Vay được tiền, đâu đã hết lo!
Nếu không tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá, một dự án có thể mất trắng hàng trăm tỷ đồng
Nếu không tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá, một dự án có thể mất trắng hàng trăm tỷ đồng.
Thế nhưng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thờ ơ với dịch vụ này, mặc dù các ngân hàng đã sẵn sàng cung cấp sản phẩm và hành lang pháp lý đã có.
Trên thị trường Việt Nam, đã có trường hợp một dự án đầu tư bằng dây chuyển, thiết bị công nghệ của châu Âu nên chủ dự án đã vay USD sau đó đổi thành Euro để mua thiết bị.
Tại thời điểm tính chi phí vốn, giá USD khá cao so với Euro và chủ đầu tư đã không lường trước rủi ro tỷ giá có thể xảy ra. Một thời gian sau, giá USD giảm mạnh so với Euro, dự án bị âm một lượng tiền khá lớn và buộc phải vay thêm ngần đó để cộng vào chi phí vốn.
Hai rủi ro khi vay
Ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc ban Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng BIDV nói: “Đồng Euro được chuyển đổi từ 1/1/1999, tỷ giá lúc đầu khoảng 1 Euro ăn 1,18 USD. Khoảng cuối 2000, đầu 2001 tỷ giá Euro thấp nhất ở mức trên 0,8 USD, đến 09/2007 Euro khoảng 1,41 USD.
Có thể thấy mức độ biến động tỷ giá của một đồng tiền mạnh như Euro cũng ở mức rất cao. Vì vậy, sẽ có rủi ro lớn về tỷ giá đối với các dự án vay hay đầu tư bằng ngoại tệ mà không có dòng tiền thu được tương ứng bằng ngoại tệ đó”.
Bà Võ Diệu Thuý, Phòng Kinh doanh tiền tệ BIDV phân tích thêm: hầu hết những khoản đầu tư lớn đều phải vay thương mại ngoại tệ và thường xuyên đối mặt với rủi ro.
Rủi ro thứ nhất là tỷ giá. Bất cứ một dự án nào vay vốn bằng ngoại tệ sản xuất kinh doanh nhưng khi thu hồi vốn bằng một đồng tiền khác, lập tức xuất hiện rủi ro, thậm chí tới hàng chục tỷ đồng sau khi quy đổi.
Rủi ro thứ hai là lãi suất. Có hai loại lãi suất: thả nổi và cố định. Thông thường khi đi vay, doanh nghiệp muốn vay lãi suất cố định nhằm tối ưu hoá hạch toán chi phí vốn để dự án đạt hiệu quả cao nhưng ngân hàng lại chỉ mong muốn doanh nghiệp vay với lãi suất thả nổi do ngân hàng chỉ huy động được nguồn vốn với lãi suất thả nổi và ngắn hạn. Mặc dù ý muốn của doanh nghiệp là vậy, nhưng thực tế, lãi suất luôn biến động với bất kỳ một đồng tiền nào.
Lấy ví dụ với đồng USD: có thời điểm trên thị trường thế giới, USD ở ngưỡng 7,5%/năm nhưng có thời gian xuống “ầm ầm” tới 1%/năm và “ngóc lên” 5,25%/năm nhưng hiện tại đang là 4,5%/năm.
“Bà đỡ” cho người vay
Trên thực tế, từ rất lâu trên thị trường tiền tệ thế giới, đã xuất hiện khái niệm “dịch vụ phái sinh” với những sản phẩm như swaps, forward, future, option... Trong đó, hoán đổi lãi suất luôn dẫn đầu trong các nhóm dịch vụ phái sinh và là công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng như rủi ro tỷ giá rất hiệu quả.
Theo thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), số dư các hợp đồng giao dịch hoán đổi lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế tính đến tháng 12/2006 chiếm tới 70% tổng số hợp đồng giao dịch phái sinh, tương đương với 291,987 tỷ USD!
Tuy nhiên, thị trường hoán đổi lãi suất ở Việt Nam lại phát triển khá èo uột và chỉ thực hiện ở một số ngân hàng nước ngoài. Gần đây nhất, BIDV là ngân hàng nội địa đầu tiên đưa ra dịch vụ hoán đổi lãi suất với hai sản phẩm hoán đổi lãi suất “một đồng tiền” và hoán đổi lãi suất “hai đồng tiền” hay còn gọi là “hoán đổi tiền tệ chéo”. Hoán đổi lãi suất “một đồng tiền” chỉ giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong khi hoán đổi “tiền tệ chéo” giúp doanh nghiệp phòng ngừa cả rủi ro lãi suất lẫn tỷ giá.
Ngoài việc phòng ngừa, công cụ này còn giúp doanh nghiệp cân đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ - tài sản có và giảm bớt chi phí vốn trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị trường.
