Vay ngoại tệ tăng, lãi suất tăng
Nhu cầu vay ngoại tệ tăng lên, lãi suất nhanh chóng dâng cao. Ngoài chi phí vay đội lên, doanh nghiệp còn đối diện rủi ro tỷ giá
Nhu cầu vay ngoại tệ tăng lên, lãi suất cũng nhanh chóng dâng cao. Ngoài chi phí vay đội lên, doanh nghiệp còn đối diện với rủi ro tỷ giá.
Tháng 10, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bằng ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín dụng ước tăng 2,06% so với cuối tháng 9. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, theo dữ liệu cập nhật thường kỳ của cơ quan này, vượt qua mức tăng 1,91% trong tháng đầu tiên của năm.
Như vậy, sau những tháng đầu năm giảm mạnh, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tính chung từ đầu năm đã tăng trở lại, bắt đầu tạo những khác biệt lớn.
5 tháng đầu năm 2009, dư nợ cho vay ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín dụng giảm tới 9,55% so với cuối năm 2008; riêng trong các tháng 2 và 3 lần lượt giảm 2,69% và 2,24%. Lãi suất cho vay USD thời điểm đó phổ biến từ 3% - 7% tùy theo từng kỳ hạn.
Nguyên nhân dư nợ giảm được giải thích từ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm, do hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế. Mặt khác, Chính phủ bắt đầu triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, lãi suất vay VND sau hỗ trợ chỉ ở khoảng 6%/năm, hấp dẫn hơn so với vay bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD). Và vay ngoại tệ vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm mua ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, đẩy nhu cầu trên thị trường lên cao, cùng với hiện tượng găm giữ tại doanh nghiệp dẫn đến những thời điểm căng thẳng, trong khi vốn ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng ứ đọng.
Trước diễn biến trên, tháng 6, các ngân hàng thương mại cùng “bắt tay” giảm mạnh lãi suất huy động USD để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay (tối đa 3%/năm, dù thực hiện trên thực tế mỗi ngân hàng mỗi khác) để kích thích nhu cầu vay vốn. Sau điều chỉnh này, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã bắt đầu được cải thiện, tháng 7 tăng 1,2% và tính chung 7 tháng đầu năm chỉ còn giảm 2,32%; tháng 8 tiếp tục tăng 1,52% và đặc biệt trong tháng 10 có mức tăng mạnh 2,06%.
Nhu cầu vay ngoại tệ đã tăng mạnh trở lại. Có thể giải thích từ hoạt động nhập khẩu hồi phục dần theo chuyển biến của nền kinh tế, theo chu kỳ thường thấy vào những tháng cuối năm, hay việc mua ngoại tệ vẫn khó khăn và doanh nghiệp buộc phải vay để có nguồn thanh toán… Và thời điểm này, nhu cầu vay tăng lên, doanh nghiệp không còn được hưởng những mức lãi suất thấp trước đó, điển hình như thỏa thuận tối đa 3%/năm mà các ngân hàng lớn đưa ra.
Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 10, lãi suất cho vay USD tại các ngân hàng đã vượt trên 3,5%/năm, với các khoản vay trung và dài hạn đã lên tới 8%/năm, cao hơn nhiều so với vay VND được hỗ trợ lãi suất. Đây là kết quả của đợt tăng lãi suất huy động USD liên tiếp từ đầu tháng 10; hiện nhiều ngân hàng cổ phần đã đẩy lãi suất huy động lên 3,5% kỳ hạn 12 tháng, từ 3,6% - 4% các kỳ hạn từ 13 – 60 tháng.
Ngoài lãi suất vay vốn đã và đang tăng cao, doanh nghiệp vay USD cũng đang đứng trước rủi ro khi tỷ giá USD/VND tiếp tục có xu hướng tăng trong suốt thời gian qua. Sau khi vượt mốc 17.000 VND, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hiện đã lên tới 17.018 VND trong ngày 9/11; giá USD mua vào, bán ra của các ngân hàng thương mại cũng luôn duy trì trạng thái ngang nhau và kịch trần biên độ cho phép, ngày 9/11 đã lên mức 17.869 VND.
