Vàng “hai giá” và sự im lặng của Ngân hàng Nhà nước
Hiện tượng “hai giá” vàng xuất hiện những ngày qua cùng tâm lý hoang mang của người dân và sự im lặng của Ngân hàng Nhà nước
Hiện tượng “hai giá” vàng xuất hiện những ngày qua cùng tâm lý hoang mang của người dân và sự im lặng của Ngân hàng Nhà nước.
Ngày 11/11/2011, Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu có thông báo tạm ngừng đổi ngang vàng Rồng Thăng Long (thương hiệu sản phẩm của công ty này) sang các loại vàng miếng khác.
Theo Bảo Tín Minh Châu, nguyên do là giá vàng của các thương hiệu vàng trong nước không có sự đồng nhất; mỗi thương hiệu có giá riêng để phù hợp với thị phần của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
“Thêm vào đó, hiện đang có dư luận về việc thay đổi chính sách đối với việc kinh doanh vàng nên đã gây hoang mang cho một số nhà đầu tư và người tiêu dùng. Điều này khiến giá vàng Rồng Thăng Long tạm thời khác với giá một số loại vàng miếng khác trên thị trường”, thông báo của Bảo Tín Minh Châu cho biết.
Kể từ thời điểm đó, thị trường vàng Việt Nam có hiện tượng “vàng đại hạ giá” khi Bảo Tín Minh Châu áp giá mua vào bán ra thấp hơn hẳn so với giá của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - đơn vị có thị phần chi phối trên thị trường hiện nay. Có những thời điểm, mức thấp hơn lên tới gần 1 triệu đồng/lượng.
Cuối tuần qua và đầu tuần này, trạng thái giá nói trên của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục được duy trì, thấp hơn vàng SJC từ 800 - 900 nghìn đồng/lượng.
Tương tự, một thương hiệu vàng khác là vàng miếng AAA của Công ty Vàng Agribank (AJC) cũng có trạng thái trên. Mức giá vàng AAA niêm yết sáng nay (21/11) cũng thấp hơn vàng SJC khoảng 800 nghìn đồng/lượng.
Giải thích cho hiện tượng trên, cũng như trong thông báo vừa đưa ra, phía Bảo Tín Minh Châu cho rằng trước thông tin thay đổi của chính sách, nhà đầu tư và người tiêu dùng hoang mang và “bán tháo” vàng không phải là thương hiệu SJC, trong khi lực mua suy giảm.
Sự hoang mang trên xuất phát từ dự thảo về nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ xem xét ban hành. Dự thảo này đưa ra điều kiện để doanh nghiệp được sản xuất vàng miếng là phải chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong ba năm gần nhất, bên cạnh quy định phải có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên. Ngoài SJC, hiện 7 doanh nghiệp sản xuất vàng miếng khác đều chưa đáp ứng được nếu những quy định đó được ban hành.
Trước khả năng còn lơ lửng đó, cũng như thực tế “đại hạ giá” từ một số doanh nghiệp nói trên, người sở hữu vàng miếng không phải là thương hiệu SJC đang lo lắng và lợi ích bị ảnh hưởng, cụ thể ở đây là vàng Rồng Thăng Long và vàng AAA. Thực tế này được chính doanh nghiệp phản ánh từ hoạt động “ồ ạt” bán ra những ngày qua. Còn theo ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc SJC, một phần là do họ nôn nóng chuyển đổi sang vàng thương hiệu SJC.
Điểm được quan tâm lúc này là hiện tượng vàng “hai giá” nói trên cùng với sự hoang mang, lợi ích của nhà đầu tư, người tiêu dùng đang đặt ra nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn đang im lặng.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thành Long cũng đưa ra một khuyến nghị đáng chú ý: “Để tránh người dân bị hoang mang, công tác thông tin của cơ quan quản lý nên nhanh hơn. Ngoài ra các chủ trương của Ngân hàng Nhà nước cần được bàn thảo dứt điểm, sau đó đúc kết ý kiến để ban hành nghị định chính thức cũng như có thông tư hướng dẫn cụ thể”.
Trao đổi với một chuyên gia khác về câu chuyện này, quan điểm được đưa ra là: bản thân vàng miếng dù là các thương hiệu khác nhau đều có giá trị vật chất tương đồng; chênh lệch và vấn đề ở đây là thương hiệu cùng với sự để ngỏ của chính sách.
Chuyên gia này nói rằng: “Nếu Ngân hàng Nhà nước tin tưởng, chắc chắn với nội dung dự thảo nghị định với những điều kiện nói trên, thì trước khi trình Chính phủ và thông tin ra thị trường cũng cần phải tính đến hiện tượng trên. Dự thảo nay đã trình. Vậy, “từ khóa” ở đây là Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để đưa ra một hệ số chuyển đổi đi cùng với nó. Tức là với các điều kiện, quy định đó, chỉ có vàng miếng thương hiệu SJC đáp ứng được và tiếp tục sản xuất, những sản phẩm vàng thương hiệu khác sẽ được chuyển đổi sang vàng SJC theo một hệ số nào đó. Điều này sẽ giúp ổn định tâm lý thị trường và hạn chế những xáo trộn”.
