Vàng nữ trang sắp hết thời “tự do”?
Chỉ còn 7 tháng nữa để các cơ quan chức năng chính thức đưa vàng nữ trang vào khuôn khổ
Sau khi thiết lập lại hoạt động kinh doanh vàng miếng, các đầu mối quản lý đang bắt đầu đưa hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu và kinh doanh vàng nữ trang vào khuôn khổ, gắn với những quy định một cách chính thức.
Hơn một năm sau khi Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực, Bộ Khoa học và Công nghệ mới ban hành một văn bản quan trọng, sẽ có ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực vàng nữ trang.
Đó là Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN, quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.
Thông tư này quy định quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng, cũng như các tổ chức kiểm định, đo lường…
Theo đó, các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ về đo lường, tiêu chuẩn về chất lượng và hàm lượng sản phẩm.
Đặc biệt, thông tư yêu cầu các đầu mối phải tuân thủ một loạt thông tin như một cam kết tuyệt đối về trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh vàng nữ trang, gắn với tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ, kiểu dáng kích cỡ… theo nhãn mác và niêm yết công khai.
Những quy định trong Thông tư 22 của Bộ Khoa học và Công nghệ nếu được thực thi nghiêm trên thực tế sẽ là một cơ sở pháp lý để tăng cường bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cũng như góp phần đưa thị trường vàng nữ trang từng bước vào khuôn khổ.
Thực tế thị trường vàng nữ trang thời gian qua và hiện nay vẫn hoạt động khá tự do. Đây cũng là mảng thị trường lớn, gắn trực tiếp với đời sống của đa số người dân thay vì phạm vi hẹp hơn của vàng miếng. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng nữ trang hiện có độ mở lớn, với hàng chục nghìn cửa hiệu lớn nhỏ tham gia (đặc biệt tại các địa bàn tỉnh lẻ và nông thôn), trong khi việc giám sát tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến nay mới có văn bản pháp lý quy định chính thức, cụ thể và chặt chẽ ở các tiêu chuẩn như trên.
Mặt khác, Thông tư số 22 cũng là một văn bản quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng nữ trang, mỹ nghệ. Đây sẽ là một trong những cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xem xét khi thực hiện việc cấp phép xuất nhập khẩu liên quan, đặc biệt là nút thắt vàng nguyên liệu thời gian qua.
Cùng với Thông tư số 22, cơ chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng nữ trang còn tuân thủ các điều kiện và chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Và nếu theo quy định tại Nghị định 24 của Chính phủ, một đầu mối quản lý khác là Bộ Tài chính còn có trách nhiệm nghiên cứu về các chính sách thuế liên quan.
Kết hợp sự quản lý của các cơ quan chức năng trên, thị trường vàng nữ trang Việt Nam có thể sẽ sớm có một khuôn khổ mới. Ít nhất, ở Thông tư 22 nói trên của Bộ Khoa học và Công nghệ, thời điểm có hiệu lực chỉ còn 7 tháng nữa, tức từ ngày 1/6/2014.
Hơn một năm sau khi Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực, Bộ Khoa học và Công nghệ mới ban hành một văn bản quan trọng, sẽ có ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực vàng nữ trang.
Đó là Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN, quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường.
Thông tư này quy định quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng, cũng như các tổ chức kiểm định, đo lường…
Theo đó, các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ, kinh doanh mua bán vàng miếng sẽ phải tuân thủ nhiều quy định chặt chẽ về đo lường, tiêu chuẩn về chất lượng và hàm lượng sản phẩm.
Đặc biệt, thông tư yêu cầu các đầu mối phải tuân thủ một loạt thông tin như một cam kết tuyệt đối về trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh vàng nữ trang, gắn với tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ, kiểu dáng kích cỡ… theo nhãn mác và niêm yết công khai.
Những quy định trong Thông tư 22 của Bộ Khoa học và Công nghệ nếu được thực thi nghiêm trên thực tế sẽ là một cơ sở pháp lý để tăng cường bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, cũng như góp phần đưa thị trường vàng nữ trang từng bước vào khuôn khổ.
Thực tế thị trường vàng nữ trang thời gian qua và hiện nay vẫn hoạt động khá tự do. Đây cũng là mảng thị trường lớn, gắn trực tiếp với đời sống của đa số người dân thay vì phạm vi hẹp hơn của vàng miếng. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng nữ trang hiện có độ mở lớn, với hàng chục nghìn cửa hiệu lớn nhỏ tham gia (đặc biệt tại các địa bàn tỉnh lẻ và nông thôn), trong khi việc giám sát tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến nay mới có văn bản pháp lý quy định chính thức, cụ thể và chặt chẽ ở các tiêu chuẩn như trên.
Mặt khác, Thông tư số 22 cũng là một văn bản quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng nữ trang, mỹ nghệ. Đây sẽ là một trong những cơ sở để Ngân hàng Nhà nước xem xét khi thực hiện việc cấp phép xuất nhập khẩu liên quan, đặc biệt là nút thắt vàng nguyên liệu thời gian qua.
Cùng với Thông tư số 22, cơ chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng nữ trang còn tuân thủ các điều kiện và chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Và nếu theo quy định tại Nghị định 24 của Chính phủ, một đầu mối quản lý khác là Bộ Tài chính còn có trách nhiệm nghiên cứu về các chính sách thuế liên quan.
Kết hợp sự quản lý của các cơ quan chức năng trên, thị trường vàng nữ trang Việt Nam có thể sẽ sớm có một khuôn khổ mới. Ít nhất, ở Thông tư 22 nói trên của Bộ Khoa học và Công nghệ, thời điểm có hiệu lực chỉ còn 7 tháng nữa, tức từ ngày 1/6/2014.