Vàng là hàng hay tiền?
Có phải Nhà nước đã cắt đứt mọi sợi dây liên hệ với yếu tố tiền tệ của vàng, và nếu vàng “chỉ là hàng hóa” thì ai sẽ quản?
Đúng vào lúc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị trình Chính phủ nghị định quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thì câu chuyện “vàng là hàng hay tiền”, “ai sẽ quản vàng”, “mô hình thị trường vàng tương lai”, lại được xới lên tại một hội thảo do Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia tổ chức ngày 9/6.
Tại hội thảo này, với tên gọi “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam”, ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, so với quy mô GDP thì mức tích trữ vàng của người dân Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới.
Theo ông, sở dĩ người dân thích dự trữ vàng như vậy là do yếu tố tập quán mang tính truyền thống, nhưng còn một lý do khác rất căn bản là lạm phát. Thời kỳ sau chiến tranh, có những năm lạm phát tới 900%, khiến cho dự trữ vàng trong dân quá lớn. “Khi đồng tiền thành giấy lộn thì họ phải tìm phương tiện khác để bảo vệ tài sản của mình”, ông Giá nói.
Nhìn ở góc độ khác xung quanh các văn bản pháp quy quản lý hoạt động kinh doanh vàng gần đây, ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm vàng ACB cho rằng, từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2011, Nhà nước đã ban hành 3 văn bản pháp lý rất quan trọng để quản lý thị trường vàng: Thông tư số 22 (tháng 10/2010); Nghị quyết 11 (tháng 2/2011) và đặc biệt là Thông tư số 11 (tháng 4/2011), yêu cầu các ngân hàng thương mại dừng huy động và cho vay vàng.
“Điều này được hiểu, Nhà nước đã cắt đứt mọi sợi dây liên hệ với yếu tố tiền tệ của vàng. Có nghĩa, từ nay, vàng nổi lên với vai trò là hàng hóa. Như thế thì phải quản lý vàng với tư cách là một hàng hóa, không nên mất thời gian đi tìm định nghĩa vàng là hàng hay tiền”, ông Khanh nói.
Một câu hỏi đặt ra, nếu vàng “chỉ là hàng hóa” thì ai sẽ quản vàng? Mô hình quản lý vàng như thế nào?
Theo ông Khanh, nếu triệt tiêu yếu tố tiền tệ của vàng thì việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là của nhiều bộ ngành, chứ không riêng một đầu mối nào. Chẳng hạn, đối với vấn đề chất lượng vàng, vàng giả thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải đảm nhiệm; quản lý lưu thông thì do Bộ Công Thương; cấp phép kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư?
Vậy còn vai trò Ngân hàng Nhà nước ở đâu? Ông Khanh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên làm hai việc: thứ nhất, làm tăng tỷ trọng vàng trong dự trữ quốc gia; thứ hai, phối hợp với các bộ ngành xây dựng cơ chế sàn giao dịch vàng quốc gia, như ý kiến đề xuất của BIDV.
Một điều cần nhớ là có thể không coi vàng là tiền nhưng phải coi trọng tính thanh khoản của vàng vì nếu không, vàng sẽ thành... đất!”, một chuyên gia cảnh báo. Theo ông này, dù quản lý thị trường vàng theo mô thức nào thì cũng phải để cho vàng “chạy ra, chạy vào” theo sự chuyển động của nền kinh tế, không để vàng bị tắc nghẽn, tránh lệch pha về giá giữa trong và ngoài nước. Nhờ đó, thị trường vàng không chỉ liên thông trong nước mà còn được kết nối với nước ngoài.
Khi bàn về tính thanh khoản của vàng trong tương lai, một chuyên gia tài chính nói: “Khi người ta có nhu cầu giữ vàng sẽ có người có nhu cầu bán vàng. Nên tổ chức để người mua có chỗ mua, người cần bán có chỗ mà bán, không nên coi đây là hình thức vô thừa nhận”.
Theo ông, vừa qua, doanh nghiệp và ngân hàng đang bị siết huy động và cho vay vàng thì một lượng lớn vốn bằng vàng không đưa được vào kinh doanh. Chẳng hạn, Ngân hàng Á Châu (ACB) huy động được hơn 20 tấn vàng và khi cho vay, có người muốn vay vàng, có người muốn vay tiền đồng. Như thế, ACB sẽ phải bán bớt vàng, lấy tiền đồng cho dân vay. Nay cấm huy động và cho vay vàng thì phải có sàn giao dịch vàng để tạo đầu ra cho việc mua bán này.
Thậm chí, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia Lê Đức Thúy cũng cho rằng, ngay cả với số vàng dự trữ quốc gia do Ngân hàng Nhà nước đang quản lý, nếu có ngân hàng nào muốn kinh doanh hộ thì cũng nên mạnh dạn gửi cho họ kinh doanh, thay vì khóa kín trong 3-4 lần cửa sắt như hiện nay.
Tại hội thảo này, nhiều chuyên gia đồng tình với đề xuất thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia của BIDV. Tuy nhiên, có một số ý kiến nên cân nhắc đối với cơ chế giao dịch T+ 2 tại đề án này vì mấy lý do:
Thứ nhất, do giá vàng biến động hàng ngày, việc giao dịch T+2 sẽ gây nguy cơ mất cơ hội đầu tư, tăng rủi ro cho nhà đầu tư làm giảm hấp dẫn của sàn vàng. Vì thế, có thể nhà đầu tư sẽ quay trở lại với các giao dịch ngầm.
Thứ hai, việc để T+2 sẽ tạo ra một nguồn lực tài chính lớn có thể nhàn rỗi tại một tổ chức tín dụng nào đó được ưu ái, tạo nên sự thiếu bình đẳng cho các tổ chức tín dụng khác.
