Vào WTO, quy định đầu tư cần “linh hoạt” hơn
Cam kết WTO của Việt Nam trong việc cho phép nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam đang được quan tâm
Ngày 3/5 vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì cuộc họp với đại diện của Nhóm công tác sản xuất và phân phối - Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, đại sứ quán Úc, phái đoàn EU, đại diện các văn phòng tư vấn pháp luật...
Mục đích của cuộc họp này là để lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Bên cạnh những đóng góp về câu chữ thì các bình luận, đề xuất đối với dự thảo Nghị định liên quan đến các cam kết của Việt Nam trong việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam được các thành viên tham gia đặc biệt quan tâm.
Làm rõ tỷ lệ góp vốn, cổ phần của nước ngoài
Đại diện các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, công ty và các tổ chức quốc tế đánh giá cao với khoản 1, Điều 8 dự thảo Nghị định, vì có quy định: “Trừ những hạn chế quy định tại các khoản 2 và 3... nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ không hạn chế trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài”.
Điều khoản này đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra thời gian qua. Đó là việc các nhà đầu tư và quan chức địa phương lúng túng trong việc hiểu thấu đáo những cam kết cho phép đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều quan chức địa phương, do sợ vượt thẩm quyền cho phép, đã từ chối việc cấp phép kinh doanh vì hiểu chưa rõ các cam kết WTO. Trong khi những hướng dẫn rõ ràng chưa được ban hành, hầu như các quan chức địa phương đều có xu hướng hiểu các quy định theo nghĩa hẹp nhất, và trong nhiều trường hợp làm môi trường kinh doanh hiện tại đối với đầu tư nước ngoài còn khó khăn hơn trước khi Việt Nam gia nhập WTO.
Vì thế những quy định trong dự thảo Nghị định về việc áp dụng và thực hiện cam kết về lĩnh vực, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam đã làm rõ được một số vấn đề. Cụ thể Điều khoản giúp làm rõ hơn cách thức áp dụng các hạn mức trong Biểu cam kết dịch vụ đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam tại các lĩnh vực đang là đối tượng điều chỉnh của các hạn mức trong Biểu cam kết dịch vụ.
Điều này cũng hàm ý một nhà đầu tư nước ngoài có quyền nắm giữ tới 49% sở hữu trong một công ty dịch vụ phân phối Việt Nam?!
Quy định về các lĩnh vực nước ngoài được kinh doanh
Việc ban hành một Nghị định hướng dẫn rõ ràng nhằm khuyến khích việc thi hành nghiêm chỉnh các cam kết WTO của Việt Nam là cần thiết. Thế nhưng vấn đề đặt ra tại cuộc họp không chỉ dừng ở việc hướng dẫn làm rõ cam kết mà các đại diện quốc tế còn đặt ra yếu tố... “linh hoạt” của quy định.
Theo khoản 2, Điều 8 của dự thảo Nghị định thì: “Nhà đầu tư nước ngoài không được phép góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực nhập khẩu các mặt hàng dầu thô, xăng dầu, máy bay, phụ tùng máy bay và các phương tiện, thiết bị hàng không, phim truyện, báo chí, thuốc lá, xì gà và các sản phẩm thuốc lá chế biến khác; các doanh nghiệp phân phối các mặt hàng thuốc lá, xì gà, sách, báo, tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý, đá quý, dược phẩm (trừ các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải; các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ gồm: cung ứng vật tư, thiết bị và hoá phẩm, dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sinh hoạt, đời sống, dịch vụ bay phục vụ hoạt động dầu khí; các ngành, phân ngành dịch vụ khác quy định tại Biểu cam kết về dịch vụ mà Việt Nam được phép áp dụng biện pháp hạn chế vì lý do an ninh quốc gia và trật tự công cộng”.
Các đại diện cho rằng những hạn chế nêu trên có thể dẫn tới một số vấn đề đối với các dự án đang tiến hành và đang có kế hoạch tiến hành nếu quy định này không tạo ra sự linh hoạt hơn.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm hoàn toàn việc nhập khẩu máy bay và phụ tùng máy bay. Tức là nếu một nhà đầu tư nước ngoài mua 30% sở hữu trong Hãng hàng không Pacific Airlines thì hãng này sẽ bị cấm không được nhập khẩu máy bay và phụ tùng máy bay. Như vậy, quy định này sẽ vô cùng bất lợi cho việc đầu tư của cả 2 bên nói trên.
