Vàng “vẫn dễ bị tổn thương”
Những động thái quyết liệt từ châu Âu đã giúp phục hồi các thị trường hàng hóa, trong đó có vàng, nhưng rủi ro vẫn còn tồn tại
Mới đây, phát biểu tại hội nghị của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Washington, tỷ phú George Soros cho rằng, châu Âu hiện không có được những cơ chế mà Mỹ đã dùng để giải quyết khủng hoảng tài chính 3 năm trước, khiến "bão nợ công" mà khu vực này đang đương đầu càng trở nên nguy hiểm hơn.
Tuy nhiên, những động thái liên tiếp trong hai ngày đầu tuần này của giới lãnh đạo châu Âu cũng như quốc tế nhằm nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, đã làm xoay chuyển tình thế, ít nhất là về tâm lý của giới đầu tư trên các thị trường hàng hóa, như chứng khoán, vàng, dầu thô.
Hôm qua, các cố vấn kinh tế của Pháp và Đức trong một thông cáo chung đã thúc giục xóa 50% nợ nần của Hy Lạp và hỗ trợ cho các ngân hàng, định chế tài chính đang nắm giữ nhiều khoản nợ của quốc gia này. Tuần này, quan chức Liên minh châu Âu (EU) và IMF sẽ trở lại Athens để đánh giá những tiến triển của Hy Lạp trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Trước đó một ngày, một nguồn tin từ IMF cũng tiết lộ rằng, kế hoạch giải cứu Khu vực đồng Euro bao gồm xóa 50% số nợ của Chính phủ Hy Lạp, tăng quy mô của Quỹ Ổn định tài chính châu Âu từ 440 tỷ Euro lên 2.000 tỷ Euro. Kế hoạch cũng tính đến việc củng cố các ngân hàng lớn ở khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi, cho biết nước này sẽ xem xét giải cứu Hy Lạp với điều kiện Khu vực đồng Euro đề ra được kế hoạch hợp lý nhằm xoa dịu mối lo ngại của các thị trường toàn cầu.
“Nếu có một kế hoạch dựa trên một quá trình ổn định, liên quan đến một lượng tiền hợp lý và có thể đem lại cảm giác an tâm cho toàn thế giới và các thị trường về gói giải cứu dành cho Hy Lạp, tôi sẽ không loại bỏ khả năng chia sẻ một phần gánh nặng”, ông Azumi tuyên bố.
Những động thái có vẻ quyết liệt của châu Âu và thái độ chia sẻ của cộng đồng quốc tế đã khiến nhà đầu tư bớt lo lắng về nguy cơ vỡ nợ công tại khu vực này đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Thêm vào đó, một số dấu hiệu từ kinh tế Mỹ công bố hôm qua cũng góp phần làm giảm nhẹ những quan ngại trên các thị trường.
Hôm qua, tổ chức Conference Board cho hay, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 9 đã tăng lên 45,4 điểm, từ mức 45,2 điểm trong tháng 8. Mặc dù mức tăng không lớn, nhưng cũng góp phần vực dậy niềm tin của giới đầu cơ trên các thị trường hàng hóa.
Sáng sớm cùng ngày, một báo cáo cho thấy giá nhà của Mỹ trong tháng 7 đã tăng được tháng thứ 4 liên tiếp. Chỉ số giá nhà S&P/ Case-Shriller ở 20 thành phố lớn tăng 0,9% so với tháng 6, thu hẹp mức giảm so với cùng kỳ năm trước xuống còn 4,1%.
Về phía cơ quan chính sách, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết hàng tháng sẽ mua trái phiếu kho bạc 13 lần và bán 6 lần theo chương trình hoán đổi 400 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn thành trái phiếu dài hạn (Operation Twist). Cụ thể, FED sẽ bán 8 - 9 tỷ USD trái phiếu kho bạc danh nghĩa 5 lần/tháng và bán 1- 1,5 tỷ USD trái phiếu ngừa lạm phát một lần/tháng.
