Vàng chững giá, USD giảm nhẹ sáng cuối tuần
Giá vàng trong nước sáng cuối tuần đứng trên mức 37,7 triệu đồng/lượng, USD tự do vẫn giao dịch trên 22.000 đồng
Giá vàng trong nước sáng nay (26/2) ít thay đổi so với chiều qua, dù giá vàng thế giới tăng thêm 7,5 USD mỗi ounce trong phiên giao dịch đêm trước. Giá USD thị trường tự do giảm nhẹ, giao dịch trên mức 22.000 đồng đổi 1 “đô”.
Vàng miếng trong nước lúc 10h30 sáng nay có giá phổ biến ở mức trên 37,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và hơn 37,7 triệu đồng/lượng (bán ra). Nếu so với cuối giờ chiều qua, giá vàng hiện không có nhiều thay đổi. Thậm chí, tại một số doanh nghiệp, giá vàng còn được điều chỉnh giảm 30.000 - 50.000 đồng mỗi lượng.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC do Công ty Phú Quý niêm yết là 37,61 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,73 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Tp.HCM, giá vàng cùng loại do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) thông báo là 37,64 triệu đồng/lượng và 37,71 triệu đồng/lượng.
Mấy ngày qua, giá vàng trong nước liên tục đảo chiều thất thường, nhưng chủ yếu duy trì trong vùng 37,6 - 37,8 triệu đồng/lượng. Đầu tuần, giá vàng đã tăng vọt qua ngưỡng 38 triệu đồng/lượng nhưng đây tiếp tục là ngưỡng giá cho thấy sự thiếu bền vững.
Nhìn chung, “nhiệt độ” của giá vàng trong tuần đã giảm khi giá USD thị trường tự do diễn biến theo xu hướng chính là đi xuống. Thêm vào đó, những chủ trương mới của cơ quan chức năng về quản lý thị trường vàng cũng bắt đầu có tác động đáng kể đến tâm lý của người dân và giới kinh doanh vàng.
Trong nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Thị trường hiện còn chờ đợi những quy định cụ thể hơn từ phía cơ quan chức năng, nhưng diễn biến giá vàng và cả giao dịch vàng miếng đều đã có phần chùng xuống kể từ khi thông tin trên được phát đi.
Một biểu hiện nữa cho thấy cơn sốt giá vàng vừa qua đang dần kết thúc là việc giá vàng trong nước về sát với giá vàng thế giới quy đổi. Hiện tại, giá vàng bán lẻ trong nước chỉ còn đắt hơn giá thế giới quy đổi 150.000-200.000 đồng mỗi lượng.
So với cuối tuần trước, giá USD thị trường tự do tới sáng nay đã giảm khá mạnh. Tuy nhiên, ngưỡng giá 22.000 đồng/USD vẫn “kiên quyết” bám trụ trên thị trường. Tại Hà Nội, giá USD sáng nay ở mức 22.000 đồng (mua vào) và 22.050 đồng (bán ra), giảm 20 đồng ở chiều thu mua và 50 đồng ở chiều bán ra so với sáng qua.
Trong nửa tháng qua, giá vàng trong nước đã đội thêm 1,7 triệu đồng/lượng, nhưng nếu so với cuối tuần trước, giá vàng hiện chưa có nhiều thay đổi. Trong khi đó, giá vàng giao ngay dựa trên giá đóng cửa tại thị trường New York tuần này tăng thêm 1,5%, nối tiếp mức tăng 2,4% của tuần trước. Đây đã là tuần tăng giá thứ tư liên tục của vàng thế giới.
Chốt tuần, giá vàng giao ngay đạt mức 1.410,6 USD/oz, tăng 7,5 USD/oz (0,5%) so với giá đóng cửa phiên liền trước.
Cho tới thời điểm này, hai nguồn hỗ trợ tích cực nhất của giá vàng quốc tế là cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông - Bắc Phi và nỗi lo lạm phát toàn cầu.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 tại New York chốt tuần ở mức 97,88 USD/thùng, tăng 0,6 USD/thùng so với phiên trước, và là mức chốt tuần cao nhất kể từ tháng 9/2008. Trong tuần, giá dầu tại New York đã có thời điểm vượt 103 USD/thùng do lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu từ Libya.
