Vì sao Airbus quyết liệt tiến quân vào đất Mỹ?
Hãng sản xuất máy bay Airbus của châu Âu sẽ xây dựng nhà máy đầu tiên của họ tại thành phố Mobile, bang Alabama, Mỹ
Hãng sản xuất máy bay Airbus của châu Âu sẽ xây dựng nhà máy đầu tiên của họ tại Mỹ, nhằm mục đích cạnh tranh tốt hơn với đối thủ nặng ký Boeing trong bối cảnh ngành công nghiệp hàng không dân dụng thế giới đang ngày một đấu đầu gay gắt.
Theo hãng tin AP, nhà máy sản xuất đầu tiên tại Mỹ ở Airbus sẽ tọa lạc tại thành phố Mobile, bang Alabama với giá trị đầu tư hàng trăm triệu USD. Nhà máy này dự kiến được khởi động vào năm 2015 và sẽ tuyển dụng 1.000 nhân công khi đi vào hoạt động đủ công suất trong năm 2017.
Airbus hy vọng việc xây dựng nhà máy này sẽ giúp hãng hạ thấp chi phí và cải thiện cơ hội giành được các thương vụ với quân đội Mỹ. Năm ngoái, Boeing đã vượt qua công ty "mẹ" của Airbus là Tập đoàn Hàng không Vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS), giành được hợp đồng cung cấp máy bay cho Không lực Mỹ.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Airbus, ông Fabrice Bregier, cho biết, hãng cần hiện diện một cách xác thực tại Mỹ "dưới ngọn cờ Airbus".
Theo kế hoạch, nhà máy được đầu tư khoảng 600 triệu USD này sẽ là nơi sản xuất loại máy bay chở khách A320, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của dòng máy bay thương mại 737 từ Boeing. A320 và Boeing 737 đều thuộc dòng máy bay chở khách cỡ nhỏ với 150 chỗ, phục vụ cho các đường bay ngắn hoặc trung bình.
Giới truyền thông nhận định rằng việc Airbus "tấn công" mạnh mẽ vào thị trường Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều hãng hàng không nước này, vốn có nhiều máy bay cỡ lớn đang bị “lão hóa”, vì dòng máy bay A320 của Airbus "sản xuất tại Mỹ" sẽ có sức cạnh tranh lớn với máy bay 737 của Boeing.
Các lãnh đạo Airbus nhận thấy, Bắc Mỹ là thị trường đơn lẻ lớn nhất cho dòng máy bay này. Boeing 737 đang chiếm lợi thế so với Airbus A320 tại Bắc Mỹ, chẳng hạn hai hãng hàng không Southwest và Alaska hiện chỉ dùng 737. Dòng A320 cũng đã xuất hiện trong đội bay của một số hãng như US Airways, Frontier Airlines.
Theo AP, việc mở nhà máy tại Mỹ của Airbus sẽ giúp hãng hoàn thiện chiến lược mở rộng sản xuất ra bên ngoài cứ địa châu Âu. Hiện Airbus đã có các nhà máy lắp ráp ở Toulouse (Pháp), Hamburg (Đức) và Thiên Tân (Trung Quốc).
Chi phí lao động tại Alabama có thể thấp hơn những nơi khác, song theo ông Bregier thì việc tiết kiệm chi phí không phải là mục tiêu chính. Ông cho biết, "môi trường cạnh tranh" mới là điều mà hãng hướng tới.
Việc xây dựng nhà máy tại Mỹ sẽ giúp Airbus cắt giảm được phần chênh lệch trong tỷ giá ngoại hối. Hầu hết các máy bay A320 hiện được sản xuất tại châu Âu, nên các chi phí được tính bằng Euro, nhưng khi bán lại tính bằng USD. Sự bất cập đó sẽ được giảm bớt nếu Airbus chi phí bằng USD để đóng mới các phi cơ loại này.
Thêm vào đó, việc mở nhà máy ngay ở Mỹ cũng giúp cho Airbus sẽ tìm kiếm được sự trợ lực về chính trị. Giám đốc kinh doanh của Airbus, John Leahy, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, xây dựng được một dây chuyền lắp ráp chứng tỏ bạn đã có được một sự trợ lực tốt về chính trị.
Điều đó cũng có nghĩa là Airbus sẽ có được sự đối xử ngang hàng với Boeing, một khi hãng sản xuất máy bay châu Âu có nhà máy ở Mỹ hay đúng hơn là trở thành một nhà sản xuất tại Mỹ.
Năm 2005, EADS đã đấu thầu xây dựng một dây chuyền lắp ráp máy bay A330 trị giá 600 triệu USD như là một phần trong hợp đồng trị giá 35 tỷ USD sản xuất các máy bay tiếp nhiên liệu của lực lượng Không quân Mỹ. Song hợp đồng này cuối cùng lại về tay Boeing hồi năm 2011.
Theo chuyên gia phân tích Joseph Campbell, Airbus và EADS có thể sẽ tiến xa nếu họ có được sự hiện diện vững chắc hơn ở Mỹ. Và một nhà máy tuyển dụng người Mỹ vào làm việc để sản xuất máy bay thương mại sẽ giúp ích nhiều cho Airbus trong việc thực hiện được mục tiêu đó.
Campbell hạ thấp ý tưởng về việc sản xuất A320 tại Mỹ sẽ giúp Airbus bán được hàng nhiều hơn cho các hãng hàng không Mỹ. "Các hãng hàng không Mỹ không quan tâm tới việc những chiếc máy bay này đến từ Alabama hay Toulouse", Campbell nói.
