Vẻ thất thần của nhà đầu tư chứng khoán toàn cầu
Nhà đầu tư chứng khoán trên toàn cầu đang rơi vào trạng thái hoảng loạn khi thị trường liên tục giảm sâu
Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã làm thị trường vốn toàn cầu mất khoảng 2.500 tỷ USD trong tuần đầu tháng 8, mức giảm mạnh tương tự hồi tháng 11/2008. Nhà đầu tư trên hầu khắp các sàn chứng khoán thế giới rơi vào trạng thái hoảng loạn.
Chỉ số S&P 500 của Mỹ "bốc hơi" 1.370 tỷ USD tổng giá trị sau 9 phiên giao dịch. Ở châu Âu, chỉ số FTSE của Anh đã mất 261 tỷ USD, trong khi ở Đức chỉ số DAX bị đánh cắp 120,5 tỷ USD, và 13,6 tỷ Euro đã biến mất khỏi chỉ số CAC của thị trường Pháp.
Sự lao dốc không phanh của các thị trường chứng khoán toàn cầu đang gây ra những đồn đoán về khả năng lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, cho dù đó có phải là sự thật hay không thì nhà đầu tư chứng khoán đang là những người bị thiệt hại nặng nhất.
Các hãng tin quốc tế đã "tranh thủ" diễn biến vài ngày qua ghi lại những nét mặt hoảng sợ của nhà đầu tư từ châu Âu, châu Á tới Mỹ, cho thấy một bức tranh thiếu sắc đang thực sự phủ lấp lên khắp các sàn chứng khoán thế giới.
Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hoảng hốt trước cảnh thị trường đảo chiều lao dốc trong phiên 10/8. Phiên liền trước, thị trường đã hồi phục khá mạnh sau cam kết kìm lãi suất siêu thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. (Ảnh: Reuters).
Một nhà đầu tư nữ người Đức chống chếnh trước cảnh chỉ số chứng khoán DAX rớt điểm trong phiên 8/8. (Ảnh: Newscom).
Một nhà đầu tư khác ở Frankfurt (Đức) đang ngao ngán theo dõi biến động chứng khoán trên màn hình máy tính. (Ảnh: Newscom).
Một nhà giao dịch nữ cũng ở Frankfurt (Đức) hoảng hốt ôm mặt khi chứng khoán ngày 8/8 giảm quá sâu. (Ảnh: Reuters).
Một nhà giao dịch chứng khoán người Tây Ban Nha đang vừa tháo cà vạt vừa theo dõi màn hình máy tính hôm 8/8. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Madrid sụt giảm. (Ảnh: AP).
Một nhà giao dịch cổ phiếu người Israel trong văn phòng làm việc của anh ở Tel Aviv hôm 8/8. Phiên liền trước, chỉ số chứng khoán chính của Israel đã trượt khoảng 7% và Tel Aviv buộc phải tạm ngưng giao dịch. (Ảnh: Getty).
Một nhà đầu tư Pakistan bất an trước cảnh chứng khoán nước này giảm sâu hôm 5/8. Pakistan cũng là thị trường đầu tiên chịu tác động từ việc Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm cao nhất của Mỹ. Sàn chứng khoán nước này đã giảm 6% trong phiên giao dịch 7/8. (Ảnh: Reuters).
Người đàn ông trong ảnh đang ngước nhìn bảng giao dịch điện tử sàn chứng khoán Karachi, Pakistan hôm 5/8. Trong phiên này, chỉ số chứng khoán chính của Pakistan trượt 3,78% do nhà đầu tư nước ngoài bán tháo lượng cổ phiếu trong tay họ ra thị trường. (Ảnh: Reuters).
Một nhà đầu tư chứng khoán Mỹ cúi đầu suy nghĩ trên sàn giao dịch New York hôm 4/8. Trong phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã trượt hơn 500 điểm. (Ảnh: Getty).
Chỉ số S&P 500 của Mỹ "bốc hơi" 1.370 tỷ USD tổng giá trị sau 9 phiên giao dịch. Ở châu Âu, chỉ số FTSE của Anh đã mất 261 tỷ USD, trong khi ở Đức chỉ số DAX bị đánh cắp 120,5 tỷ USD, và 13,6 tỷ Euro đã biến mất khỏi chỉ số CAC của thị trường Pháp.
Sự lao dốc không phanh của các thị trường chứng khoán toàn cầu đang gây ra những đồn đoán về khả năng lặp lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, cho dù đó có phải là sự thật hay không thì nhà đầu tư chứng khoán đang là những người bị thiệt hại nặng nhất.
Các hãng tin quốc tế đã "tranh thủ" diễn biến vài ngày qua ghi lại những nét mặt hoảng sợ của nhà đầu tư từ châu Âu, châu Á tới Mỹ, cho thấy một bức tranh thiếu sắc đang thực sự phủ lấp lên khắp các sàn chứng khoán thế giới.
Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ hoảng hốt trước cảnh thị trường đảo chiều lao dốc trong phiên 10/8. Phiên liền trước, thị trường đã hồi phục khá mạnh sau cam kết kìm lãi suất siêu thấp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. (Ảnh: Reuters).
Một nhà đầu tư nữ người Đức chống chếnh trước cảnh chỉ số chứng khoán DAX rớt điểm trong phiên 8/8. (Ảnh: Newscom).
Một nhà đầu tư khác ở Frankfurt (Đức) đang ngao ngán theo dõi biến động chứng khoán trên màn hình máy tính. (Ảnh: Newscom).
Một nhà giao dịch nữ cũng ở Frankfurt (Đức) hoảng hốt ôm mặt khi chứng khoán ngày 8/8 giảm quá sâu. (Ảnh: Reuters).
Ánh mắt thất thần của một nhà đầu tư Mỹ trong phiên giao dịch ngày 8/8. Việc Standard & Poor's cuối tuần trước hạ bậc tín nhiệm cao nhất của Mỹ đã khiến thị trường này tụt dốc không phanh. (Ảnh: New York Times).
Một nhà giao dịch chứng khoán người Tây Ban Nha đang vừa tháo cà vạt vừa theo dõi màn hình máy tính hôm 8/8. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Madrid sụt giảm. (Ảnh: AP).
Một nhà giao dịch cổ phiếu người Israel trong văn phòng làm việc của anh ở Tel Aviv hôm 8/8. Phiên liền trước, chỉ số chứng khoán chính của Israel đã trượt khoảng 7% và Tel Aviv buộc phải tạm ngưng giao dịch. (Ảnh: Getty).
Một nhà đầu tư Pakistan bất an trước cảnh chứng khoán nước này giảm sâu hôm 5/8. Pakistan cũng là thị trường đầu tiên chịu tác động từ việc Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm cao nhất của Mỹ. Sàn chứng khoán nước này đã giảm 6% trong phiên giao dịch 7/8. (Ảnh: Reuters).
Người đàn ông trong ảnh đang ngước nhìn bảng giao dịch điện tử sàn chứng khoán Karachi, Pakistan hôm 5/8. Trong phiên này, chỉ số chứng khoán chính của Pakistan trượt 3,78% do nhà đầu tư nước ngoài bán tháo lượng cổ phiếu trong tay họ ra thị trường. (Ảnh: Reuters).
Một nhà đầu tư chứng khoán Mỹ cúi đầu suy nghĩ trên sàn giao dịch New York hôm 4/8. Trong phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã trượt hơn 500 điểm. (Ảnh: Getty).