Có thể thấy rõ điều này qua ví dụ sau: doanh nghiệp A vay ngân hàng B một khoản 5 triệu Euro với lãi suất thả nổi (Euribor 6 tháng), kỳ hạn 5 năm. Nhưng do sản phẩm xuất khẩu của A sang Mỹ nên nguồn thu là USD. Việc đi vay Euro với lãi suất thả nổi và nguồn thu lại là USD, dẫn đến doanh nghiệp A đang đối mặt với rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất trong dài hạn.
Để phòng ngừa rủi ro này, nếu doanh nghiệp A thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo với một ngân hàng bất kỳ, chẳng hạn với BIDV thì kết quả sẽ như sau: doanh nghiệp A sẽ ký với BIDV hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo với kỳ hạn bằng kỳ hạn còn lại của hợp đồng vay Euro.
Theo đó, doanh nghiệp A được BIDV thanh toán định kỳ tiền lãi bằng lãi suất thả nổi Euro và chuyển tiền lãi bằng lãi suất cố định USD cho BIDV. Tiền gốc không hoán đổi đầu kỳ mà sẽ được hoán đổi cuối kỳ theo tỷ giá Euro/USD thoả thuận tại thời điểm hai bên “chốt” với nhau.
Như vậy, với hợp đồng này, doanh nghiệp A đã được phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất trong suốt thời hạn còn lại của hợp đồng vay và cơ cấu khoản vay Euro sang USD trong khi vẫn sử dụng Euro phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng hoá.
Giả định rằng, tỷ giá giao ngay Euro/USD thời gian tới tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp A vẫn được duy trì theo tính toán ban đầu do tỷ giá chuyển đổi đã được cố định tại thời điểm giao dịch.
Phái sinh cần… hợp lực!
Giải thích bản chất dịch vụ phái sinh giữa ngân hàng và doanh nghiệp, ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng “gói gọn”: “Ông trích cho tôi một khoản phí, gọi là phí rủi ro hối đoái vào tài khoản của tôi thì toàn bộ rủi ro của ông tôi chịu!”.
Rất đơn giản nhưng vì sao doanh nghiệp lại thờ ơ với công cụ bảo hiểm này? Sở dĩ như vậy là do lâu nay, khi giao dịch thương mại quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng USD và ít dùng ngoại tệ khác. Thói quen này được sự “hỗ trợ” từ chính sách “đồng tiền yếu” của Chính phủ nên các doanh nghiệp chẳng thấy... làm sao cả!
Mặt khác, trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ vừa yếu vừa thiếu nên doanh nghiệp càng ngày càng xa lạ với dịch vụ phái sinh.
Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt ngay cả những doanh nghiệp lớn của nhà nước cũng không có giám đốc ban tài chính và chỉ có kế toán trưởng. Hiển nhiên, với cơ chế làm việc, trình độ của một kế toán trưởng thì chỉ “loanh quanh” với tài sản Nợ - tài sản Có, hạch toán lỗ lãi… chứ làm sao có thể tư vấn tài chính hay đề xuất các giải pháp cơ cấu luồng tiền cũng như sử dụng các dịch vụ bảo hiểm đồng vốn?
Một nguyên nhân nữa, đó là dịch vụ phái sinh của các ngân hàng nội địa hiện hết sức èo uột. Sự khích lệ gần đây nhất đối với thị trường này chính là cuộc tiến công của BIDV vào dịch vụ hoán đổi lãi suất với doanh nghiệp trong nước và hoán đổi tiền tệ chéo với Standard Chartered Bank tại London cho cặp đồng tiền Euro/USD và sản phẩm “hợp đồng tương lai cà phê” với Công ty Natexis Commodity Markets (Singapore).
Trong xu thế bùng nổ đầu tư, nhập siêu lớn hơn xuất siêu, giao thương quốc tế mở rộng và không bó hẹp ở đồng USD, vay ngoại tệ sẽ còn tăng trưởng hơn và rủi ro là đương nhiên. Và để dịch vụ phái sinh đi vào cuộc sống, ông Nghĩa cho rằng: “Ngân hàng phải chủ động nói với doanh nghiệp rằng: năm vừa rồi đáng lẽ ông không mất ngần này tiền, nếu ông mua dịch vụ phái sinh của ngân hàng”.
Nhưng để thúc đẩy thị trường dịch vụ phái sinh, chỉ ngân hàng và doanh nghiệp thì vẫn chưa đủ. Điều đáng lưu tâm là ngoài việc ban hành văn bản pháp lý (Quyết định 02/NHNN ngày 29/12/2006) thì vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề này vẫn còn mờ nhạt. Số vụ việc rủi ro hối đoái tại Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng ngay một con số thống kê thì cơ quan điều hành tiền tệ vẫn chưa có.
