Vẫn thiếu kỹ năng quản lý đô thị
Cơ sở hạ tầng trong nước đang quá tải trước tốc độ phát triển nhanh chóng của dân số đô thị
Mặc dù thừa nhận tốc độ đô thị hoá nhanh cùng khó khăn về tài chính đang gây sức ép lớn lên sự phát triển đô thị, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, việc thiếu các kỹ năng quản lý đô thị khi xác định các vấn đề chiến lược trong phát triển là nguyên nhân cốt yếu dẫn tới sự phát triển đô thị không bền vững.
Từ nguồn vốn...
Tại Diễn đàn Phát triển Đô thị bền vững tổ chức hôm 26/2, nhiều diễn giả cho rằng, những chiến lược nhằm phát triển đô thị bền vững còn rất bừa bộn. Hiện cơ sở hạ tầng trong nước đang quá tải trước tốc độ phát triển nhanh chóng của dân số đô thị, đáp ứng không kịp những nhu cầu cơ bản của cuộc sống người dân đô thị.
Cơ sở hạ tầng cơ bản trong nước còn kém xa nhiều nước khác ở châu Á. Theo một công bố của Ban tổ chức Diễn đàn, hiện còn 28 triệu người Việt Nam sống trong đói nghèo và 30 triệu người không có nước sạch, 10 triệu người Việt Nam chưa có nhà vệ sinh phù hợp, đặc biệt tại những vùng thuộc ĐBSCL và cộng đồng dân cư có thu nhập thấp sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh.
Theo Ngân hàng Thế giới, điều kiện vệ sinh nghèo nàn đã gây ra những tổn thất về kinh tế lớn cho Việt Nam, ước tính lên tới hơn 750 triệu Đô la Mỹ mỗi năm. Đa số các tổn thất kinh tế phát sinh trong ngành y tế (34%), tài nguyên nước (37%), môi trường (15%), du lịch (9%) và các ngành phúc lợi khác (6%).
Thực tế, tầm quan trọng của chiến lược phát triển đô thị bền vững đã được các cơ quan chức năng nhận rõ. Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, với mục tiêu từng bước cung cấp tới các khu đô thị những cơ sở hạ tầng hiện đại và một môi trường lành mạnh. Định hướng được soạn thảo sẽ nhấn mạnh đến yếu tố môi trường và sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, quản lý nước thải và chất rắn.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sẽ là một thách thức quá lớn về thời gian, đặc biệt trong vòng mười năm tới để cơ quan chức năng giải quyết triệt để những vấn đề không mới như trên.
Câu chuyện Vedan Việt Nam gây ô nhiễm sông Thị Vải, tỉnh Đồng Nai vẫn còn nguyên tính thời sự như một minh chứng điển hình cho những vi phạm về môi trường.
Theo ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện tại Việt Nam có 110 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó chưa đến một phần ba có hệ thống phù hợp để xử lý nước thải và các chất thải độc hại. Nhiều chuyên gia hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi: liệu sau Vedan sẽ tới ai nếu hệ thống pháp lý về quản lý môi trường còn nhiều lỏng lẻo?
Tìm vốn vẫn là một trong những cái khó khi tháo gỡ những vấn đề đô thị. Theo nhiều chuyên gia, rất khó huy động được số tiền ước tính lên tới hàng tỷ Đô la Mỹ thông qua Chính phủ hoặc nguồn vốn ODA. Phí dịch vụ hiện tại rất thấp không giúp bù đắp chi phí vận hành bảo dưỡng và cả chi phí đầu tư cơ bản. Mặc dù chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực nước thải và vệ sinh, nhưng đầu tư tư nhân cũng không mặn mà vì tỷ lệ hoàn vốn thấp và không có nhiều ưu đãi về thuế và mức phí.
Vì thế, theo một chuyên gia tại Diễn đàn, cái khó bó cái khôn, không dễ dàng giải quyết các vấn đề nước thải tại các khu dân cư cũ. Các khu đô thị mới và khu công nghiệp tuy hiện nay đã có nhận thức rõ hơn về trách nhiệm xử lý nước thải, tuy nhiên phải có hình thức cưỡng chế đủ mạnh và dưới sự giám sát của người dân.
