Vàng vẫn chịu áp lực giảm giá mạnh
Giá vàng trong nước sáng nay tăng 20.000-30.000 đồng mỗi lượng, giá USD không giữ được mốc 21.000 đồng
Giá vàng trong nước sáng nay tăng 20.000-30.000 đồng mỗi lượng so với hôm qua, nhờ đà giảm của giá vàng quốc tế đã chững lại. Hoạt động săn hàng giá rẻ đã giữ cho giá vàng thế giới trụ lại trên ngưỡng 1.330 USD/oz, dù áp lực giảm giá đang đè nặng lên giá kim loại quý này.
Lúc hơn 10h sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu mua vào phổ biến ở mức 35,1 triệu đồng/lượng và bán ra xấp xỉ 35,2 triệu đồng/lượng. So với chiều qua, giá vàng đã phục hồi nhẹ, nhưng vẫn rẻ hơn so với thời điểm đầu năm khoảng 1,1 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng Rồng Thăng Long tại thị trường Hà Nội do Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết là 35,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,2 triệu đồng/lượng (bán ra). Phú Quý báo giá vàng SJC ở mức 35,1 triệu đồng/lượng và 35,2 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC ở mức 35,07 triệu đồng/lượng và 35,14 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra). Sacombank-SBJ thông báo giá vàng SBJ ở mức 35,09 triệu đồng/lượng và 35,15 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước vẫn đang diễn biến cùng chiều tăng, giảm với giá vàng quốc tế. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước thường tăng nhanh hơn hoặc giảm chậm hơn giá quốc tế. Do vậy, so với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng trong nước đang cao hơn trên 1,3 triệu đồng/lượng.
Theo giới kinh doanh vàng, trong trường hợp được nhập vàng, thì mức chênh giá giữa vàng trong nước và thế giới quy đổi chỉ vào khoảng 150.000-200.000 đồng/lượng là đã bảo đảm lãi cho doanh nghiệp. Lý giải về mức chênh giá hiện nay giữa vàng trong nước và thế giới, một số nhà kinh doanh vàng đưa ra lý do: lực mua vàng cuối năm dù không phải quá mạnh, nhưng cũng tăng hơn so với thời gian trước, trong khi khách bán rất ít.
Giá USD thị trường tự do sáng nay đã không giữ được mức 21.000 đồng. Một số điểm giao dịch tại Hà Nội thông báo giá ngoại tệ này ở mức 20.950 đồng (mua vào) và 20.990 đồng (bán ra), giảm khoảng 20 đồng mỗi USD so với ngày hôm qua.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay đã có thời điểm rớt về mức 1.322 USD/oz, thấp nhất trong gần 3 tháng. Tuy nhiên, sau đó, giá vàng đã được “cứu nguy” bởi lực mua ở vùng giá thấp và sự trượt giá của USD. Chốt phiên, giá vàng giảm 1,7 USD mỗi ounce so với giá đóng cửa phiên liền trước, còn 1.333,8 USD/oz.
Tại thị trường châu Á sáng nay, giá vàng diễn biến theo chiều hướng tăng nhẹ. Lúc 10h30 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.334 USD/oz.
Vàng vẫn đang chịu áp lực giảm giá mạnh khi kinh tế Mỹ và châu Âu đang phát đi nhiều tín hiệu khởi sắc. Thống kê công bố hôm qua cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã lên mức cao nhất trong 8 tháng. Thêm vào đó, tin đồn về khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt thêm chính sách tiền tệ trước Tết Nguyên đán cũng gây khó dễ cho giá kim loại quý.
Vụ xả hàng lớn chưa từng có của quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua khiến giá vàng càng rơi vào thế bất lợi. Quỹ này cho biết, họ đã bán ra hơn 31 tấn vàng trong phiên hôm qua, giảm khối lượng nắm giữ về mức 1.229,6 tấn, thấp nhất trong vòng 8 tháng.
Tuy nhiên, hai nguồn lực nâng đỡ cho giá vàng ở thời điểm hiện tại đến từ sự giảm giá của USD và hoạt động mua vàng vật chất của các khách hàng châu Á.
Đồng USD hôm qua đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong 10 tuần so với một rổ tiền tệ. Sáng nay, đồng bạc xanh vẫn bị ghìm giá ở mức đáy này. Tỷ giá Euro/USD tại thị trường Tokyo đứng gần 1,37 USD đổi 1 Euro, gần mức cao nhất trong 2 tháng.