Ngày 11/11/2011, Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu có thông báo tạm ngừng đổi ngang vàng Rồng Thăng Long (thương hiệu sản phẩm của công ty này) sang các loại vàng miếng khác.
Theo Bảo Tín Minh Châu, nguyên do là giá vàng của các thương hiệu vàng trong nước không có sự đồng nhất; mỗi thương hiệu có giá riêng để phù hợp với thị phần của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
“Thêm vào đó, hiện đang có dư luận về việc thay đổi chính sách đối với việc kinh doanh vàng nên đã gây hoang mang cho một số nhà đầu tư và người tiêu dùng. Điều này khiến giá vàng Rồng Thăng Long tạm thời khác với giá một số loại vàng miếng khác trên thị trường”, thông báo của Bảo Tín Minh Châu cho biết.
Kể từ thời điểm đó, thị trường vàng Việt Nam có hiện tượng “vàng đại hạ giá” khi Bảo Tín Minh Châu áp giá mua vào bán ra thấp hơn hẳn so với giá của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - đơn vị có thị phần chi phối trên thị trường hiện nay. Có những thời điểm, mức thấp hơn lên tới gần 1 triệu đồng/lượng.
Cuối tuần qua và đầu tuần này, trạng thái giá nói trên của Bảo Tín Minh Châu tiếp tục được duy trì, thấp hơn vàng SJC từ 800 - 900 nghìn đồng/lượng.
Tương tự, một thương hiệu vàng khác là vàng miếng AAA của Công ty Vàng Agribank (AJC) cũng có trạng thái trên. Mức giá vàng AAA niêm yết sáng nay (21/11) cũng thấp hơn vàng SJC khoảng 800 nghìn đồng/lượng.
Giải thích cho hiện tượng trên, cũng như trong thông báo vừa đưa ra, phía Bảo Tín Minh Châu cho rằng trước thông tin thay đổi của chính sách, nhà đầu tư và người tiêu dùng hoang mang và “bán tháo” vàng không phải là thương hiệu SJC, trong khi lực mua suy giảm.
Sự hoang mang trên xuất phát từ dự thảo về nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng mà Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ xem xét ban hành. Dự thảo này đưa ra điều kiện để doanh nghiệp được sản xuất vàng miếng là phải chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong ba năm gần nhất, bên cạnh quy định phải có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên. Ngoài SJC, hiện 7 doanh nghiệp sản xuất vàng miếng khác đều chưa đáp ứng được nếu những quy định đó được ban hành.
Trước khả năng còn lơ lửng đó, cũng như thực tế “đại hạ giá” từ một số doanh nghiệp nói trên, người sở hữu vàng miếng không phải là thương hiệu SJC đang lo lắng và lợi ích bị ảnh hưởng, cụ thể ở đây là vàng Rồng Thăng Long và vàng AAA. Thực tế này được chính doanh nghiệp phản ánh từ hoạt động “ồ ạt” bán ra những ngày qua. Còn theo ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc SJC, một phần là do họ nôn nóng chuyển đổi sang vàng thương hiệu SJC.
Điểm được quan tâm lúc này là hiện tượng vàng “hai giá” nói trên cùng với sự hoang mang, lợi ích của nhà đầu tư, người tiêu dùng đang đặt ra nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn đang im lặng.
Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thành Long cũng đưa ra một khuyến nghị đáng chú ý: “Để tránh người dân bị hoang mang, công tác thông tin của cơ quan quản lý nên nhanh hơn. Ngoài ra các chủ trương của Ngân hàng Nhà nước cần được bàn thảo dứt điểm, sau đó đúc kết ý kiến để ban hành nghị định chính thức cũng như có thông tư hướng dẫn cụ thể”.
Trao đổi với một chuyên gia khác về câu chuyện này, quan điểm được đưa ra là: bản thân vàng miếng dù là các thương hiệu khác nhau đều có giá trị vật chất tương đồng; chênh lệch và vấn đề ở đây là thương hiệu cùng với sự để ngỏ của chính sách.
Chuyên gia này nói rằng: “Nếu Ngân hàng Nhà nước tin tưởng, chắc chắn với nội dung dự thảo nghị định với những điều kiện nói trên, thì trước khi trình Chính phủ và thông tin ra thị trường cũng cần phải tính đến hiện tượng trên. Dự thảo nay đã trình. Vậy, “từ khóa” ở đây là Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để đưa ra một hệ số chuyển đổi đi cùng với nó. Tức là với các điều kiện, quy định đó, chỉ có vàng miếng thương hiệu SJC đáp ứng được và tiếp tục sản xuất, những sản phẩm vàng thương hiệu khác sẽ được chuyển đổi sang vàng SJC theo một hệ số nào đó. Điều này sẽ giúp ổn định tâm lý thị trường và hạn chế những xáo trộn”.