Vàng miếng trong nước lúc 10h30 sáng nay có giá phổ biến ở mức trên 37,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và hơn 37,7 triệu đồng/lượng (bán ra). Nếu so với cuối giờ chiều qua, giá vàng hiện không có nhiều thay đổi. Thậm chí, tại một số doanh nghiệp, giá vàng còn được điều chỉnh giảm 30.000 - 50.000 đồng mỗi lượng.
Tại Hà Nội, giá vàng SJC do Công ty Phú Quý niêm yết là 37,61 triệu đồng/lượng (mua vào) và 37,73 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại Tp.HCM, giá vàng cùng loại do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) thông báo là 37,64 triệu đồng/lượng và 37,71 triệu đồng/lượng.
Mấy ngày qua, giá vàng trong nước liên tục đảo chiều thất thường, nhưng chủ yếu duy trì trong vùng 37,6 - 37,8 triệu đồng/lượng. Đầu tuần, giá vàng đã tăng vọt qua ngưỡng 38 triệu đồng/lượng nhưng đây tiếp tục là ngưỡng giá cho thấy sự thiếu bền vững.
Nhìn chung, “nhiệt độ” của giá vàng trong tuần đã giảm khi giá USD thị trường tự do diễn biến theo xu hướng chính là đi xuống. Thêm vào đó, những chủ trương mới của cơ quan chức năng về quản lý thị trường vàng cũng bắt đầu có tác động đáng kể đến tâm lý của người dân và giới kinh doanh vàng.
Trong nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do. Thị trường hiện còn chờ đợi những quy định cụ thể hơn từ phía cơ quan chức năng, nhưng diễn biến giá vàng và cả giao dịch vàng miếng đều đã có phần chùng xuống kể từ khi thông tin trên được phát đi.
Một biểu hiện nữa cho thấy cơn sốt giá vàng vừa qua đang dần kết thúc là việc giá vàng trong nước về sát với giá vàng thế giới quy đổi. Hiện tại, giá vàng bán lẻ trong nước chỉ còn đắt hơn giá thế giới quy đổi 150.000-200.000 đồng mỗi lượng.
So với cuối tuần trước, giá USD thị trường tự do tới sáng nay đã giảm khá mạnh. Tuy nhiên, ngưỡng giá 22.000 đồng/USD vẫn “kiên quyết” bám trụ trên thị trường. Tại Hà Nội, giá USD sáng nay ở mức 22.000 đồng (mua vào) và 22.050 đồng (bán ra), giảm 20 đồng ở chiều thu mua và 50 đồng ở chiều bán ra so với sáng qua.
Trong nửa tháng qua, giá vàng trong nước đã đội thêm 1,7 triệu đồng/lượng, nhưng nếu so với cuối tuần trước, giá vàng hiện chưa có nhiều thay đổi. Trong khi đó, giá vàng giao ngay dựa trên giá đóng cửa tại thị trường New York tuần này tăng thêm 1,5%, nối tiếp mức tăng 2,4% của tuần trước. Đây đã là tuần tăng giá thứ tư liên tục của vàng thế giới.
Chốt tuần, giá vàng giao ngay đạt mức 1.410,6 USD/oz, tăng 7,5 USD/oz (0,5%) so với giá đóng cửa phiên liền trước.
Cho tới thời điểm này, hai nguồn hỗ trợ tích cực nhất của giá vàng quốc tế là cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông - Bắc Phi và nỗi lo lạm phát toàn cầu.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 4 tại New York chốt tuần ở mức 97,88 USD/thùng, tăng 0,6 USD/thùng so với phiên trước, và là mức chốt tuần cao nhất kể từ tháng 9/2008. Trong tuần, giá dầu tại New York đã có thời điểm vượt 103 USD/thùng do lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu từ Libya.