Thế nhưng, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thờ ơ với dịch vụ này, mặc dù các ngân hàng đã sẵn sàng cung cấp sản phẩm và hành lang pháp lý đã có.
Trên thị trường Việt Nam, đã có trường hợp một dự án đầu tư bằng dây chuyển, thiết bị công nghệ của châu Âu nên chủ dự án đã vay USD sau đó đổi thành Euro để mua thiết bị.
Tại thời điểm tính chi phí vốn, giá USD khá cao so với Euro và chủ đầu tư đã không lường trước rủi ro tỷ giá có thể xảy ra. Một thời gian sau, giá USD giảm mạnh so với Euro, dự án bị âm một lượng tiền khá lớn và buộc phải vay thêm ngần đó để cộng vào chi phí vốn.
Hai rủi ro khi vay
Ông Nguyễn Mạnh, Giám đốc ban Nguồn vốn kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng BIDV nói: “Đồng Euro được chuyển đổi từ 1/1/1999, tỷ giá lúc đầu khoảng 1 Euro ăn 1,18 USD. Khoảng cuối 2000, đầu 2001 tỷ giá Euro thấp nhất ở mức trên 0,8 USD, đến 09/2007 Euro khoảng 1,41 USD.
Có thể thấy mức độ biến động tỷ giá của một đồng tiền mạnh như Euro cũng ở mức rất cao. Vì vậy, sẽ có rủi ro lớn về tỷ giá đối với các dự án vay hay đầu tư bằng ngoại tệ mà không có dòng tiền thu được tương ứng bằng ngoại tệ đó”.
Bà Võ Diệu Thuý, Phòng Kinh doanh tiền tệ BIDV phân tích thêm: hầu hết những khoản đầu tư lớn đều phải vay thương mại ngoại tệ và thường xuyên đối mặt với rủi ro.
Rủi ro thứ nhất là tỷ giá. Bất cứ một dự án nào vay vốn bằng ngoại tệ sản xuất kinh doanh nhưng khi thu hồi vốn bằng một đồng tiền khác, lập tức xuất hiện rủi ro, thậm chí tới hàng chục tỷ đồng sau khi quy đổi.
Rủi ro thứ hai là lãi suất. Có hai loại lãi suất: thả nổi và cố định. Thông thường khi đi vay, doanh nghiệp muốn vay lãi suất cố định nhằm tối ưu hoá hạch toán chi phí vốn để dự án đạt hiệu quả cao nhưng ngân hàng lại chỉ mong muốn doanh nghiệp vay với lãi suất thả nổi do ngân hàng chỉ huy động được nguồn vốn với lãi suất thả nổi và ngắn hạn. Mặc dù ý muốn của doanh nghiệp là vậy, nhưng thực tế, lãi suất luôn biến động với bất kỳ một đồng tiền nào.
Lấy ví dụ với đồng USD: có thời điểm trên thị trường thế giới, USD ở ngưỡng 7,5%/năm nhưng có thời gian xuống “ầm ầm” tới 1%/năm và “ngóc lên” 5,25%/năm nhưng hiện tại đang là 4,5%/năm.
“Bà đỡ” cho người vay
Trên thực tế, từ rất lâu trên thị trường tiền tệ thế giới, đã xuất hiện khái niệm “dịch vụ phái sinh” với những sản phẩm như swaps, forward, future, option... Trong đó, hoán đổi lãi suất luôn dẫn đầu trong các nhóm dịch vụ phái sinh và là công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất cũng như rủi ro tỷ giá rất hiệu quả.
Theo thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), số dư các hợp đồng giao dịch hoán đổi lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế tính đến tháng 12/2006 chiếm tới 70% tổng số hợp đồng giao dịch phái sinh, tương đương với 291,987 tỷ USD!
Tuy nhiên, thị trường hoán đổi lãi suất ở Việt Nam lại phát triển khá èo uột và chỉ thực hiện ở một số ngân hàng nước ngoài. Gần đây nhất, BIDV là ngân hàng nội địa đầu tiên đưa ra dịch vụ hoán đổi lãi suất với hai sản phẩm hoán đổi lãi suất “một đồng tiền” và hoán đổi lãi suất “hai đồng tiền” hay còn gọi là “hoán đổi tiền tệ chéo”. Hoán đổi lãi suất “một đồng tiền” chỉ giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro lãi suất trong khi hoán đổi “tiền tệ chéo” giúp doanh nghiệp phòng ngừa cả rủi ro lãi suất lẫn tỷ giá.
Ngoài việc phòng ngừa, công cụ này còn giúp doanh nghiệp cân đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ - tài sản có và giảm bớt chi phí vốn trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị trường.