...đến con người
Hội Cấp thoát nước Việt Nam có khoảng 10.000 cán bộ nhân viên đang làm việc trong ngành nước và vệ sinh. Số lượng cán bộ kỹ thuật và kỹ sư đã rất hạn chế lại không không được phân bổ đồng đều trong cả nước, một số công trình cấp nước nhỏ thậm chí không hề có kỹ sư trong đội ngũ nhân viên.
Đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần thêm hơn 80.000 cán bộ kỹ thuật và kỹ sư về chuyên ngành nước cho các khu đô thị, nghĩa là cứ 250 người phải có một kỹ sư. Còn đối với các hoạt động cấp nước và vệ sinh nông thôn cứ 500 người phải cần một cán bộ. Tuy nhiên, công tác đào tạo ước tính chỉ đáp ứng được chưa đến 40%.
Những con số cụ thể trên cho thấy, Việt Nam đang rất thiếu các kỹ sư, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật môi trường để đáp ứng nhu cầu về phát triển bền vững.
Điều kiện cũng như phương pháp giảng dạy nghèo nàn đã hạn chế năng lực lao động. Số lượng các chuyên gia có năng lực và trình độ đã hạn chế, đồng lương lại thấp và điều kiện làm việc hạn chế đã không thu hút được các kỹ sư trẻ về làm việc tại các tỉnh hay huyện sau khi ra trường.
Nhiều công ty và địa phương không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và có rất ít cơ chế ưu đãi, khuyến khích cán bộ giỏi. Yếu từ khâu cán bộ dẫn tới yếu các kỹ năng về quản lý đô thị, ông Bernd Schleich, Giám đốc điều hành Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao năng lực quốc tế (Cộng hòa Liên bang Đức) cho biết.
Tất cả hạn chế liên quan đến yếu tố con người đều được các chuyên gia tại Diễn đàn xác định là những thách thức cần giải quyết lâu dài.
Nói như một cán bộ thuộc chính quyền địa phương được Ban tổ chức Diễn đàn, "tất cả chúng tôi đều biết ai gây ô nhiễm, nhưng chứng minh điều đó rất khó vì chúng tôi không có một lực lượng cảnh sát môi trường đủ mạnh".
Từ nguồn vốn...
Tại Diễn đàn Phát triển Đô thị bền vững tổ chức hôm 26/2, nhiều diễn giả cho rằng, những chiến lược nhằm phát triển đô thị bền vững còn rất bừa bộn. Hiện cơ sở hạ tầng trong nước đang quá tải trước tốc độ phát triển nhanh chóng của dân số đô thị, đáp ứng không kịp những nhu cầu cơ bản của cuộc sống người dân đô thị.
Cơ sở hạ tầng cơ bản trong nước còn kém xa nhiều nước khác ở châu Á. Theo một công bố của Ban tổ chức Diễn đàn, hiện còn 28 triệu người Việt Nam sống trong đói nghèo và 30 triệu người không có nước sạch, 10 triệu người Việt Nam chưa có nhà vệ sinh phù hợp, đặc biệt tại những vùng thuộc ĐBSCL và cộng đồng dân cư có thu nhập thấp sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh.
Theo Ngân hàng Thế giới, điều kiện vệ sinh nghèo nàn đã gây ra những tổn thất về kinh tế lớn cho Việt Nam, ước tính lên tới hơn 750 triệu Đô la Mỹ mỗi năm. Đa số các tổn thất kinh tế phát sinh trong ngành y tế (34%), tài nguyên nước (37%), môi trường (15%), du lịch (9%) và các ngành phúc lợi khác (6%).
Thực tế, tầm quan trọng của chiến lược phát triển đô thị bền vững đã được các cơ quan chức năng nhận rõ. Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, với mục tiêu từng bước cung cấp tới các khu đô thị những cơ sở hạ tầng hiện đại và một môi trường lành mạnh. Định hướng được soạn thảo sẽ nhấn mạnh đến yếu tố môi trường và sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, quản lý nước thải và chất rắn.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sẽ là một thách thức quá lớn về thời gian, đặc biệt trong vòng mười năm tới để cơ quan chức năng giải quyết triệt để những vấn đề không mới như trên.