Alabama là tiểu bang có tỷ lệ thất nghiệp thuộc hàng cao, 7,4%. Vì thế việc Airbus mở nhà máy tại đây được xem là một tin tốt lành. Hôm qua, khi Airbus công bố kế hoạch phát triển trên tại trung tâm hội nghị ở thành phố Mobile, 2.000 người đã tới tham dự, nhiều người trong số đó đã vẫy cờ Mỹ chào mừng.
Theo hãng tin AP, nhà máy sản xuất đầu tiên tại Mỹ ở Airbus sẽ tọa lạc tại thành phố Mobile, bang Alabama với giá trị đầu tư hàng trăm triệu USD. Nhà máy này dự kiến được khởi động vào năm 2015 và sẽ tuyển dụng 1.000 nhân công khi đi vào hoạt động đủ công suất trong năm 2017.
Airbus hy vọng việc xây dựng nhà máy này sẽ giúp hãng hạ thấp chi phí và cải thiện cơ hội giành được các thương vụ với quân đội Mỹ. Năm ngoái, Boeing đã vượt qua công ty "mẹ" của Airbus là Tập đoàn Hàng không Vũ trụ quốc phòng châu Âu (EADS), giành được hợp đồng cung cấp máy bay cho Không lực Mỹ.
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Airbus, ông Fabrice Bregier, cho biết, hãng cần hiện diện một cách xác thực tại Mỹ "dưới ngọn cờ Airbus".
Theo kế hoạch, nhà máy được đầu tư khoảng 600 triệu USD này sẽ là nơi sản xuất loại máy bay chở khách A320, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của dòng máy bay thương mại 737 từ Boeing. A320 và Boeing 737 đều thuộc dòng máy bay chở khách cỡ nhỏ với 150 chỗ, phục vụ cho các đường bay ngắn hoặc trung bình.
Giới truyền thông nhận định rằng việc Airbus "tấn công" mạnh mẽ vào thị trường Mỹ sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều hãng hàng không nước này, vốn có nhiều máy bay cỡ lớn đang bị “lão hóa”, vì dòng máy bay A320 của Airbus "sản xuất tại Mỹ" sẽ có sức cạnh tranh lớn với máy bay 737 của Boeing.
Các lãnh đạo Airbus nhận thấy, Bắc Mỹ là thị trường đơn lẻ lớn nhất cho dòng máy bay này. Boeing 737 đang chiếm lợi thế so với Airbus A320 tại Bắc Mỹ, chẳng hạn hai hãng hàng không Southwest và Alaska hiện chỉ dùng 737. Dòng A320 cũng đã xuất hiện trong đội bay của một số hãng như US Airways, Frontier Airlines.
Theo AP, việc mở nhà máy tại Mỹ của Airbus sẽ giúp hãng hoàn thiện chiến lược mở rộng sản xuất ra bên ngoài cứ địa châu Âu. Hiện Airbus đã có các nhà máy lắp ráp ở Toulouse (Pháp), Hamburg (Đức) và Thiên Tân (Trung Quốc).
Chi phí lao động tại Alabama có thể thấp hơn những nơi khác, song theo ông Bregier thì việc tiết kiệm chi phí không phải là mục tiêu chính. Ông cho biết, "môi trường cạnh tranh" mới là điều mà hãng hướng tới.
Việc xây dựng nhà máy tại Mỹ sẽ giúp Airbus cắt giảm được phần chênh lệch trong tỷ giá ngoại hối. Hầu hết các máy bay A320 hiện được sản xuất tại châu Âu, nên các chi phí được tính bằng Euro, nhưng khi bán lại tính bằng USD. Sự bất cập đó sẽ được giảm bớt nếu Airbus chi phí bằng USD để đóng mới các phi cơ loại này.
Thêm vào đó, việc mở nhà máy ngay ở Mỹ cũng giúp cho Airbus sẽ tìm kiếm được sự trợ lực về chính trị. Giám đốc kinh doanh của Airbus, John Leahy, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, xây dựng được một dây chuyền lắp ráp chứng tỏ bạn đã có được một sự trợ lực tốt về chính trị.
Điều đó cũng có nghĩa là Airbus sẽ có được sự đối xử ngang hàng với Boeing, một khi hãng sản xuất máy bay châu Âu có nhà máy ở Mỹ hay đúng hơn là trở thành một nhà sản xuất tại Mỹ.
Năm 2005, EADS đã đấu thầu xây dựng một dây chuyền lắp ráp máy bay A330 trị giá 600 triệu USD như là một phần trong hợp đồng trị giá 35 tỷ USD sản xuất các máy bay tiếp nhiên liệu của lực lượng Không quân Mỹ. Song hợp đồng này cuối cùng lại về tay Boeing hồi năm 2011.
Theo chuyên gia phân tích Joseph Campbell, Airbus và EADS có thể sẽ tiến xa nếu họ có được sự hiện diện vững chắc hơn ở Mỹ. Và một nhà máy tuyển dụng người Mỹ vào làm việc để sản xuất máy bay thương mại sẽ giúp ích nhiều cho Airbus trong việc thực hiện được mục tiêu đó.
Campbell hạ thấp ý tưởng về việc sản xuất A320 tại Mỹ sẽ giúp Airbus bán được hàng nhiều hơn cho các hãng hàng không Mỹ. "Các hãng hàng không Mỹ không quan tâm tới việc những chiếc máy bay này đến từ Alabama hay Toulouse", Campbell nói.
Alabama là tiểu bang có tỷ lệ thất nghiệp thuộc hàng cao, 7,4%. Vì thế việc Airbus mở nhà máy tại đây được xem là một tin tốt lành. Hôm qua, khi Airbus công bố kế hoạch phát triển trên tại trung tâm hội nghị ở thành phố Mobile, 2.000 người đã tới tham dự, nhiều người trong số đó đã vẫy cờ Mỹ chào mừng.