Tháng 10, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bằng ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín dụng ước tăng 2,06% so với cuối tháng 9. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ đầu năm, theo dữ liệu cập nhật thường kỳ của cơ quan này, vượt qua mức tăng 1,91% trong tháng đầu tiên của năm.
Như vậy, sau những tháng đầu năm giảm mạnh, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tính chung từ đầu năm đã tăng trở lại, bắt đầu tạo những khác biệt lớn.
5 tháng đầu năm 2009, dư nợ cho vay ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín dụng giảm tới 9,55% so với cuối năm 2008; riêng trong các tháng 2 và 3 lần lượt giảm 2,69% và 2,24%. Lãi suất cho vay USD thời điểm đó phổ biến từ 3% - 7% tùy theo từng kỳ hạn.
Nguyên nhân dư nợ giảm được giải thích từ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp giảm, do hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế. Mặt khác, Chính phủ bắt đầu triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất, lãi suất vay VND sau hỗ trợ chỉ ở khoảng 6%/năm, hấp dẫn hơn so với vay bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD). Và vay ngoại tệ vẫn luôn tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá.
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm mua ngoại tệ để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu, đẩy nhu cầu trên thị trường lên cao, cùng với hiện tượng găm giữ tại doanh nghiệp dẫn đến những thời điểm căng thẳng, trong khi vốn ngoại tệ tại hệ thống ngân hàng ứ đọng.
Trước diễn biến trên, tháng 6, các ngân hàng thương mại cùng “bắt tay” giảm mạnh lãi suất huy động USD để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay (tối đa 3%/năm, dù thực hiện trên thực tế mỗi ngân hàng mỗi khác) để kích thích nhu cầu vay vốn. Sau điều chỉnh này, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã bắt đầu được cải thiện, tháng 7 tăng 1,2% và tính chung 7 tháng đầu năm chỉ còn giảm 2,32%; tháng 8 tiếp tục tăng 1,52% và đặc biệt trong tháng 10 có mức tăng mạnh 2,06%.
Nhu cầu vay ngoại tệ đã tăng mạnh trở lại. Có thể giải thích từ hoạt động nhập khẩu hồi phục dần theo chuyển biến của nền kinh tế, theo chu kỳ thường thấy vào những tháng cuối năm, hay việc mua ngoại tệ vẫn khó khăn và doanh nghiệp buộc phải vay để có nguồn thanh toán… Và thời điểm này, nhu cầu vay tăng lên, doanh nghiệp không còn được hưởng những mức lãi suất thấp trước đó, điển hình như thỏa thuận tối đa 3%/năm mà các ngân hàng lớn đưa ra.
Theo tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 10, lãi suất cho vay USD tại các ngân hàng đã vượt trên 3,5%/năm, với các khoản vay trung và dài hạn đã lên tới 8%/năm, cao hơn nhiều so với vay VND được hỗ trợ lãi suất. Đây là kết quả của đợt tăng lãi suất huy động USD liên tiếp từ đầu tháng 10; hiện nhiều ngân hàng cổ phần đã đẩy lãi suất huy động lên 3,5% kỳ hạn 12 tháng, từ 3,6% - 4% các kỳ hạn từ 13 – 60 tháng.
Ngoài lãi suất vay vốn đã và đang tăng cao, doanh nghiệp vay USD cũng đang đứng trước rủi ro khi tỷ giá USD/VND tiếp tục có xu hướng tăng trong suốt thời gian qua. Sau khi vượt mốc 17.000 VND, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hiện đã lên tới 17.018 VND trong ngày 9/11; giá USD mua vào, bán ra của các ngân hàng thương mại cũng luôn duy trì trạng thái ngang nhau và kịch trần biên độ cho phép, ngày 9/11 đã lên mức 17.869 VND.