Vì sao chứng khoán diễn biến bất thường?
Trong năm 2006 và quý 1/2007, thị trường tăng trưởng mạnh, nhưng từ tháng 4/2007 đến nay thì trồi sụt liên tục
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang diễn biến hết sức bất thường.
Trong năm 2006 và quý 1/2007, thị trường tăng trưởng mạnh, nhưng từ tháng 4/2007 đến nay thì trồi sụt liên tục.
Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 200% từ đầu năm 2006 đến cuối tháng 3/2007. Nếu như chỉ số VN-Index tháng 11/2006 đạt 660 điểm, thì lên tới đỉnh cao là ngày 12/3/2007 đạt 1.170 điểm, đến cuối tháng 3/2007 vẫn đạt trên 1.100 điểm. Đây là khoảng thời gian VN-Index cao nhất trong gần 7 năm hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Song từ đầu tháng 4/2007, VN-Index bắt đầu giảm mạnh. Thời điểm giảm xuống đáy là ngày 24/4/2007: giảm xuống còn 904 điểm. Sau những diễn biến bất thường, VN-Index xoay quanh mức 1.000 điểm. Trong tháng 7/2007 liên tục nhiều phiên giảm xuống dưới 1.000 điểm.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cuối tháng 12/2006 còn dừng ở mức 242,89 điểm, thời điểm đỉnh cao là ngày 9/3/2007 đã tăng lên trên 450 điểm, tăng gấp gần 2 lần chỉ trong có 3 tháng, nhưng đến ngày 2/7/2007 giảm còn 256,3 điểm. Trong tháng 7/2007, có một số ngày chỉ số HASTC-Index lên tới mức 300 điểm, sau đó chủ yếu là ở mức dưới 300 điểm.
Cũng từ đầu tháng 4/2007 đến nay, thị trường OTC hết sức trầm lắng, giá cổ phiếu giảm mạnh, giao dịch gần như đóng băng. Giá cổ phiếu bình quân trên thị trường OTC giảm tới 40%. Thậm chí giá cổ phiếu một số ngân hàng thương mại cổ phần giảm tới 50%. Mặc dù từ trung tuần tháng 7/2007 thị trường OTC có dấu hiệu được giao dịch trở lại, nhưng giá vẫn ở mức thấp.
Vậy tại sao trong 7 tháng đầu năm 2007, thị trường chứng khoán lại biến động phức tạp như trên? Theo chúng tôi thì thị trường bị tác động bởi nhiều yếu tố sau đây.
Về cơ chế chính sách
Dự thảo thuế thu nhập từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán lên tới 25%, đã tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư.
Chỉ thị 03 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong tháng 6/2007 quy định các ngân hàng thương mại cho vay đầu tư chứng khoán không được vượt quá 3% tổng dư nợ và phải đảm bảo tỷ lệ này vào thời điểm 31/12/2007, đã tác động lớn đến giá cả chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Về thực thi chính sách của các cơ quan chức năng
Trong những tháng đầu năm 2007, thực hiện Luật Chứng khoán, các công ty niêm yết, các công ty đại chúng khi phát hành cổ phiếu tăng vốn phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; riêng đối với các ngân hàng thương mại phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản kế hoạch tăng vốn...
Những thủ tục rườm rà đó và quá trình xử lý kéo dài, có trường hợp phải đợi tới 3 tháng, làm chậm trễ kế hoạch tăng vốn và phát hành cổ phiếu của các công ty đã tác động lớn đến cả thị trường tập trung và thị trường OTC.
Về thông tin
Những nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), của các tập đoàn lớn và có uy tín trên thế giới như HSBC và Merrill Lynch về thị trường chứng khoán Việt Nam, hay của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), ... cùng dự báo, khuyến cáo, cung cấp cho khách hàng của họ, công bố trong quý 2/2007 và đầu tháng 7/2007 đã tác động tiêu cực đến thị trường ở những thời điểm đó.
Các báo cáo đó cho rằng chỉ số P/E của các công ty cổ phần Việt Nam quá cao, giá cổ phiếu quá đắt. Việc các công ty tiếp tục phát hành cổ phiếu mới tăng vốn làm cho giá trị cổ phiếu bị loãng ra và ngày càng trở nên đắt hơn...
