ sở, thay đổi trưởng đại diện tại Việt Nam mà không làm thủ tục sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo quy định.
Một nguyên nhân nữa của việc “biến mất” không lời giã từ này có lẽ do thời gian qua thiếu văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch để thực hiện việc cấp phép cho doanh nghiệp kể từ ngày 1/6/2009, một số doanh nghiệp trong khoảng thời gian này muốn đăng ký lại hoặc đăng ký mới đã không thực hiện được. Một số văn phòng đại diện vẫn hoạt động và lách luật bằng cách thay đổi địa chỉ, số điện thoại.
Mặc dù Việt Nam không cho phép văn phòng đại diện trực tiếp kinh doanh sinh lợi, nhưng nhiều văn phòng đại diện đã vô hiệu hóa quy định trên bằng cách gắn kết với một công ty TNHH của Việt Nam trên danh nghĩa đại lý, đối tác (cùng chung trụ sở, do văn phòng đại diện trực tiếp điều hành) để thực hiện các hoạt động có thu.
Những trường hợp này, theo đại diện của một số cơ quan chức năng họ không có cơ sở pháp lý để xử phạt (chưa có quy định chế tài) và biện pháp duy nhất là nhắc nhở các văn phòng hoạt động đúng pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, khi đã có thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì ngành du lịch lại gặp phải một vấn đề khác. Có lẽ các văn phòng đại diện ngại chuyện làm lại thủ tục và đóng phí (1 triệu đồng).
Theo một đại diện của Phòng Lữ hành thì đến nay ngoài ba hồ sơ cấp mới, gồm Grand Circle Corporation (Mỹ) chuyên về tour cho khách trên 50 tuổi, Westeast Travel (Anh) và Griffin Travel (Singapore) chuyên về vé máy bay, thì chỉ có ba văn phòng đại diện được cấp lại, gồm TSK Hanoosi (Hàn Quốc), Footsteps in Asia (Thái Lan) và Stella Travel (Úc).
“Đến cuối năm có lẽ sẽ có khoảng 10 văn phòng đại diện được cấp phép lại và 7-8 văn phòng đại diện được cấp mới”, người này cho biết.
Một số doanh nghiệp thì cho biết chính việc chậm trễ thi hành Luật Du lịch là rào cản cho những văn phòng mới cũng như cũ.
Trung Châu (TBKTSG)
Hiện trạng
Theo số liệu điều tra tổng hợp của Phòng Lữ hành thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tp.HCM, đến hết tháng 9/2008, trên địa bàn thành phố có 24 văn phòng đại diện còn hoạt động, có thể liên lạc được.
Đây là những văn phòng của những công ty du lịch đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, từ những thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Pháp, Úc, Đài Loan cho đến các thị trường tiềm năng như New Zealand, Hồng Kông, thậm chí một số thị trường mới nổi cũng có công ty đặt văn phòng tại đây.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2009, theo một đại diện của Phòng Lữ hành, chỉ còn 16-17 văn phòng đại diện còn liên hệ được. “Một số văn phòng đại diện không còn hoạt động nữa trong khi những văn phòng khác thì thường xuyên thay đổi địa chỉ liên lạc”, người này cho biết, “có lẽ là do tình hình kinh tế quá khó khăn”.
Khi chúng tôi cố gắng liên lạc với những văn phòng đại diện theo danh sách mới nhất của Phòng Lữ hành thì chỉ phân nửa trong số đó có thể liên lạc, số còn lại đã thay đổi địa chỉ hoặc không còn hoạt động. Thậm chí có đến hai trong số ba văn phòng đại diện vừa được cấp phép vào tháng 8/2009 đã thay đổi địa chỉ và số điện thoại.
Đại diện một số văn phòng đại diện cho biết, hoạt động chính của họ là tìm đối tác ở Việt Nam để đưa khách từ công ty mẹ hay đối tác ở nước ngoài vào Việt Nam hoặc ngược lại. Tuy nhiên, trong thời gian qua khách du lịch đã giảm đáng kể không chỉ đối với thị trường Việt Nam mà còn đối với nhiều thị trường khác trên thế giới.