Trong khi đó, Fed sẽ mua trái phiếu kho bạc 12 lần/tháng và TIPS một lần/tháng. Sarah Bloom Raskin, quan chức thuộc FED, cho biết động thái này sẽ gây áp lực giảm lãi suất trong dài hạn và giúp các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn, qua đó hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.
Chốt phiên giao dịch đêm qua, các thị trường chứng khoán châu Âu tăng trưởng bùng nổ. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 204,68 điểm, tương ứng 4,02% lên 5.294,05 điểm. Chỉ số DAX của Đức cộng 282,88 điểm, tương ứng 5,29% lên 5.628,44 điểm. Trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp nhảy 5,74% lên 3.023,38 điểm.
Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán cũng nối tiếp đà tăng từ vài phiên trước. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 146,83 điểm, tương ứng 1,33%, lên 11.190,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 12,44 điểm, tương ứng 1,07%, lên 1.175,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 30,14 điểm, tương ứng 1,20%, lên 2.546,83 điểm.
Trên thị trường xăng, dầu, giá cũng tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 4,21 USD/thùng, tương ứng 5,3%, lên 84,45 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức chốt ngày cao nhất của giá dầu loại này trong gần một tuần qua. Giá xăng hợp đồng tháng 10 phiên hôm qua tăng 13 xu, tương ứng 4,9%, lên 2,70 USD/gallon.
Trên thị trường vàng, giá vàng giao ngay tăng 1,1% lên 1.646,2 USD/ounce. Trong phiên, có lúc vàng giao ngay chạm tới 1.676,69 USD/ounce. Tương tự, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 3,5% lên 1.650,8 USD/ounce. Đến 5h48 (giờ Việt Nam), giá vàng tương lai tăng thêm gần 3 USD trong khi giá vàng giao ngay vẫn giữ nguyên vùng giá 1.646 USD/ounce.
"Việc tâm lý ưa mạo hiểm của giới đầu tư tăng lên đã làm giảm bớt cơn sốt tiền mặt, từ đó làm giảm bớt những áp lực đối với giá cả các kim loại quý hiếm", James Moore, một nhà phân tích của trang TheBullionDesk.com cho biết. Tuy nhiên, theo ông, vàng "vẫn dễ bị tổn thương".
Cũng trong ngày hôm qua, thị trường cũng bắt đầu xuất hiện những tin tức cho biết về những rạn nứt đang hình thành ở châu Âu. Theo tờ New York Times, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ công bố kế hoạch chi tiết để đánh thuế giao dịch tài chính bất chấp sự phản đối từ một số nước thành viên.
Cụ thể, giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, phái sinh các loại sẽ bị đánh thuế. Mức thuế được áp dụng khoảng 0,1%. Giao dịch trên thị trường tiền tệ dự kiến sẽ không phải chịu quy định trên. Kế hoạch đánh thuế này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Pháp và Đức.
Chính phủ Pháp và Đức coi kế hoạch đánh thuế này là một biện pháp quan trọng, yêu cầu lĩnh vực tài chính đền bù cho thiệt hại họ đã gây ra trong khủng hoảng kinh tế. Họ cũng khẳng định thuế mới cũng sẽ giúp giảm đầu cơ và mang đến hiệu quả thực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, Thụy Điển và Anh phản đối mạnh mẽ, với lý do rằng trừ phi quy định thuế được áp dụng trên toàn cầu, nếu không nó sẽ chỉ khiến ngày một nhiều tổ chức tài chính rời Liên minh châu Âu. Còn theo giới phân tích, kế hoạch này sẽ khiến GDP của Liên minh châu Âu sụt giảm 1,76% trong dài hạn.
Những bất đồng này tuy không làm nhà đầu tư một lần nữa sụp đổ niềm tin hay kéo đổ các thị trường, nhưng ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới đà tăng của các thị trường hàng hóa quốc tế. Thêm vào đó, việc thực hiện kế hoạch giải cứu khu vực đồng Euro được dự báo rất khó thực hiện và cái giá phải trả sẽ rất lớn, thậm chí đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái tệ hơn.