Riêng báo cáo của HSBC sau đó đã phải cải chính thông tin, còn báo cáo của Merrill Lynch đã gây ra những tranh luận khác nhau... Những thông tin đó đã tác động lớn đến tâm lý các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân của Việt Nam.
Về cung chứng khoán
Từ đầu năm 2007 đến nay hơn 40 doanh nghiệp, với tổng số gần 451 triệu cổ phiếu được đưa ra đấu giá. Khối lượng cung chứng khoán tăng quá lớn đó, cộng với hàng loạt doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, đã tạo cung chứng khoán tăng đột biến trong khi cầu có khả năng thanh toán thì lại giảm, bởi vì nguồn vốn từ vay tín dụng ngân hàng như đã đề cập không những bị chặn lại mà còn bị thu về.
Trong số các công ty đại chúng phát hành cổ phiếu tăng vốn phải kể đến hàng loạt ngân hàng thương mại. Lớn nhất là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), với mã chứng khoán STB, đã tăng vốn từ 2.080 tỷ lên 4.400 tỷ đồng. Tiếp theo, Ngân hàng Á Châu (ACB) tăng từ 1.100 tỷ đồng lên 2.530 tỷ đồng... Bên cạnh đó là hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán cổ phần phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.
Việc tăng số lượng cổ phiếu và trái phiếu đó cần một khối lượng tiền rất lớn để “tiêu hoá”. Thêm vào đó, hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, như: Vietcombank, Incombank, BIDV, MHB, Sabeco..., có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 tác động lớn cung trên thị trường, tạo tâm lý chờ đợi và lo ngại tác động làm cho giá cổ phiếu thị trường giảm.
Về cơ cấu các nhà đầu tư trên thị trường
Các nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ khoảng 25 - 30% số lượng cổ phiếu của toàn thị trường, còn lại là của các nhà đầu tư có tổ chức, như: quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm... Trong khi đó ở các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 10%.
Do có quá đông nhà đầu tư cá nhân, trong đó rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường, với kinh nghiệm và kiến thức đầu tư chứng khoán còn hạn chế. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đầu tư theo phong trào, nên tâm lý chạy theo thông tin là khó tránh khỏi...
Trong năm 2006 và quý 1/2007, thị trường tăng trưởng mạnh, nhưng từ tháng 4/2007 đến nay thì trồi sụt liên tục.
Chỉ số VN-Index đã tăng hơn 200% từ đầu năm 2006 đến cuối tháng 3/2007. Nếu như chỉ số VN-Index tháng 11/2006 đạt 660 điểm, thì lên tới đỉnh cao là ngày 12/3/2007 đạt 1.170 điểm, đến cuối tháng 3/2007 vẫn đạt trên 1.100 điểm. Đây là khoảng thời gian VN-Index cao nhất trong gần 7 năm hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.
Song từ đầu tháng 4/2007, VN-Index bắt đầu giảm mạnh. Thời điểm giảm xuống đáy là ngày 24/4/2007: giảm xuống còn 904 điểm. Sau những diễn biến bất thường, VN-Index xoay quanh mức 1.000 điểm. Trong tháng 7/2007 liên tục nhiều phiên giảm xuống dưới 1.000 điểm.
Tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cuối tháng 12/2006 còn dừng ở mức 242,89 điểm, thời điểm đỉnh cao là ngày 9/3/2007 đã tăng lên trên 450 điểm, tăng gấp gần 2 lần chỉ trong có 3 tháng, nhưng đến ngày 2/7/2007 giảm còn 256,3 điểm. Trong tháng 7/2007, có một số ngày chỉ số HASTC-Index lên tới mức 300 điểm, sau đó chủ yếu là ở mức dưới 300 điểm.
Cũng từ đầu tháng 4/2007 đến nay, thị trường OTC hết sức trầm lắng, giá cổ phiếu giảm mạnh, giao dịch gần như đóng băng. Giá cổ phiếu bình quân trên thị trường OTC giảm tới 40%. Thậm chí giá cổ phiếu một số ngân hàng thương mại cổ phần giảm tới 50%. Mặc dù từ trung tuần tháng 7/2007 thị trường OTC có dấu hiệu được giao dịch trở lại, nhưng giá vẫn ở mức thấp.
