VFM chỉ là thất tín?
Những người điều hành VFM không những đã thất tín với thị trường mà từ góc độ pháp lý, vụ việc có thể còn đi xa hơn thế
Thiếu thông tin quan trọng trong bản cáo bạch và công bố thông tin về mua chứng chỉ VF1 để rồi sau đó không thực hiện, những người điều hành VFM không những đã thất tín với thị trường mà từ góc độ pháp lý, vụ việc có thể còn đi xa hơn thế...
>>Ban điều hành VFM không mua VFM1 như công bố
Còn nhớ thông tin về hợp đồng bảo lãnh chắc chắn trong đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng hồi tháng 5/2007 đã khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ VF1 tin tưởng về sự “rút kinh nghiệm” của những người điều hành VFM từ đợt tăng vốn trước đó.
Thế nhưng, đến ngày 2/5/2007, VFM bất ngờ công bố điều chỉnh giá phát hành từ 33.164 đồng/đơn vị quỹ xuống còn 23.700 đồng/đơn vị quỹ, với lý do được đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng là hợp đồng bảo lãnh có nội dung miễn trừ “trong những điều kiện thị trường quá xấu thì việc bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực”, mặc dù công chúng đầu tư không thể tìm thấy thông tin này trong bản cáo bạch của VFM.
Để trấn an thị trường trước cú sốc này, ngay khi công bố điều chỉnh giá khiến cho giá VF1 trên thị trường bị giảm mạnh, VFM đã công bố với thị trường thông qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM danh sách năm thành viên ban điều hành VFM đăng ký mua vào 150.000 đơn vị quỹ.
Tuy nhiên, trước sự phản ứng dữ dội từ các nhà đầu tư, sự điều chỉnh giá chứng chỉ VF1 đã không thể diễn ra. Cuối tuần trước, VFM báo cáo kết quả giao dịch chứng chỉ VF1 trên cơ sở thông tin công bố hồi tháng 5/2007. Theo đó, họ đã không mua một đơn vị quỹ nào với lý do “để tránh ảnh hưởng không tốt đến Công ty do thị trường đang ở thời điểm nhạy cảm”.
Theo quy định tại Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 08/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, thông tin không đầy đủ trong bản cáo bạch của VFM về nội dung miễn trừ quan trọng trong hợp đồng bảo lãnh phát hành có thể đã vi phạm điểm 1.6 hướng dẫn Khoản 2 Điều 13 của Nghị định 36 “cố ý tạo ra những tài liệu không đúng về Giấy đăng ký niêm yết, bản cáo bạch, điều lệ, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết, hợp đồng tư vấn (nếu có) và các tài liệu liên quan khác.
Những tài liệu này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định cấp phép niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và sự đánh giá, quyết định đầu tư của nhà đầu tư”.
Đồng thời, việc thiếu thông tin trong bản cáo bạch và việc những người điều hành VFM không thực hiện mua chứng chỉ VF1 như đã công bố với thị trường có thể đã vi phạm điểm 1.9. hướng dẫn Khoản 1 Điều 26 của Nghị định 36 về hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong giao dịch chứng khoán trên thị trường:
“a) Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt động tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ chứng khoán”; và “b) Trực tiếp tham gia vào việc công bố những thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ các thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường”;
Thị trường chứng khoán là thị trường của lòng tin. Vì vậy uy tín là một thứ tài sản mang tính sống còn đối với người hành nghề chứng khoán. Đối với những người giao dịch với công chúng đầu tư, thất tín chẳng khác gì mất giấy phép hành nghề do công chúng đầu tư công nhận.
Cho đến nay, công chúng đầu tư vẫn đang chờ đợi sự điều tra và phán xét từ phía cơ quan quản lý. Thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý cũng xuất phát từ chính niềm tin của công chúng đầu tư. Nhưng dù cơ quan quản lý có phán xét vụ việc thế nào, thì chắc kết quả đó cũng không thể so sánh với cái giá phải trả của VFM cho sự thất tín với công chúng đầu tư trên thị trường của lòng tin này.
>>Ban điều hành VFM không mua VFM1 như công bố
Còn nhớ thông tin về hợp đồng bảo lãnh chắc chắn trong đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng hồi tháng 5/2007 đã khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ VF1 tin tưởng về sự “rút kinh nghiệm” của những người điều hành VFM từ đợt tăng vốn trước đó.
Thế nhưng, đến ngày 2/5/2007, VFM bất ngờ công bố điều chỉnh giá phát hành từ 33.164 đồng/đơn vị quỹ xuống còn 23.700 đồng/đơn vị quỹ, với lý do được đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng là hợp đồng bảo lãnh có nội dung miễn trừ “trong những điều kiện thị trường quá xấu thì việc bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực”, mặc dù công chúng đầu tư không thể tìm thấy thông tin này trong bản cáo bạch của VFM.
Để trấn an thị trường trước cú sốc này, ngay khi công bố điều chỉnh giá khiến cho giá VF1 trên thị trường bị giảm mạnh, VFM đã công bố với thị trường thông qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM danh sách năm thành viên ban điều hành VFM đăng ký mua vào 150.000 đơn vị quỹ.
Tuy nhiên, trước sự phản ứng dữ dội từ các nhà đầu tư, sự điều chỉnh giá chứng chỉ VF1 đã không thể diễn ra. Cuối tuần trước, VFM báo cáo kết quả giao dịch chứng chỉ VF1 trên cơ sở thông tin công bố hồi tháng 5/2007. Theo đó, họ đã không mua một đơn vị quỹ nào với lý do “để tránh ảnh hưởng không tốt đến Công ty do thị trường đang ở thời điểm nhạy cảm”.
Theo quy định tại Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày 08/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, thông tin không đầy đủ trong bản cáo bạch của VFM về nội dung miễn trừ quan trọng trong hợp đồng bảo lãnh phát hành có thể đã vi phạm điểm 1.6 hướng dẫn Khoản 2 Điều 13 của Nghị định 36 “cố ý tạo ra những tài liệu không đúng về Giấy đăng ký niêm yết, bản cáo bạch, điều lệ, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết, hợp đồng tư vấn (nếu có) và các tài liệu liên quan khác.
Những tài liệu này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyết định cấp phép niêm yết của Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và sự đánh giá, quyết định đầu tư của nhà đầu tư”.
Đồng thời, việc thiếu thông tin trong bản cáo bạch và việc những người điều hành VFM không thực hiện mua chứng chỉ VF1 như đã công bố với thị trường có thể đã vi phạm điểm 1.9. hướng dẫn Khoản 1 Điều 26 của Nghị định 36 về hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong giao dịch chứng khoán trên thị trường:
“a) Trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào các hoạt động tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót các thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động phát hành, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ chứng khoán”; và “b) Trực tiếp tham gia vào việc công bố những thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán hoặc không công bố kịp thời, đầy đủ các thông tin về các sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường”;
Thị trường chứng khoán là thị trường của lòng tin. Vì vậy uy tín là một thứ tài sản mang tính sống còn đối với người hành nghề chứng khoán. Đối với những người giao dịch với công chúng đầu tư, thất tín chẳng khác gì mất giấy phép hành nghề do công chúng đầu tư công nhận.
Cho đến nay, công chúng đầu tư vẫn đang chờ đợi sự điều tra và phán xét từ phía cơ quan quản lý. Thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý cũng xuất phát từ chính niềm tin của công chúng đầu tư. Nhưng dù cơ quan quản lý có phán xét vụ việc thế nào, thì chắc kết quả đó cũng không thể so sánh với cái giá phải trả của VFM cho sự thất tín với công chúng đầu tư trên thị trường của lòng tin này.