Vàng vẫn chưa thoát áp lực giảm giá mạnh
Cuối tuần, giá vàng trong nước tái lập mốc 44 triệu đồng/lượng, USD tự do ổn định ở mức 21.350 đồng
Giá vàng quốc tế tái lập mốc 1.600 USD/oz trong phiên cuối tuần, giúp giá vàng trong nước sáng nay trở lại mức 44 triệu đồng/lượng. Giá USD “chợ đen” chững lại ở mức 21.350 đồng, khi giá vàng trong nước vẫn cao hơn quốc tế gần 3 triệu đồng/lượng.
Nhiều chuyên gia quốc tế dự báo, áp lực giảm giá sẽ tiếp tục bám đuổi vàng trong thời gian từ nay đến cuối năm.
Hơn 11h trưa nay, Công ty SJC báo giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức 43,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 250.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua. Tại Hà Nội, vàng miếng thương hiệu này được Công ty Phú Quý giao dịch ở mức 43,9 triệu đồng/lượng và 44,2 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra).
Khoảng cách giữa giá mua và bán vàng sáng nay phổ biến trong khoảng khá rộng, từ 300.000-500.000 đồng/lượng, do các doanh nghiệp tiếp tục thận trọng trước biến động mạnh của giá kim loại này trong thời gian gần đây.
Công ty Sacombank-SBJ báo giá vàng SBJ ở mức 43,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,1 triệu đồng/lượng (bán ra), cao hơn giá vàng của SJC 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Trong khi đó, vàng hai thương hiệu vàng Rồng Thăng Long và AAA tiếp tục được niêm yết giá thấp hơn vàng SJC từ 1-1,3 triệu đồng/lượng.
Từ khi mở cửa sáng qua tới thời điểm này, vàng trong nước liên tục tăng giá nhờ lực hồi phục của giá vàng quốc tế, với tổng mức tăng hiện đạt 550.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, so với cuối tuần trước, giá vàng đã giảm 850.000 đồng/lượng. Tính từ đầu tháng tới nay, vàng miếng đã rẻ đi gần 1,6 triệu đồng/lượng.
Vàng giảm giá, có thời điểm về vùng 43 triệu đồng/lượng, đã đẩy lực mua tăng cao trong tuần này. Theo nhận định của Công ty Sacombank-SBJ, mức giá 43-44 triệu đồng/lượng là mức hấp dẫn về mặt tâm lý đối với người dân muốn mua vàng tích trữ trong dài hạn.
Lực mua vàng miếng được ghi nhận tăng ở hầu hết các doanh nghiệp kim hoàn lớn trong tuần này, trong đó tập trung chủ đạo vào vàng SJC. Đại diện của SJC cho biết, trong vòng 4 ngày từ thứ Ba đến thứ Sáu, doanh nghiệp này đã bán ra khoảng 40.000 lượng vàng, trong khi khối lượng thu mua được từ người dân là không đáng kể.
Tại những doanh nghiệp có thương hiệu vàng “phi SJC”, khối lượng giao dịch cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn, tại Công ty Sacombank-SBJ trong ngày thứ Năm, khối lượng giao dịch tăng gấp rưỡi so với ngày trước đó, lên 1.700 lượng, trong đó hơn 2/3 là khối lượng công ty bán cho khách hàng. Tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, khối lượng nhẫn tròn trơn bán ra tăng mạnh trong mấy ngày qua.
Sáng nay, giá vàng bán ra của SJC vẫn cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi (tính theo giá USD tự do và chưa cộng các loại chi phí liên quan) khoảng 2,8 triệu đồng/lượng. Trong tuần, đã có thời điểm khoảng cách này vượt mức 3 triệu đồng/lượng.
Sáng nay, giá USD tự do tại Hà Nội phổ biến ở mức 21.320 đồng (mua vào) và 21.350 đồng (bán ra), không thay đổi so với cuối giờ chiều qua. Tuy nhiên, nếu so với cuối tuần trước, ngoại tệ này hiện đã đắt thêm khoảng 200 đồng/USD.