Chưa kể, cơ chế giao dịch T+2 sẽ làm cho sàn giao dịch vàng Việt Nam kém hấp dẫn, khó lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Tại hội thảo này, với tên gọi “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam”, ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, so với quy mô GDP thì mức tích trữ vàng của người dân Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới.
Theo ông, sở dĩ người dân thích dự trữ vàng như vậy là do yếu tố tập quán mang tính truyền thống, nhưng còn một lý do khác rất căn bản là lạm phát. Thời kỳ sau chiến tranh, có những năm lạm phát tới 900%, khiến cho dự trữ vàng trong dân quá lớn. “Khi đồng tiền thành giấy lộn thì họ phải tìm phương tiện khác để bảo vệ tài sản của mình”, ông Giá nói.
Nhìn ở góc độ khác xung quanh các văn bản pháp quy quản lý hoạt động kinh doanh vàng gần đây, ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm vàng ACB cho rằng, từ tháng 10/2010 đến tháng 4/2011, Nhà nước đã ban hành 3 văn bản pháp lý rất quan trọng để quản lý thị trường vàng: Thông tư số 22 (tháng 10/2010); Nghị quyết 11 (tháng 2/2011) và đặc biệt là Thông tư số 11 (tháng 4/2011), yêu cầu các ngân hàng thương mại dừng huy động và cho vay vàng.
“Điều này được hiểu, Nhà nước đã cắt đứt mọi sợi dây liên hệ với yếu tố tiền tệ của vàng. Có nghĩa, từ nay, vàng nổi lên với vai trò là hàng hóa. Như thế thì phải quản lý vàng với tư cách là một hàng hóa, không nên mất thời gian đi tìm định nghĩa vàng là hàng hay tiền”, ông Khanh nói.
Một câu hỏi đặt ra, nếu vàng “chỉ là hàng hóa” thì ai sẽ quản vàng? Mô hình quản lý vàng như thế nào?
Theo ông Khanh, nếu triệt tiêu yếu tố tiền tệ của vàng thì việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng là của nhiều bộ ngành, chứ không riêng một đầu mối nào. Chẳng hạn, đối với vấn đề chất lượng vàng, vàng giả thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải đảm nhiệm; quản lý lưu thông thì do Bộ Công Thương; cấp phép kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư?
Vậy còn vai trò Ngân hàng Nhà nước ở đâu? Ông Khanh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước chỉ nên làm hai việc: thứ nhất, làm tăng tỷ trọng vàng trong dự trữ quốc gia; thứ hai, phối hợp với các bộ ngành xây dựng cơ chế sàn giao dịch vàng quốc gia, như ý kiến đề xuất của BIDV.
Một điều cần nhớ là có thể không coi vàng là tiền nhưng phải coi trọng tính thanh khoản của vàng vì nếu không, vàng sẽ thành... đất!”, một chuyên gia cảnh báo. Theo ông này, dù quản lý thị trường vàng theo mô thức nào thì cũng phải để cho vàng “chạy ra, chạy vào” theo sự chuyển động của nền kinh tế, không để vàng bị tắc nghẽn, tránh lệch pha về giá giữa trong và ngoài nước. Nhờ đó, thị trường vàng không chỉ liên thông trong nước mà còn được kết nối với nước ngoài.
Khi bàn về tính thanh khoản của vàng trong tương lai, một chuyên gia tài chính nói: “Khi người ta có nhu cầu giữ vàng sẽ có người có nhu cầu bán vàng. Nên tổ chức để người mua có chỗ mua, người cần bán có chỗ mà bán, không nên coi đây là hình thức vô thừa nhận”.
Theo ông, vừa qua, doanh nghiệp và ngân hàng đang bị siết huy động và cho vay vàng thì một lượng lớn vốn bằng vàng không đưa được vào kinh doanh. Chẳng hạn, Ngân hàng Á Châu (ACB) huy động được hơn 20 tấn vàng và khi cho vay, có người muốn vay vàng, có người muốn vay tiền đồng. Như thế, ACB sẽ phải bán bớt vàng, lấy tiền đồng cho dân vay. Nay cấm huy động và cho vay vàng thì phải có sàn giao dịch vàng để tạo đầu ra cho việc mua bán này.
Thậm chí, cựu Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia Lê Đức Thúy cũng cho rằng, ngay cả với số vàng dự trữ quốc gia do Ngân hàng Nhà nước đang quản lý, nếu có ngân hàng nào muốn kinh doanh hộ thì cũng nên mạnh dạn gửi cho họ kinh doanh, thay vì khóa kín trong 3-4 lần cửa sắt như hiện nay.
Tại hội thảo này, nhiều chuyên gia đồng tình với đề xuất thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia của BIDV. Tuy nhiên, có một số ý kiến nên cân nhắc đối với cơ chế giao dịch T+ 2 tại đề án này vì mấy lý do:
Thứ nhất, do giá vàng biến động hàng ngày, việc giao dịch T+2 sẽ gây nguy cơ mất cơ hội đầu tư, tăng rủi ro cho nhà đầu tư làm giảm hấp dẫn của sàn vàng. Vì thế, có thể nhà đầu tư sẽ quay trở lại với các giao dịch ngầm.
Thứ hai, việc để T+2 sẽ tạo ra một nguồn lực tài chính lớn có thể nhàn rỗi tại một tổ chức tín dụng nào đó được ưu ái, tạo nên sự thiếu bình đẳng cho các tổ chức tín dụng khác.
Chưa kể, cơ chế giao dịch T+2 sẽ làm cho sàn giao dịch vàng Việt Nam kém hấp dẫn, khó lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài tham gia.