Vàng nội phập phù, USD quay đầu giảm
Bất chấp giá thế giới đã tăng vọt, giá vàng trong nước vẫn lình xình quanh 37,6 triệu đồng, thậm chí rẻ hơn cả sáng qua
Trong khi mức giá thế giới lên nhẹ thì thị trường vàng trong nước điều chỉnh tăng quá nhanh và hiện giá vàng thế giới đã lên trên 1.500 USD/ounce thì giá trong nước lại lình xình quanh 37,6 triệu đồng, thậm chí thấp hơn giá sáng qua.
Theo ghi nhận của VnEconomy, sáng 10/5, giá vàng miếng trong nước dao động quanh vùng 37,6 triệu đồng/lượng. Tính tới 9h45, vàng SJC của Công ty Phú Quý có mức giá mua vào và bán ra là 37,51 - 37,62 triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu có giá mua là 37,5 triệu đồng/lượng, giá bán là 37,6 triệu đồng/lượng.
Còn tại bảng giá cập nhật lúc 8h30 của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín, vàng SBJ tại đây có giá mua vào ở mức 37,53 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,61 triệu đồng/lượng. Vàng SJC có giá mua vào là 37,52 triệu đồng mỗi lượng, bán ra là 37,62 triệu đồng mỗi lượng.
Lúc 10h sáng qua (9/5) khi giá vàng thế giới ở mức 1.497,8 USD/ounce, giá vàng trong nước đã vọt lên 37,63 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới sáng nay hiện đã leo lên 1.509,6 USD/ounce, giá vàng nội địa lại lình xình, thậm chí còn thấp hơn vài chục nghìn đồng mỗi lượng tùy thương hiệu.
Trên thị trường ngoại hối trong nước, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng hôm nay (10/5) ở mức 20.703 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày 9/5. Tỷ giá trần tại các ngân hàng thương mại đứng ở mức 20.910 đồng/USD, nhưng giao dịch thực tế thấp hơn mức này rất nhiều.
Cụ thể, tại Vietcombank sáng nay, đồng USD được mua vào ở mức 20.560 đồng/USD, bán ra ở mức 20.680 đồng/USD, giữ nguyên mức hôm qua. Tại Sacombank, giá USD cũng giữ ở mức ngày 9/5, cụ thể đồng USD được mua vào ở 20.530 - 20.550 đồng và bán 20.650 đồng. Tại Eximbank, giá mua vào đồng USD là 20.540 - 20.565 đồng, bán ra là 20.645 đồng/USD.
Đêm qua, trên sàn Comex ở New York (Mỹ), vàng, bạc, dầu đồng loạt nhảy giá trong phiên giao dịch đầu tuần, với biên độ tăng khá mạnh, trước bối cảnh đồng USD sụt giá và những lo lắng về nợ công châu Âu trở lại khiến nhà đầu tư ồ ạt quay trở lại các kênh đầu tư rủi ro này.
Cụ thể, vàng hợp đồng tháng 6 tăng 11,6 USD, tương ứng 0,8%, lên 1.503,2 USD/ounce. Như vậy, sau một tuần giảm giá liên tục, hiện giá vàng kỳ hạn đã trở lại vùng trên 1.500 USD/ounce, nhưng hiện mức giá này vẫn thấp hơn hồi tháng 5 hơn 3%.
"Việc giá vàng bật trở lại hôm nay là sự phản ánh chính xác tình trạng sụt giảm của đồng bạc xanh dưới đường cản 75 điểm", Richard Hastings, chiến lược gia vĩ mô thuộc hãng Global Hunter Securities, nhận xét.
Tương tự thị trường vàng, giá bạc hợp đồng tháng 7 tăng 1,83 USD, tương ứng 5,2%, lên 37,12 USD/ounce trên sàn Comex. Trong phiên, có lúc, giá bạc kỳ hạn này chạm tới 37,98 USD/ounce. Hiện, giá bạc loại này vẫn thấp hơn 24% so với tháng 5.
Hôm qua, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, đã rớt đài xuống 74,690 điểm, từ mức 74,790 điểm cuối tuần trước, sau khi tổ chức định mức tín nhiệm Standards & Poor's hạ bậc tín dụng của Hy Lạp, làm tái diễn những lo lắng về nợ công châu Âu.