Tuy nhiên, những động thái liên tiếp trong hai ngày đầu tuần này của giới lãnh đạo châu Âu cũng như quốc tế nhằm nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công, đã làm xoay chuyển tình thế, ít nhất là về tâm lý của giới đầu tư trên các thị trường hàng hóa, như chứng khoán, vàng, dầu thô.
Hôm qua, các cố vấn kinh tế của Pháp và Đức trong một thông cáo chung đã thúc giục xóa 50% nợ nần của Hy Lạp và hỗ trợ cho các ngân hàng, định chế tài chính đang nắm giữ nhiều khoản nợ của quốc gia này. Tuần này, quan chức Liên minh châu Âu (EU) và IMF sẽ trở lại Athens để đánh giá những tiến triển của Hy Lạp trong việc cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Trước đó một ngày, một nguồn tin từ IMF cũng tiết lộ rằng, kế hoạch giải cứu Khu vực đồng Euro bao gồm xóa 50% số nợ của Chính phủ Hy Lạp, tăng quy mô của Quỹ Ổn định tài chính châu Âu từ 440 tỷ Euro lên 2.000 tỷ Euro. Kế hoạch cũng tính đến việc củng cố các ngân hàng lớn ở khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, Jun Azumi, cho biết nước này sẽ xem xét giải cứu Hy Lạp với điều kiện Khu vực đồng Euro đề ra được kế hoạch hợp lý nhằm xoa dịu mối lo ngại của các thị trường toàn cầu.
“Nếu có một kế hoạch dựa trên một quá trình ổn định, liên quan đến một lượng tiền hợp lý và có thể đem lại cảm giác an tâm cho toàn thế giới và các thị trường về gói giải cứu dành cho Hy Lạp, tôi sẽ không loại bỏ khả năng chia sẻ một phần gánh nặng”, ông Azumi tuyên bố.
Những động thái có vẻ quyết liệt của châu Âu và thái độ chia sẻ của cộng đồng quốc tế đã khiến nhà đầu tư bớt lo lắng về nguy cơ vỡ nợ công tại khu vực này đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Thêm vào đó, một số dấu hiệu từ kinh tế Mỹ công bố hôm qua cũng góp phần làm giảm nhẹ những quan ngại trên các thị trường.
Hôm qua, tổ chức Conference Board cho hay, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 9 đã tăng lên 45,4 điểm, từ mức 45,2 điểm trong tháng 8. Mặc dù mức tăng không lớn, nhưng cũng góp phần vực dậy niềm tin của giới đầu cơ trên các thị trường hàng hóa.
Sáng sớm cùng ngày, một báo cáo cho thấy giá nhà của Mỹ trong tháng 7 đã tăng được tháng thứ 4 liên tiếp. Chỉ số giá nhà S&P/ Case-Shriller ở 20 thành phố lớn tăng 0,9% so với tháng 6, thu hẹp mức giảm so với cùng kỳ năm trước xuống còn 4,1%.
Về phía cơ quan chính sách, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết hàng tháng sẽ mua trái phiếu kho bạc 13 lần và bán 6 lần theo chương trình hoán đổi 400 tỷ USD trái phiếu ngắn hạn thành trái phiếu dài hạn (Operation Twist). Cụ thể, FED sẽ bán 8 - 9 tỷ USD trái phiếu kho bạc danh nghĩa 5 lần/tháng và bán 1- 1,5 tỷ USD trái phiếu ngừa lạm phát một lần/tháng.
Trong khi đó, Fed sẽ mua trái phiếu kho bạc 12 lần/tháng và TIPS một lần/tháng. Sarah Bloom Raskin, quan chức thuộc FED, cho biết động thái này sẽ gây áp lực giảm lãi suất trong dài hạn và giúp các điều kiện tài chính trở nên phù hợp hơn, qua đó hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.