Chốt phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay tăng 28,6 USD/oz, tương đương tăng 1,8%, đạt 1.600,2 USD/oz. Tuy nhiên, giá vàng đã giảm 112 USD/oz, tương đương mức giảm 6,6% trong tuần này, đánh dấu tuần trượt giá mạnh nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Phiên phục hồi mạnh cuối tuần của giá vàng là kết quả của đồng USD suy yếu trở lại và việc các nhà đầu tư bán khống vàng trước đó gom mua đóng trạng thái. Trong tuần, vàng chịu áp lực giảm mạnh khi tỷ giá USD leo thang và một loạt quỹ lớn bán vàng để huy động tiền mặt.
Cuối tuần, tỷ giá Euro/USD ở mức hơn 1,3 USD/Euro, giảm so với mức gần 1,34 USD/Euro vào cuối tuần trước. Nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công đẩy đồng Euro trượt giá mạnh so với USD trong tuần này, khiến đồng tiền này có thời điểm tỷ giá này giảm còn dưới 1,3 USD/Euro, thấp nhất trong 11 tháng.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục xả vàng trong tuần này. Thông tin trên website của quỹ cho thấy, hiện SPDR Gold đang nắm giữ gần 1.280 tấn vàng, giảm 15,4 tấn so với cuối tuần trước. Trong hai tuần vừa qua, quỹ này đã bán ròng tổng cộng gần 18 tấn vàng sau một thời gian liên tục mua ròng.
Theo hãng tin Reuters, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, dù phục hồi mạnh vào cuối tuần, vàng hoàn toàn có thể giảm giá trở lại nếu cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lại có diễn biến xấu. Hôm qua, hãng định mức tín nhiệm Moody’s đã cắt giảm 2 bậc điểm tín nhiệm nợ công của Bỉ. Hãng định mức tín nhiệm Fitch thì cho rằng, một thỏa thuận toàn diện của Eurozone để giải quyết khủng hoảng nợ là “ngoài tầm tay” của khối này.
“Giá vàng vẫn đang ở trong trạng thái dễ bị tổn thương. Tôi cho rằng, vàng sẽ còn chịu áp lực giảm giá khi sự căng thẳng về nguồn vốn đang gia tăng, buộc các nhà đầu tư phải bán đi một số tài sản, trong đó có vàng”, nhà phân tích Robin Bhar thuộc công ty Credit Agricole phát biểu trên Reuters.
Nhiều chuyên gia quốc tế dự báo, áp lực giảm giá sẽ tiếp tục bám đuổi vàng trong thời gian từ nay đến cuối năm.
Hơn 11h trưa nay, Công ty SJC báo giá vàng SJC cho thị trường Tp.HCM ở mức 43,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 250.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua. Tại Hà Nội, vàng miếng thương hiệu này được Công ty Phú Quý giao dịch ở mức 43,9 triệu đồng/lượng và 44,2 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra).
Khoảng cách giữa giá mua và bán vàng sáng nay phổ biến trong khoảng khá rộng, từ 300.000-500.000 đồng/lượng, do các doanh nghiệp tiếp tục thận trọng trước biến động mạnh của giá kim loại này trong thời gian gần đây.
Công ty Sacombank-SBJ báo giá vàng SBJ ở mức 43,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 44,1 triệu đồng/lượng (bán ra), cao hơn giá vàng của SJC 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Trong khi đó, vàng hai thương hiệu vàng Rồng Thăng Long và AAA tiếp tục được niêm yết giá thấp hơn vàng SJC từ 1-1,3 triệu đồng/lượng.
Từ khi mở cửa sáng qua tới thời điểm này, vàng trong nước liên tục tăng giá nhờ lực hồi phục của giá vàng quốc tế, với tổng mức tăng hiện đạt 550.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, so với cuối tuần trước, giá vàng đã giảm 850.000 đồng/lượng. Tính từ đầu tháng tới nay, vàng miếng đã rẻ đi gần 1,6 triệu đồng/lượng.
Vàng giảm giá, có thời điểm về vùng 43 triệu đồng/lượng, đã đẩy lực mua tăng cao trong tuần này. Theo nhận định của Công ty Sacombank-SBJ, mức giá 43-44 triệu đồng/lượng là mức hấp dẫn về mặt tâm lý đối với người dân muốn mua vàng tích trữ trong dài hạn.