Dự thảo Nghị định cũng đưa ra hạn chế khắt khe nhất đối với một doanh nghiệp cung cấp nhiều hơn một dịch vụ. Theo quy định, trong trường hợp hoạt động đầu tư gồm nhiều mục tiêu quy định tại các ngành, phân ngành dịch vụ khác nhau thì doanh nghiệp phải tuân thủ quy định đối với ngành, phân ngành dịch vụ có điều kiện hạn chế nhất. Hạn chế này có thể dẫn tới kết quả ngoài mong đợi, đó là khi nhà cung cấp dịch vụ cung cấp một loại dịch vụ bổ trợ (cho dịch vụ chính) sẽ không được cung cấp dịch vụ chính khi các quy định hạn chế được áp dụng cho các dịch vụ bổ trợ.
Dẫn một minh chứng cụ thể, ông Fred Burke, Trưởng nhóm sản xuất và phân phối đặt câu hỏi nếu một nhà xuất khẩu thành lập một công ty con tại Việt Nam để trực tiếp cung cấp (chứ không qua bên thứ 3) các dịch vụ như kế toán ghi sổ, tư vấn quản lý, marketing và dịch vụ logistics, các hạn chế liên quan sẽ áp dụng trong trường hợp này là gì, nếu có?
Dường như phương án thường được áp dụng trong nhiều trường hợp và bản thân các nhà soạn thảo nghĩ tới đó là các nhà đầu tư sẽ chọn cách chia nhỏ từng dịch vụ thành các doanh nghiệp tách biệt mỗi doanh nghiệp được thiết kế để tuân thủ các hạn chế áp dụng. Ví dụ, một hoạt động lưu kho bán buôn sẽ gồm một thực thể 100% sở hữu nước ngoài từ tháng 1/2009 (làm dịch vụ phân phối bán buôn) và một thực thể khác 100% vốn nước ngoài phải đợi tiếp 7 năm sau 2009 để làm dịch vụ lưu kho.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại diện tổ chức quốc tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Kế hoạch - Đầu tư Phạm Mạnh Dũng cho biết việc lấy ý kiến đóng góp rộng rãi cho Nghị định sẽ góp phần để Việt Nam thực hiện cam kết WTO minh bạch hơn. Ông nhấn mạnh: “Nguyên tắc của Nghị định này là không làm tốt hơn môi trường đầu tư thì sẽ không làm xấu đi hiện tại. Nếu thấy kém ở điểm nào trong Nghị định chỉ là do vô ý hay bỏ sót trong quá trình soạn thảo”.
Mục đích của cuộc họp này là để lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Bên cạnh những đóng góp về câu chữ thì các bình luận, đề xuất đối với dự thảo Nghị định liên quan đến các cam kết của Việt Nam trong việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam được các thành viên tham gia đặc biệt quan tâm.
Làm rõ tỷ lệ góp vốn, cổ phần của nước ngoài
Đại diện các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, công ty và các tổ chức quốc tế đánh giá cao với khoản 1, Điều 8 dự thảo Nghị định, vì có quy định: “Trừ những hạn chế quy định tại các khoản 2 và 3... nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ không hạn chế trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm hoặc hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài”.
Điều khoản này đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra thời gian qua. Đó là việc các nhà đầu tư và quan chức địa phương lúng túng trong việc hiểu thấu đáo những cam kết cho phép đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều quan chức địa phương, do sợ vượt thẩm quyền cho phép, đã từ chối việc cấp phép kinh doanh vì hiểu chưa rõ các cam kết WTO. Trong khi những hướng dẫn rõ ràng chưa được ban hành, hầu như các quan chức địa phương đều có xu hướng hiểu các quy định theo nghĩa hẹp nhất, và trong nhiều trường hợp làm môi trường kinh doanh hiện tại đối với đầu tư nước ngoài còn khó khăn hơn trước khi Việt Nam gia nhập WTO.
Vì thế những quy định trong dự thảo Nghị định về việc áp dụng và thực hiện cam kết về lĩnh vực, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam đã làm rõ được một số vấn đề. Cụ thể Điều khoản giúp làm rõ hơn cách thức áp dụng các hạn mức trong Biểu cam kết dịch vụ đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam tại các lĩnh vực đang là đối tượng điều chỉnh của các hạn mức trong Biểu cam kết dịch vụ.
Điều này cũng hàm ý một nhà đầu tư nước ngoài có quyền nắm giữ tới 49% sở hữu trong một công ty dịch vụ phân phối Việt Nam?!