Câu chuyện Vedan Việt Nam gây ô nhiễm sông Thị Vải, tỉnh Đồng Nai vẫn còn nguyên tính thời sự như một minh chứng điển hình cho những vi phạm về môi trường.
Theo ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện tại Việt Nam có 110 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó chưa đến một phần ba có hệ thống phù hợp để xử lý nước thải và các chất thải độc hại. Nhiều chuyên gia hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi: liệu sau Vedan sẽ tới ai nếu hệ thống pháp lý về quản lý môi trường còn nhiều lỏng lẻo?
Tìm vốn vẫn là một trong những cái khó khi tháo gỡ những vấn đề đô thị. Theo nhiều chuyên gia, rất khó huy động được số tiền ước tính lên tới hàng tỷ Đô la Mỹ thông qua Chính phủ hoặc nguồn vốn ODA. Phí dịch vụ hiện tại rất thấp không giúp bù đắp chi phí vận hành bảo dưỡng và cả chi phí đầu tư cơ bản. Mặc dù chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực nước thải và vệ sinh, nhưng đầu tư tư nhân cũng không mặn mà vì tỷ lệ hoàn vốn thấp và không có nhiều ưu đãi về thuế và mức phí.
Vì thế, theo một chuyên gia tại Diễn đàn, cái khó bó cái khôn, không dễ dàng giải quyết các vấn đề nước thải tại các khu dân cư cũ. Các khu đô thị mới và khu công nghiệp tuy hiện nay đã có nhận thức rõ hơn về trách nhiệm xử lý nước thải, tuy nhiên phải có hình thức cưỡng chế đủ mạnh và dưới sự giám sát của người dân.
...đến con người
Hội Cấp thoát nước Việt Nam có khoảng 10.000 cán bộ nhân viên đang làm việc trong ngành nước và vệ sinh. Số lượng cán bộ kỹ thuật và kỹ sư đã rất hạn chế lại không không được phân bổ đồng đều trong cả nước, một số công trình cấp nước nhỏ thậm chí không hề có kỹ sư trong đội ngũ nhân viên.
Đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần thêm hơn 80.000 cán bộ kỹ thuật và kỹ sư về chuyên ngành nước cho các khu đô thị, nghĩa là cứ 250 người phải có một kỹ sư. Còn đối với các hoạt động cấp nước và vệ sinh nông thôn cứ 500 người phải cần một cán bộ. Tuy nhiên, công tác đào tạo ước tính chỉ đáp ứng được chưa đến 40%.
Những con số cụ thể trên cho thấy, Việt Nam đang rất thiếu các kỹ sư, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật môi trường để đáp ứng nhu cầu về phát triển bền vững.
Điều kiện cũng như phương pháp giảng dạy nghèo nàn đã hạn chế năng lực lao động. Số lượng các chuyên gia có năng lực và trình độ đã hạn chế, đồng lương lại thấp và điều kiện làm việc hạn chế đã không thu hút được các kỹ sư trẻ về làm việc tại các tỉnh hay huyện sau khi ra trường.
Nhiều công ty và địa phương không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và có rất ít cơ chế ưu đãi, khuyến khích cán bộ giỏi. Yếu từ khâu cán bộ dẫn tới yếu các kỹ năng về quản lý đô thị, ông Bernd Schleich, Giám đốc điều hành Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao năng lực quốc tế (Cộng hòa Liên bang Đức) cho biết.
Tất cả hạn chế liên quan đến yếu tố con người đều được các chuyên gia tại Diễn đàn xác định là những thách thức cần giải quyết lâu dài.
Nói như một cán bộ thuộc chính quyền địa phương được Ban tổ chức Diễn đàn, "tất cả chúng tôi đều biết ai gây ô nhiễm, nhưng chứng minh điều đó rất khó vì chúng tôi không có một lực lượng cảnh sát môi trường đủ mạnh".