Chỉ số đồng USD đã phá ngưỡng cản kỹ thuật quan trọng 75 điểm, nhưng "không duy trì được lâu, vì thế sự suy yếu quanh mức cản này sẽ hỗ trợ cho các thị trường vàng và bạc", chuyên gia Hastings nói.
Một yếu tố khác cũng được cho là đã hỗ trợ cho thị trường các kim loại quý trong phiên giao dịch đầu tuần và tình trạng chính trị bất ổn hồi cuối tuần trước ở Syria, Ai Cập và Bahrain, theo chiến lược gia thị trường Ben Potter thuộc hãng IG Markets ở Melbourne.
Tin tức cho biết, tại Syria, một số người biểu tình đã bị giết chết trong các cuộc đụng độ với lực lượng chính phủ, còn theo tờ Thời báo Los Angeles, 12 người tại Ai Cập đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn giữa người Hồi giáo và người Cơ đốc giáo.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích thuộc TheBullionDesk.com cảnh báo, “tình trạng bất ổn vẫn có nguy cơ cao trong vài phiên sắp tới, với việc nhà giao dịch và nhà đầu tư thận trọng trước một làn sóng bán tháo kéo dài mới, đặc biệt là trên thị trường kim loại bạc".
Cùng với vàng, bạc, giá các kim loại quý khác cũng đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần. Bạch kim giao tháng 7 tăng 8,7 USD lên 1.795,1 USD/ounce, palladium giao tháng 6 tăng 12,7 USD lên 729 USD/ounce. Đồng giao tháng 7 tăng 4 xu Mỹ lên 4,02 USD/lb.
Tương tự, màu xanh cũng trở lại trên thị trường giao dịch dầu thô quốc tế sau 5 phiên giảm giá dài đăng đẵng. Chốt phiên New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 tăng 5,37 USD, tương đương 5,5%, lên 102,55 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu loại này lên tới 103,4 USD/thùng.
Mức tăng hôm qua đã đưa giá dầu trở lại vùng 100 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ ngày 4/5. Tuần trước, dầu thô hợp đồng loại này đã đóng cửa ở mức 97,18 USD/thùng, giảm gần 15%. Đây cũng là tuần giảm giá tồi tệ nhất của dầu thô kể từ tháng 12/2008 tới nay.
Theo ghi nhận của VnEconomy, sáng 10/5, giá vàng miếng trong nước dao động quanh vùng 37,6 triệu đồng/lượng. Tính tới 9h45, vàng SJC của Công ty Phú Quý có mức giá mua vào và bán ra là 37,51 - 37,62 triệu đồng/lượng. Cùng thời điểm, vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu có giá mua là 37,5 triệu đồng/lượng, giá bán là 37,6 triệu đồng/lượng.
Còn tại bảng giá cập nhật lúc 8h30 của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín, vàng SBJ tại đây có giá mua vào ở mức 37,53 triệu đồng/lượng, bán ra ở mức 37,61 triệu đồng/lượng. Vàng SJC có giá mua vào là 37,52 triệu đồng mỗi lượng, bán ra là 37,62 triệu đồng mỗi lượng.
Lúc 10h sáng qua (9/5) khi giá vàng thế giới ở mức 1.497,8 USD/ounce, giá vàng trong nước đã vọt lên 37,63 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới sáng nay hiện đã leo lên 1.509,6 USD/ounce, giá vàng nội địa lại lình xình, thậm chí còn thấp hơn vài chục nghìn đồng mỗi lượng tùy thương hiệu.
Trên thị trường ngoại hối trong nước, tỷ giá USD liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng hôm nay (10/5) ở mức 20.703 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày 9/5. Tỷ giá trần tại các ngân hàng thương mại đứng ở mức 20.910 đồng/USD, nhưng giao dịch thực tế thấp hơn mức này rất nhiều.
Cụ thể, tại Vietcombank sáng nay, đồng USD được mua vào ở mức 20.560 đồng/USD, bán ra ở mức 20.680 đồng/USD, giữ nguyên mức hôm qua. Tại Sacombank, giá USD cũng giữ ở mức ngày 9/5, cụ thể đồng USD được mua vào ở 20.530 - 20.550 đồng và bán 20.650 đồng. Tại Eximbank, giá mua vào đồng USD là 20.540 - 20.565 đồng, bán ra là 20.645 đồng/USD.