“Thêm vào đó, hiện giờ một số đối tác tại Việt Nam cũng đã chuyển hướng tìm khách du lịch từ nhiều nguồn khác nhau”, đại diện một văn phòng đại diện du lịch nói.
Nếu chỉ thuần túy nhìn vào những con số giảm của các thị trường nói trên từ Tổng cục Du lịch, có thể hiểu một phần nguyên nhân việc “biến mất” của các văn phòng đại diện. Trong sáu tháng đầu năm 2008, lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Việt Nam là 245.606 người trong khi sáu tháng đầu năm 2009 giảm còn 203.670 người. Thị trường Nhật là 200.667 và 177.958; Pháp 96.069 và 92.958; Úc 118.683 và 114.210.
Còn từ đầu năm đến nay, tính theo từng tháng thì lượng khách tại những thị trường này đều có mức giảm 15-30% so với tháng trước đó.
Một số doanh nghiệp du lịch, lữ hành trong nước ít nhiều có mối quan hệ với những văn phòng đại diện cho rằng hiện nay họ không chỉ dựa vào nguồn khách do những văn phòng đại diện này cung cấp. Và cho biết thêm việc hợp tác với những văn phòng này hiệu quả cũng không cao.
Đi tìm nguyên nhân
Do thời gian qua thiếu văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch để thực hiện việc cấp phép cho doanh nghiệp kể từ ngày 1/6/2009, một số doanh nghiệp trong khoảng thời gian này muốn đăng ký lại hoặc đăng ký mới đã không thực hiện được. Một số văn phòng đại diện vẫn hoạt động và lách luật bằng cách thay đổi địa chỉ, số điện thoại.
Một trong những nguyên nhân của việc “biến mất” tên trong danh sách của cơ quan quản lý có thể do các doanh nghiệp không thông báo hoạt động năm, hoặc khi thay đổi trụ sở, thay đổi trưởng đại diện tại Việt Nam mà không làm thủ tục sửa đổi giấy phép thành lập văn phòng đại diện theo quy định.
Một nguyên nhân nữa của việc “biến mất” không lời giã từ này có lẽ do thời gian qua thiếu văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch để thực hiện việc cấp phép cho doanh nghiệp kể từ ngày 1/6/2009, một số doanh nghiệp trong khoảng thời gian này muốn đăng ký lại hoặc đăng ký mới đã không thực hiện được. Một số văn phòng đại diện vẫn hoạt động và lách luật bằng cách thay đổi địa chỉ, số điện thoại.
Mặc dù Việt Nam không cho phép văn phòng đại diện trực tiếp kinh doanh sinh lợi, nhưng nhiều văn phòng đại diện đã vô hiệu hóa quy định trên bằng cách gắn kết với một công ty TNHH của Việt Nam trên danh nghĩa đại lý, đối tác (cùng chung trụ sở, do văn phòng đại diện trực tiếp điều hành) để thực hiện các hoạt động có thu.
Những trường hợp này, theo đại diện của một số cơ quan chức năng họ không có cơ sở pháp lý để xử phạt (chưa có quy định chế tài) và biện pháp duy nhất là nhắc nhở các văn phòng hoạt động đúng pháp luật Việt Nam.
Hiện nay, khi đã có thông tư hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì ngành du lịch lại gặp phải một vấn đề khác. Có lẽ các văn phòng đại diện ngại chuyện làm lại thủ tục và đóng phí (1 triệu đồng).
Theo một đại diện của Phòng Lữ hành thì đến nay ngoài ba hồ sơ cấp mới, gồm Grand Circle Corporation (Mỹ) chuyên về tour cho khách trên 50 tuổi, Westeast Travel (Anh) và Griffin Travel (Singapore) chuyên về vé máy bay, thì chỉ có ba văn phòng đại diện được cấp lại, gồm TSK Hanoosi (Hàn Quốc), Footsteps in Asia (Thái Lan) và Stella Travel (Úc).
“Đến cuối năm có lẽ sẽ có khoảng 10 văn phòng đại diện được cấp phép lại và 7-8 văn phòng đại diện được cấp mới”, người này cho biết.
Một số doanh nghiệp thì cho biết chính việc chậm trễ thi hành Luật Du lịch là rào cản cho những văn phòng mới cũng như cũ.
Trung Châu (TBKTSG)