Vậy tại sao trong 7 tháng đầu năm 2007, thị trường chứng khoán lại biến động phức tạp như trên? Theo chúng tôi thì thị trường bị tác động bởi nhiều yếu tố sau đây.
Về cơ chế chính sách
Dự thảo thuế thu nhập từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán lên tới 25%, đã tác động lớn đến tâm lý nhà đầu tư.
Chỉ thị 03 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong tháng 6/2007 quy định các ngân hàng thương mại cho vay đầu tư chứng khoán không được vượt quá 3% tổng dư nợ và phải đảm bảo tỷ lệ này vào thời điểm 31/12/2007, đã tác động lớn đến giá cả chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Về thực thi chính sách của các cơ quan chức năng
Trong những tháng đầu năm 2007, thực hiện Luật Chứng khoán, các công ty niêm yết, các công ty đại chúng khi phát hành cổ phiếu tăng vốn phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận bằng văn bản; riêng đối với các ngân hàng thương mại phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản kế hoạch tăng vốn...
Những thủ tục rườm rà đó và quá trình xử lý kéo dài, có trường hợp phải đợi tới 3 tháng, làm chậm trễ kế hoạch tăng vốn và phát hành cổ phiếu của các công ty đã tác động lớn đến cả thị trường tập trung và thị trường OTC.
Về thông tin
Những nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), của các tập đoàn lớn và có uy tín trên thế giới như HSBC và Merrill Lynch về thị trường chứng khoán Việt Nam, hay của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), ... cùng dự báo, khuyến cáo, cung cấp cho khách hàng của họ, công bố trong quý 2/2007 và đầu tháng 7/2007 đã tác động tiêu cực đến thị trường ở những thời điểm đó.
Các báo cáo đó cho rằng chỉ số P/E của các công ty cổ phần Việt Nam quá cao, giá cổ phiếu quá đắt. Việc các công ty tiếp tục phát hành cổ phiếu mới tăng vốn làm cho giá trị cổ phiếu bị loãng ra và ngày càng trở nên đắt hơn...
Riêng báo cáo của HSBC sau đó đã phải cải chính thông tin, còn báo cáo của Merrill Lynch đã gây ra những tranh luận khác nhau... Những thông tin đó đã tác động lớn đến tâm lý các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân của Việt Nam.
Về cung chứng khoán
Từ đầu năm 2007 đến nay hơn 40 doanh nghiệp, với tổng số gần 451 triệu cổ phiếu được đưa ra đấu giá. Khối lượng cung chứng khoán tăng quá lớn đó, cộng với hàng loạt doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, đã tạo cung chứng khoán tăng đột biến trong khi cầu có khả năng thanh toán thì lại giảm, bởi vì nguồn vốn từ vay tín dụng ngân hàng như đã đề cập không những bị chặn lại mà còn bị thu về.
Trong số các công ty đại chúng phát hành cổ phiếu tăng vốn phải kể đến hàng loạt ngân hàng thương mại. Lớn nhất là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), với mã chứng khoán STB, đã tăng vốn từ 2.080 tỷ lên 4.400 tỷ đồng. Tiếp theo, Ngân hàng Á Châu (ACB) tăng từ 1.100 tỷ đồng lên 2.530 tỷ đồng... Bên cạnh đó là hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán cổ phần phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.
Việc tăng số lượng cổ phiếu và trái phiếu đó cần một khối lượng tiền rất lớn để “tiêu hoá”. Thêm vào đó, hàng loạt các doanh nghiệp có quy mô lớn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, như: Vietcombank, Incombank, BIDV, MHB, Sabeco..., có kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 tác động lớn cung trên thị trường, tạo tâm lý chờ đợi và lo ngại tác động làm cho giá cổ phiếu thị trường giảm.
Về cơ cấu các nhà đầu tư trên thị trường
Các nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ khoảng 25 - 30% số lượng cổ phiếu của toàn thị trường, còn lại là của các nhà đầu tư có tổ chức, như: quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm... Trong khi đó ở các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 10%.
Do có quá đông nhà đầu tư cá nhân, trong đó rất nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường, với kinh nghiệm và kiến thức đầu tư chứng khoán còn hạn chế. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đầu tư theo phong trào, nên tâm lý chạy theo thông tin là khó tránh khỏi...