Đêm qua, trên sàn Comex ở New York (Mỹ), vàng, bạc, dầu đồng loạt nhảy giá trong phiên giao dịch đầu tuần, với biên độ tăng khá mạnh, trước bối cảnh đồng USD sụt giá và những lo lắng về nợ công châu Âu trở lại khiến nhà đầu tư ồ ạt quay trở lại các kênh đầu tư rủi ro này.
Cụ thể, vàng hợp đồng tháng 6 tăng 11,6 USD, tương ứng 0,8%, lên 1.503,2 USD/ounce. Như vậy, sau một tuần giảm giá liên tục, hiện giá vàng kỳ hạn đã trở lại vùng trên 1.500 USD/ounce, nhưng hiện mức giá này vẫn thấp hơn hồi tháng 5 hơn 3%.
"Việc giá vàng bật trở lại hôm nay là sự phản ánh chính xác tình trạng sụt giảm của đồng bạc xanh dưới đường cản 75 điểm", Richard Hastings, chiến lược gia vĩ mô thuộc hãng Global Hunter Securities, nhận xét.
Tương tự thị trường vàng, giá bạc hợp đồng tháng 7 tăng 1,83 USD, tương ứng 5,2%, lên 37,12 USD/ounce trên sàn Comex. Trong phiên, có lúc, giá bạc kỳ hạn này chạm tới 37,98 USD/ounce. Hiện, giá bạc loại này vẫn thấp hơn 24% so với tháng 5.
Hôm qua, chỉ số đồng USD, thước đo giá trị đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ khác, đã rớt đài xuống 74,690 điểm, từ mức 74,790 điểm cuối tuần trước, sau khi tổ chức định mức tín nhiệm Standards & Poor's hạ bậc tín dụng của Hy Lạp, làm tái diễn những lo lắng về nợ công châu Âu.
Chỉ số đồng USD đã phá ngưỡng cản kỹ thuật quan trọng 75 điểm, nhưng "không duy trì được lâu, vì thế sự suy yếu quanh mức cản này sẽ hỗ trợ cho các thị trường vàng và bạc", chuyên gia Hastings nói.
Một yếu tố khác cũng được cho là đã hỗ trợ cho thị trường các kim loại quý trong phiên giao dịch đầu tuần và tình trạng chính trị bất ổn hồi cuối tuần trước ở Syria, Ai Cập và Bahrain, theo chiến lược gia thị trường Ben Potter thuộc hãng IG Markets ở Melbourne.
Tin tức cho biết, tại Syria, một số người biểu tình đã bị giết chết trong các cuộc đụng độ với lực lượng chính phủ, còn theo tờ Thời báo Los Angeles, 12 người tại Ai Cập đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn giữa người Hồi giáo và người Cơ đốc giáo.
Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích thuộc TheBullionDesk.com cảnh báo, “tình trạng bất ổn vẫn có nguy cơ cao trong vài phiên sắp tới, với việc nhà giao dịch và nhà đầu tư thận trọng trước một làn sóng bán tháo kéo dài mới, đặc biệt là trên thị trường kim loại bạc".
Cùng với vàng, bạc, giá các kim loại quý khác cũng đảo chiều đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần. Bạch kim giao tháng 7 tăng 8,7 USD lên 1.795,1 USD/ounce, palladium giao tháng 6 tăng 12,7 USD lên 729 USD/ounce. Đồng giao tháng 7 tăng 4 xu Mỹ lên 4,02 USD/lb.
Tương tự, màu xanh cũng trở lại trên thị trường giao dịch dầu thô quốc tế sau 5 phiên giảm giá dài đăng đẵng. Chốt phiên New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 6 tăng 5,37 USD, tương đương 5,5%, lên 102,55 USD/thùng. Trong phiên, có lúc giá dầu loại này lên tới 103,4 USD/thùng.
Mức tăng hôm qua đã đưa giá dầu trở lại vùng 100 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ ngày 4/5. Tuần trước, dầu thô hợp đồng loại này đã đóng cửa ở mức 97,18 USD/thùng, giảm gần 15%. Đây cũng là tuần giảm giá tồi tệ nhất của dầu thô kể từ tháng 12/2008 tới nay.