Quy định về các lĩnh vực nước ngoài được kinh doanh
Việc ban hành một Nghị định hướng dẫn rõ ràng nhằm khuyến khích việc thi hành nghiêm chỉnh các cam kết WTO của Việt Nam là cần thiết. Thế nhưng vấn đề đặt ra tại cuộc họp không chỉ dừng ở việc hướng dẫn làm rõ cam kết mà các đại diện quốc tế còn đặt ra yếu tố... “linh hoạt” của quy định.
Theo khoản 2, Điều 8 của dự thảo Nghị định thì: “Nhà đầu tư nước ngoài không được phép góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực nhập khẩu các mặt hàng dầu thô, xăng dầu, máy bay, phụ tùng máy bay và các phương tiện, thiết bị hàng không, phim truyện, báo chí, thuốc lá, xì gà và các sản phẩm thuốc lá chế biến khác; các doanh nghiệp phân phối các mặt hàng thuốc lá, xì gà, sách, báo, tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý, đá quý, dược phẩm (trừ các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải; các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ liên quan đến khai thác mỏ gồm: cung ứng vật tư, thiết bị và hoá phẩm, dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sinh hoạt, đời sống, dịch vụ bay phục vụ hoạt động dầu khí; các ngành, phân ngành dịch vụ khác quy định tại Biểu cam kết về dịch vụ mà Việt Nam được phép áp dụng biện pháp hạn chế vì lý do an ninh quốc gia và trật tự công cộng”.
Các đại diện cho rằng những hạn chế nêu trên có thể dẫn tới một số vấn đề đối với các dự án đang tiến hành và đang có kế hoạch tiến hành nếu quy định này không tạo ra sự linh hoạt hơn.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị cấm hoàn toàn việc nhập khẩu máy bay và phụ tùng máy bay. Tức là nếu một nhà đầu tư nước ngoài mua 30% sở hữu trong Hãng hàng không Pacific Airlines thì hãng này sẽ bị cấm không được nhập khẩu máy bay và phụ tùng máy bay. Như vậy, quy định này sẽ vô cùng bất lợi cho việc đầu tư của cả 2 bên nói trên.
Dự thảo Nghị định cũng đưa ra hạn chế khắt khe nhất đối với một doanh nghiệp cung cấp nhiều hơn một dịch vụ. Theo quy định, trong trường hợp hoạt động đầu tư gồm nhiều mục tiêu quy định tại các ngành, phân ngành dịch vụ khác nhau thì doanh nghiệp phải tuân thủ quy định đối với ngành, phân ngành dịch vụ có điều kiện hạn chế nhất. Hạn chế này có thể dẫn tới kết quả ngoài mong đợi, đó là khi nhà cung cấp dịch vụ cung cấp một loại dịch vụ bổ trợ (cho dịch vụ chính) sẽ không được cung cấp dịch vụ chính khi các quy định hạn chế được áp dụng cho các dịch vụ bổ trợ.
Dẫn một minh chứng cụ thể, ông Fred Burke, Trưởng nhóm sản xuất và phân phối đặt câu hỏi nếu một nhà xuất khẩu thành lập một công ty con tại Việt Nam để trực tiếp cung cấp (chứ không qua bên thứ 3) các dịch vụ như kế toán ghi sổ, tư vấn quản lý, marketing và dịch vụ logistics, các hạn chế liên quan sẽ áp dụng trong trường hợp này là gì, nếu có?
Dường như phương án thường được áp dụng trong nhiều trường hợp và bản thân các nhà soạn thảo nghĩ tới đó là các nhà đầu tư sẽ chọn cách chia nhỏ từng dịch vụ thành các doanh nghiệp tách biệt mỗi doanh nghiệp được thiết kế để tuân thủ các hạn chế áp dụng. Ví dụ, một hoạt động lưu kho bán buôn sẽ gồm một thực thể 100% sở hữu nước ngoài từ tháng 1/2009 (làm dịch vụ phân phối bán buôn) và một thực thể khác 100% vốn nước ngoài phải đợi tiếp 7 năm sau 2009 để làm dịch vụ lưu kho.
Tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại diện tổ chức quốc tế, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Kế hoạch - Đầu tư Phạm Mạnh Dũng cho biết việc lấy ý kiến đóng góp rộng rãi cho Nghị định sẽ góp phần để Việt Nam thực hiện cam kết WTO minh bạch hơn. Ông nhấn mạnh: “Nguyên tắc của Nghị định này là không làm tốt hơn môi trường đầu tư thì sẽ không làm xấu đi hiện tại. Nếu thấy kém ở điểm nào trong Nghị định chỉ là do vô ý hay bỏ sót trong quá trình soạn thảo”.