Có thể thấy rõ điều này qua ví dụ sau: doanh nghiệp A vay ngân hàng B một khoản 5 triệu Euro với lãi suất thả nổi (Euribor 6 tháng), kỳ hạn 5 năm. Nhưng do sản phẩm xuất khẩu của A sang Mỹ nên nguồn thu là USD. Việc đi vay Euro với lãi suất thả nổi và nguồn thu lại là USD, dẫn đến doanh nghiệp A đang đối mặt với rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất trong dài hạn.
Để phòng ngừa rủi ro này, nếu doanh nghiệp A thực hiện giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo với một ngân hàng bất kỳ, chẳng hạn với BIDV thì kết quả sẽ như sau: doanh nghiệp A sẽ ký với BIDV hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo với kỳ hạn bằng kỳ hạn còn lại của hợp đồng vay Euro.
Theo đó, doanh nghiệp A được BIDV thanh toán định kỳ tiền lãi bằng lãi suất thả nổi Euro và chuyển tiền lãi bằng lãi suất cố định USD cho BIDV. Tiền gốc không hoán đổi đầu kỳ mà sẽ được hoán đổi cuối kỳ theo tỷ giá Euro/USD thoả thuận tại thời điểm hai bên “chốt” với nhau.
Như vậy, với hợp đồng này, doanh nghiệp A đã được phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất trong suốt thời hạn còn lại của hợp đồng vay và cơ cấu khoản vay Euro sang USD trong khi vẫn sử dụng Euro phục vụ nhu cầu nhập khẩu hàng hoá.
Giả định rằng, tỷ giá giao ngay Euro/USD thời gian tới tăng thì lợi nhuận của doanh nghiệp A vẫn được duy trì theo tính toán ban đầu do tỷ giá chuyển đổi đã được cố định tại thời điểm giao dịch.
Phái sinh cần… hợp lực!
Giải thích bản chất dịch vụ phái sinh giữa ngân hàng và doanh nghiệp, ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng “gói gọn”: “Ông trích cho tôi một khoản phí, gọi là phí rủi ro hối đoái vào tài khoản của tôi thì toàn bộ rủi ro của ông tôi chịu!”.
Rất đơn giản nhưng vì sao doanh nghiệp lại thờ ơ với công cụ bảo hiểm này? Sở dĩ như vậy là do lâu nay, khi giao dịch thương mại quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng USD và ít dùng ngoại tệ khác. Thói quen này được sự “hỗ trợ” từ chính sách “đồng tiền yếu” của Chính phủ nên các doanh nghiệp chẳng thấy... làm sao cả!
Mặt khác, trình độ kinh doanh quốc tế, cán bộ quản trị tài chính hiện đại của doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực vừa và nhỏ vừa yếu vừa thiếu nên doanh nghiệp càng ngày càng xa lạ với dịch vụ phái sinh.
Trên thực tế, phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt ngay cả những doanh nghiệp lớn của nhà nước cũng không có giám đốc ban tài chính và chỉ có kế toán trưởng. Hiển nhiên, với cơ chế làm việc, trình độ của một kế toán trưởng thì chỉ “loanh quanh” với tài sản Nợ - tài sản Có, hạch toán lỗ lãi… chứ làm sao có thể tư vấn tài chính hay đề xuất các giải pháp cơ cấu luồng tiền cũng như sử dụng các dịch vụ bảo hiểm đồng vốn?
Một nguyên nhân nữa, đó là dịch vụ phái sinh của các ngân hàng nội địa hiện hết sức èo uột. Sự khích lệ gần đây nhất đối với thị trường này chính là cuộc tiến công của BIDV vào dịch vụ hoán đổi lãi suất với doanh nghiệp trong nước và hoán đổi tiền tệ chéo với Standard Chartered Bank tại London cho cặp đồng tiền Euro/USD và sản phẩm “hợp đồng tương lai cà phê” với Công ty Natexis Commodity Markets (Singapore).
Trong xu thế bùng nổ đầu tư, nhập siêu lớn hơn xuất siêu, giao thương quốc tế mở rộng và không bó hẹp ở đồng USD, vay ngoại tệ sẽ còn tăng trưởng hơn và rủi ro là đương nhiên. Và để dịch vụ phái sinh đi vào cuộc sống, ông Nghĩa cho rằng: “Ngân hàng phải chủ động nói với doanh nghiệp rằng: năm vừa rồi đáng lẽ ông không mất ngần này tiền, nếu ông mua dịch vụ phái sinh của ngân hàng”.
Nhưng để thúc đẩy thị trường dịch vụ phái sinh, chỉ ngân hàng và doanh nghiệp thì vẫn chưa đủ. Điều đáng lưu tâm là ngoài việc ban hành văn bản pháp lý (Quyết định 02/NHNN ngày 29/12/2006) thì vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề này vẫn còn mờ nhạt. Số vụ việc rủi ro hối đoái tại Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng ngay một con số thống kê thì cơ quan điều hành tiền tệ vẫn chưa có.