Tâm điểm chú ý của giới đầu tư hôm nay là kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo dự báo, FED sẽ tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng và sẽ không có một động thái gây bất ngờ nào. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang được cho là sắp nâng lãi suất, theo đó tạo ra ưu thế của Euro so với USD.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 tại New York phiên hôm qua giảm 1,91%, đóng cửa ở mức 86,19 USD/thùng. Sáng nay, giá dầu phục hồi lên trên mức 86,5 USD/thùng.
Lúc hơn 10h sáng nay, giá vàng miếng các thương hiệu mua vào phổ biến ở mức 35,1 triệu đồng/lượng và bán ra xấp xỉ 35,2 triệu đồng/lượng. So với chiều qua, giá vàng đã phục hồi nhẹ, nhưng vẫn rẻ hơn so với thời điểm đầu năm khoảng 1,1 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng Rồng Thăng Long tại thị trường Hà Nội do Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết là 35,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,2 triệu đồng/lượng (bán ra). Phú Quý báo giá vàng SJC ở mức 35,1 triệu đồng/lượng và 35,2 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng SJC ở mức 35,07 triệu đồng/lượng và 35,14 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra). Sacombank-SBJ thông báo giá vàng SBJ ở mức 35,09 triệu đồng/lượng và 35,15 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước vẫn đang diễn biến cùng chiều tăng, giảm với giá vàng quốc tế. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, giá vàng trong nước thường tăng nhanh hơn hoặc giảm chậm hơn giá quốc tế. Do vậy, so với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng trong nước đang cao hơn trên 1,3 triệu đồng/lượng.
Theo giới kinh doanh vàng, trong trường hợp được nhập vàng, thì mức chênh giá giữa vàng trong nước và thế giới quy đổi chỉ vào khoảng 150.000-200.000 đồng/lượng là đã bảo đảm lãi cho doanh nghiệp. Lý giải về mức chênh giá hiện nay giữa vàng trong nước và thế giới, một số nhà kinh doanh vàng đưa ra lý do: lực mua vàng cuối năm dù không phải quá mạnh, nhưng cũng tăng hơn so với thời gian trước, trong khi khách bán rất ít.
Giá USD thị trường tự do sáng nay đã không giữ được mức 21.000 đồng. Một số điểm giao dịch tại Hà Nội thông báo giá ngoại tệ này ở mức 20.950 đồng (mua vào) và 20.990 đồng (bán ra), giảm khoảng 20 đồng mỗi USD so với ngày hôm qua.
Trong phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay đã có thời điểm rớt về mức 1.322 USD/oz, thấp nhất trong gần 3 tháng. Tuy nhiên, sau đó, giá vàng đã được “cứu nguy” bởi lực mua ở vùng giá thấp và sự trượt giá của USD. Chốt phiên, giá vàng giảm 1,7 USD mỗi ounce so với giá đóng cửa phiên liền trước, còn 1.333,8 USD/oz.
Tại thị trường châu Á sáng nay, giá vàng diễn biến theo chiều hướng tăng nhẹ. Lúc 10h30 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.334 USD/oz.
Vàng vẫn đang chịu áp lực giảm giá mạnh khi kinh tế Mỹ và châu Âu đang phát đi nhiều tín hiệu khởi sắc. Thống kê công bố hôm qua cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã lên mức cao nhất trong 8 tháng. Thêm vào đó, tin đồn về khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt thêm chính sách tiền tệ trước Tết Nguyên đán cũng gây khó dễ cho giá kim loại quý.
Vụ xả hàng lớn chưa từng có của quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua khiến giá vàng càng rơi vào thế bất lợi. Quỹ này cho biết, họ đã bán ra hơn 31 tấn vàng trong phiên hôm qua, giảm khối lượng nắm giữ về mức 1.229,6 tấn, thấp nhất trong vòng 8 tháng.
Tuy nhiên, hai nguồn lực nâng đỡ cho giá vàng ở thời điểm hiện tại đến từ sự giảm giá của USD và hoạt động mua vàng vật chất của các khách hàng châu Á.
Đồng USD hôm qua đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong 10 tuần so với một rổ tiền tệ. Sáng nay, đồng bạc xanh vẫn bị ghìm giá ở mức đáy này. Tỷ giá Euro/USD tại thị trường Tokyo đứng gần 1,37 USD đổi 1 Euro, gần mức cao nhất trong 2 tháng.
Tâm điểm chú ý của giới đầu tư hôm nay là kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Theo dự báo, FED sẽ tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng và sẽ không có một động thái gây bất ngờ nào. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang được cho là sắp nâng lãi suất, theo đó tạo ra ưu thế của Euro so với USD.
Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 3 tại New York phiên hôm qua giảm 1,91%, đóng cửa ở mức 86,19 USD/thùng. Sáng nay, giá dầu phục hồi lên trên mức 86,5 USD/thùng.