Lực mua vàng miếng được ghi nhận tăng ở hầu hết các doanh nghiệp kim hoàn lớn trong tuần này, trong đó tập trung chủ đạo vào vàng SJC. Đại diện của SJC cho biết, trong vòng 4 ngày từ thứ Ba đến thứ Sáu, doanh nghiệp này đã bán ra khoảng 40.000 lượng vàng, trong khi khối lượng thu mua được từ người dân là không đáng kể.
Tại những doanh nghiệp có thương hiệu vàng “phi SJC”, khối lượng giao dịch cũng tăng đáng kể. Chẳng hạn, tại Công ty Sacombank-SBJ trong ngày thứ Năm, khối lượng giao dịch tăng gấp rưỡi so với ngày trước đó, lên 1.700 lượng, trong đó hơn 2/3 là khối lượng công ty bán cho khách hàng. Tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, khối lượng nhẫn tròn trơn bán ra tăng mạnh trong mấy ngày qua.
Sáng nay, giá vàng bán ra của SJC vẫn cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi (tính theo giá USD tự do và chưa cộng các loại chi phí liên quan) khoảng 2,8 triệu đồng/lượng. Trong tuần, đã có thời điểm khoảng cách này vượt mức 3 triệu đồng/lượng.
Sáng nay, giá USD tự do tại Hà Nội phổ biến ở mức 21.320 đồng (mua vào) và 21.350 đồng (bán ra), không thay đổi so với cuối giờ chiều qua. Tuy nhiên, nếu so với cuối tuần trước, ngoại tệ này hiện đã đắt thêm khoảng 200 đồng/USD.
Chốt phiên giao dịch đêm qua tại New York, giá vàng giao ngay tăng 28,6 USD/oz, tương đương tăng 1,8%, đạt 1.600,2 USD/oz. Tuy nhiên, giá vàng đã giảm 112 USD/oz, tương đương mức giảm 6,6% trong tuần này, đánh dấu tuần trượt giá mạnh nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Phiên phục hồi mạnh cuối tuần của giá vàng là kết quả của đồng USD suy yếu trở lại và việc các nhà đầu tư bán khống vàng trước đó gom mua đóng trạng thái. Trong tuần, vàng chịu áp lực giảm mạnh khi tỷ giá USD leo thang và một loạt quỹ lớn bán vàng để huy động tiền mặt.
Cuối tuần, tỷ giá Euro/USD ở mức hơn 1,3 USD/Euro, giảm so với mức gần 1,34 USD/Euro vào cuối tuần trước. Nỗi lo về cuộc khủng hoảng nợ công đẩy đồng Euro trượt giá mạnh so với USD trong tuần này, khiến đồng tiền này có thời điểm tỷ giá này giảm còn dưới 1,3 USD/Euro, thấp nhất trong 11 tháng.
Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục xả vàng trong tuần này. Thông tin trên website của quỹ cho thấy, hiện SPDR Gold đang nắm giữ gần 1.280 tấn vàng, giảm 15,4 tấn so với cuối tuần trước. Trong hai tuần vừa qua, quỹ này đã bán ròng tổng cộng gần 18 tấn vàng sau một thời gian liên tục mua ròng.
Theo hãng tin Reuters, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, dù phục hồi mạnh vào cuối tuần, vàng hoàn toàn có thể giảm giá trở lại nếu cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu lại có diễn biến xấu. Hôm qua, hãng định mức tín nhiệm Moody’s đã cắt giảm 2 bậc điểm tín nhiệm nợ công của Bỉ. Hãng định mức tín nhiệm Fitch thì cho rằng, một thỏa thuận toàn diện của Eurozone để giải quyết khủng hoảng nợ là “ngoài tầm tay” của khối này.
“Giá vàng vẫn đang ở trong trạng thái dễ bị tổn thương. Tôi cho rằng, vàng sẽ còn chịu áp lực giảm giá khi sự căng thẳng về nguồn vốn đang gia tăng, buộc các nhà đầu tư phải bán đi một số tài sản, trong đó có vàng”, nhà phân tích Robin Bhar thuộc công ty Credit Agricole phát biểu trên Reuters.