Chốt phiên giao dịch đêm qua, các thị trường chứng khoán châu Âu tăng trưởng bùng nổ. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 204,68 điểm, tương ứng 4,02% lên 5.294,05 điểm. Chỉ số DAX của Đức cộng 282,88 điểm, tương ứng 5,29% lên 5.628,44 điểm. Trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp nhảy 5,74% lên 3.023,38 điểm.
Tại Mỹ, các chỉ số chứng khoán cũng nối tiếp đà tăng từ vài phiên trước. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 146,83 điểm, tương ứng 1,33%, lên 11.190,69 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 12,44 điểm, tương ứng 1,07%, lên 1.175,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 30,14 điểm, tương ứng 1,20%, lên 2.546,83 điểm.
Trên thị trường xăng, dầu, giá cũng tăng mạnh. Cụ thể, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 11 tăng 4,21 USD/thùng, tương ứng 5,3%, lên 84,45 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức chốt ngày cao nhất của giá dầu loại này trong gần một tuần qua. Giá xăng hợp đồng tháng 10 phiên hôm qua tăng 13 xu, tương ứng 4,9%, lên 2,70 USD/gallon.
Trên thị trường vàng, giá vàng giao ngay tăng 1,1% lên 1.646,2 USD/ounce. Trong phiên, có lúc vàng giao ngay chạm tới 1.676,69 USD/ounce. Tương tự, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 3,5% lên 1.650,8 USD/ounce. Đến 5h48 (giờ Việt Nam), giá vàng tương lai tăng thêm gần 3 USD trong khi giá vàng giao ngay vẫn giữ nguyên vùng giá 1.646 USD/ounce.
"Việc tâm lý ưa mạo hiểm của giới đầu tư tăng lên đã làm giảm bớt cơn sốt tiền mặt, từ đó làm giảm bớt những áp lực đối với giá cả các kim loại quý hiếm", James Moore, một nhà phân tích của trang TheBullionDesk.com cho biết. Tuy nhiên, theo ông, vàng "vẫn dễ bị tổn thương".
Cũng trong ngày hôm qua, thị trường cũng bắt đầu xuất hiện những tin tức cho biết về những rạn nứt đang hình thành ở châu Âu. Theo tờ New York Times, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ công bố kế hoạch chi tiết để đánh thuế giao dịch tài chính bất chấp sự phản đối từ một số nước thành viên.
Cụ thể, giao dịch cổ phiếu và trái phiếu, phái sinh các loại sẽ bị đánh thuế. Mức thuế được áp dụng khoảng 0,1%. Giao dịch trên thị trường tiền tệ dự kiến sẽ không phải chịu quy định trên. Kế hoạch đánh thuế này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Pháp và Đức.
Chính phủ Pháp và Đức coi kế hoạch đánh thuế này là một biện pháp quan trọng, yêu cầu lĩnh vực tài chính đền bù cho thiệt hại họ đã gây ra trong khủng hoảng kinh tế. Họ cũng khẳng định thuế mới cũng sẽ giúp giảm đầu cơ và mang đến hiệu quả thực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, Thụy Điển và Anh phản đối mạnh mẽ, với lý do rằng trừ phi quy định thuế được áp dụng trên toàn cầu, nếu không nó sẽ chỉ khiến ngày một nhiều tổ chức tài chính rời Liên minh châu Âu. Còn theo giới phân tích, kế hoạch này sẽ khiến GDP của Liên minh châu Âu sụt giảm 1,76% trong dài hạn.
Những bất đồng này tuy không làm nhà đầu tư một lần nữa sụp đổ niềm tin hay kéo đổ các thị trường, nhưng ít nhiều cũng làm ảnh hưởng tới đà tăng của các thị trường hàng hóa quốc tế. Thêm vào đó, việc thực hiện kế hoạch giải cứu khu vực đồng Euro được dự báo rất khó thực hiện và cái giá phải trả sẽ rất lớn, thậm chí đẩy kinh tế thế giới vào một cuộc suy thoái tệ hơn.